Sảnh Hoa

LỄ VU LAN RẰM THÁNG 7 VÀ “DỐC MA”

16-08-2021 13:49:28(GMT+08:00)
Chia sẻ:

Các bạn thính giả và cư dân mạng thân mến, Sảnh Hoa hoan nghênh quý vị và các bạn đến xum họp bên Hộp thư thính giả đầu tuần  trên sóng và trên mạng CRI, xin chúc quý vị và các bạn bình an, mong tình hình dịch COVID-19 nhanh chóng hạ sốt, thuyên giảm, để mọi người trở lại với cuộc sống và làm ăn bình thường. Tình hình dịch bệnh ở Trung Quốc tuy tái xuất hiện lác đác ở một số tỉnh thành, phần lớn là truyền từ hải ngoài vào rồi lây lan. Nhưng Trung Quốc dập dịch rất mạnh tay, mọi người thi hành lệnh giãn cách rất tự giác và triệt để, vậy nên tình hình lây lan năm trong tầm kiểm soát, có chút ảnh hưởng nhưng không nghiêm trọng.

LỄ VU LAN RẰM THÁNG 7 VÀ “DỐC MA”_fororder_src=http___img1.027art.cn_img_2020_05_31_1590871152459355&refer=http___img1.027art

Kể từ ngày lập thu, tiết trời Bắc Kinh tuy vẫn còn nóng, vẫn phải mặc áo ngắn tay, nhưng nhiều cơn mưa đã gột rửa cho thành phố trở nên sạch sẽ, và không còn cái oi nhiệt nóng bức như những ngày hẻ ngột ngạt nữa.

Trướt mắt đang là tháng 7 Nông lịch, đây là tháng có hai ngày lễ cổ truyền tương đối quan trọng của Trung Quốc, đó là Lễ Thất Tịch mồng 7 tháng 7, được quan niệm là Ngày Tình Yêu cổ truyền của Trung Quốc, hoan nghênh quý vị truy cập Hộp thư Ngọc Ánh trên Facebook để tìm hiểu cái tích của ngày lễ lãng mạn này. Ngoài ra, rằm tháng 7 Nông lịch, tức vào Chủ nhật tuần này là một ngày đặc biệt có nhiều tên gọi cho những ngày lễ dân gian. Nhân dịp này, trong chương trình hôm nay, Sảnh Hoa xin giới thiệu đôi nét về rằm tháng 7 theo yêu cầu của bạn C-M:

Trong dân gian Trung Quốc, rằm tháng 7 âm lịch là ngày “Lễ Trung nguyên” truyền thống, tại các khu vực miền nam Trung Quốc, gọi đây là “Ngày lễ ma quỷ” , mọi người đem đồ cúng đến mồ mả người thân quá cố để dâng hương hoặc đốt vàng mã, để tưởng nhớ người thân quá cố.

LỄ VU LAN RẰM THÁNG 7 VÀ “DỐC MA”_fororder_src=http___pic.51yuansu.com_backgd_cover_00_48_15_5c0510f5f3d7f!_fw_780_quality_90_unsharp_true_compress_true&refer=http___pic.51yuansu

Trong Phật giáo, rằm tháng 7 gọi là Lễ Vu Lan, Trung Quốc gọi là盂兰盆, theo phiên âm từ tiếng Phạn gọi là Ullam-bana. Ullam có nghĩa là treo ngược, được hình dung là tình hình rất nguy khốn, bana có nghĩa là chiếc chậu đựng đồ cúng. Phật giáo cho rằng, dâng đồ cúng như vậy có thể giải cứu cho cha mẹ và người thân bị treo ngược bị lâm nguy. Cho nên tóm lại盂兰盆 có nghĩa là “giải cứu bị treo ngược.” Ngoài ra, làm như vậy được mọi người cho rằng có thể báo hiếu báo ơn cho cha mẹ, để cha mẹ đắc thọ hoặc để cha mẹ thoát khỏi biển khổ đau, để cha mẹ được vui vẻ. Cho nên còn gọi đây là Ngày Vu Lan Báo Hiếu.

Vu Lan Báo Hiếu là thể hiện nếp sống tốt đẹp của người học Phật. Vu Lan không phải là một ngày lễ hội thông thường trên bình diện tín ngưỡng mà đó là một thông điệp nhắc nhở mọi người biết tri ân và báo ân đối với cha mẹ.

Từ Bắc Kinh xa xôi, Sảnh Hoa xin kính chúc tất cả các cha các mẹ vui khoẻ, bình an và hạnh phúc.

Mời các bạn theo dõi tiếp Hộp thư thính giả đầu tuần phát trên sóng Đài phát thanh Quốc tế Trung Quốc do Sảnh Hoa thực hiện.

Bạn T-H đặt câu hỏi: Trung Quốc có một nơi gọi là dốc Ma, nghe nói khi người ta đạp xe nơi cuối dốc, mộc lúc sau xe lại chuyển dịch đến đầu dốc, không biết hiện tượng này được giải thích bằng khoa học như thế nào?

Vâng, vậy bây giờ Sảnh Hoa xin giải đáp, hoan nghênh các bạn khác có cảm hứng cùng nghe.

LỄ VU LAN RẰM THÁNG 7 VÀ “DỐC MA”_fororder_src=http___pic3.40017.cn_poi_2015_12_11_10_wA1ryA_640x320_00&refer=http___pic3.40017

Thưa các bạn, ở Trung Quốc quả là có dốc Ma, dốc này không những chỉ xuất hiện ở một nơi, mà là khá nhiều nơi. Theo thống kê, các tỉnh thành như: thành phố Thẩm Dương tỉnh Liêu Ninh, thành phố Tế Nam tỉnh Sơn Đông, thành phố Trung Sơn tỉnh Quảng Đông, thành phố Tây An tỉnh Thiểm Tây, Hạ Môn tỉnh Phúc Kiến, Thiên Sơn Tân Cương, Hàng Châu tỉnh Chiết Giang có dốc Ma, mà người Trung Quốc gọi là dốc Quái. Được biết các nước Mỹ, Hàn Quốc và U-ru-guay cũng đã phát hiện có dốc Ma. Trong số dốc ma tại Trung Quốc, thì dốc ma ở thành phố Thẩm dương là nổi tiếng nhất. Tại ngoại ô cách thành phố Thẩm Dương tỉnh Liêu Ninh 30 Km có một dốc Ma, điều kỳ lạ là ở chỗ, khi xe lên dốc bon bon dễ dàng, thậm chí xe có thể trượt từ dưới dốc lên đỉnh dốc, nhưng khi xuống dốc lại rất khó khăn, phải khắc phục ma lực mạnh mới có thể xuống dốc được.

Dốc này dài 80 mét, rộng 15 mét, tây cao đông thấp, thực ra “Dốc ma” này đã được phát hiện vào tháng 4 năm 1990. Lúc ấy có hai cảnh sát giao thông lái xe díp xuốc dốc, khi hãm phanh liền cảm thấy xe như chạy ngược lên dốc, hai cảnh sát này cảm thấy rất lạ liền cho xe chạy thử mấy lần đều ra kết quả như vậy, họ rất kinh ngạc và mang theo nỗi thắc mắc nghi ngờ lái xe về.

LỄ VU LAN RẰM THÁNG 7 VÀ “DỐC MA”_fororder_src=http___img1.qunarzz.com_travel_d1_1807_1f_39c5d8e4605b3cb5_r_720x480x95_925f5406&refer=http___img1.qunarzz

Sau khi phát hiện “dốc ma”, rất nhiều chuyên gia học giả đã mang theo công cụ máy móc đến hiện trường để tiến hành trắc đo nghiên cứu. Hiện nay, có ba cách giải thích về hiện tượng “Dốc ma” nói trên. Một là, tác dụng của từ trường. Có người cho rằng, hiện tượng “dốc ma”, tức xe xuống dốc khó khăn lên dốc dễ dàng là do từ trường của phạm vi dốc gây nên, vì sức từ trường rất mạnh cho nên có đủ sức để thu hút xe và người lên dốc một cách dễ ràng. Thế nhưng cho đến nay vẫn chưa trắc nghiệm ra từ trường hoặc sức hút của “dốc ma”. Hai là do sê dịch trọng lực gây nên. Theo lý thuyết của lực học bao đời nay thì trong thiên nhiên bao giờ cũng là “nước từ trên cao chảy xuống”, xuất hiện hiện tượng khác thường như vậy rất có thể là vì một hoặc nhiều điểm trên trọng lực trường phân bố khác thường gây nên, thế nhưng nếu vì nguyên nhân này thì hiện tượng này phải phân bố trên phạm vi cả khu vực chứ không chỉ giới hạn ở phạm một đoạn dốc; ba là, do sự sai lệch của thị giác con người tạo nên cảm giác như vậy. Bởi vì địa hình địa mạo của “Dốc ma” đặc biệt, vật tham chiếu của thị giác khác nhau gây cho mọi người có cảm giác chênh lệch nhau. Do vậy mới xuất hiện hiện tượng khác thường của thị giác là “Nước chảy ngược lên cao, xe trượt ngược lên dốc” . Tuy vậy cho đến thời điểm này vẫn chưa có một kết luận thật chính xác duy nhất cho hiện tượng “dốc ma” nói trên. Ngày nay, hiện trường “Dốc ma” ở ngoại ô Thẩm dương tỉnh Liêu Ninh đã trở thành khu phong cảnh thu hút nhiều khách du lịch đến thăm quan và nghiên cứu. Mong không bao lâu nữa, các nhà khoa học sẽ có kết luận chính xác cho dốc Ma kỳ lạ này sau khi trải qua quan trắc và nghiên cứu.

Các bạn thân mến, trăm nghe không bằng mắt thấy, mong sao tình hình dịch bệnh chóng qua đi, để mọi người có thể qua lại bình thường, và đến lúc đó hoan nghênh các bạn tranh thủ lên chương trình đến thăm quan “Dốc Ma” Thẩm dương cũng như những dốc ma khác của Trung Quốc để chứng kiến hiện tượng thú vị và kỳ lạ này.

 

 

Biên tập viên:Sảnh Hoa
Lựa chọn phương thức đăng nhập