Đại hội thể thao Ô-lim-pích Tô-ky-ô năm 2020 đã bế mạc. Các vận động viên Trung Quốc đã nhiều lần lập kỷ lục lịch sử trên đấu trường Ô-lim-pích, khiến quốc ca Trung Quốc được vang lên 38 lần tại Tô-ky-ô. Trong nhiều trường hợp, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình từng nhiều lần nhấn mạnh, “đẩy nhanh xây dựng cường quốc thể thao, phải phát huy tinh thần thể thao Trung Quốc”. Vậy cái gì là tinh thần thể thao Trung Quốc? Trong chương trình Kể chuyện Tập Cận Bình hôm nay, Sảnh Hoa xin mời các bạn cùng nghe giải thích của Chủ tịch Tập Cận Bình.
Năm 2013, khi tiếp đại biểu đơn vị và cá nhân tiên tiến thể thao Trung Quốc, Chủ tịch Tập Cận Bình nhấn mạnh, “Tinh thần thể thao Trung Quốc với nội dung chính ‘giành vinh quang cho Tổ quốc, vô tư trước hiểm nguy, khoa học và cầu thực, tuân thủ kỷ luật và pháp luật, đoàn kết và hợp tác, phấn đấu ngoan cường’ do đông đảo nhân viên công tác thể thao tổng kết trong thực tiễn lâu dài là rất quý báu, phải kế thừa sáng tạo, phát huy rộng rãi”.
“‘Giành vinh quang cho Tổ quốc, vô tư trước hiểm nguy, khoa học và cầu thực, tuân thủ kỷ luật và pháp luật, đoàn kết và hợp tác, phấn đấu ngoan cường’”, đây là bộ hận cấu thành quan trọng của tinh thần thể thao Trung Quốc.
Kể từ Đại hội lần thứ 18 của Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch Tập Cận Bình coi trọng cao phát triển sự nghiệp thể thao, nhiều lần nhấn mạnh phải phát huy tinh thần thể thao Trung Quốc, phát huy phong trào đạo đức thể thao, thúc đẩy phát triển đồng bộ thể thao quần chúng, thể thao cạnh tranh, ngành nghề thể thao, đẩy nhanh xây dựng cường quốc thể thao.
Tháng 2 năm 2014, khi tiếp Đoàn thể thao Trung Quốc tham dự Ô-lim-pích mùa đông lần thứ 22 tại Sô-chi, Nga, Chủ tịch Tập Cận Bình nói, “Chúng ta thường nói tự tin về con đường, tự tin về lý luận, tự tin về chế độ, đối với thể thao mà nói, đây là tinh thần tự tin”. Niềm tin đến từ đâu? “Niềm tin đến từ báo đáp tổ quốc, giành vinh quang cho tổ quốc”.
Tại Ô-lim-pích Tô-ky-ô năm 2020, trong chung kết nội dung 10 mét súng trường hơi nữ, vận động viên Trung Quốc Dương Sảnh đã chiến thắng, giành huy chương vàng đầu tiên tại Ô-lim-pích Tô-ky-ô. Từ vòng loại đến phát bắn cuối cùng quyết định thắng thua trong trận chung kết, bất kể là giành điểm trước hay bị dẫn trước, cô gái thế hệ sinh sau năm 2000 đều luôn toát lên nét rạng rỡ, kiên định, cầm chắc súng trên tay.
Tô Bỉnh Thiêm, vận động viên cầm quốc kỳ Trung Quốc tại Lễ bế mạc đã trở thành người Trung Quốc đầu tiên lọt vào chung kết 100 mét nam Ô-lim-pích với thành tích 9 giây 83.
Vận động viên Toàn Hồng Thiền năm nay 14 tuổi, đây là lần đầu tiên ra nước ngoài thi đấu, lần đầu tiên tham gia ở giải đấu thế giới. Trong số 5 động tác có 3 động tác được 10 điểm, lập kỷ lục trong nội dung nhảy cầu tại Đại hội thể thao Ô-lim-pích, vận động viên giành huy chương vàng tại Ô-lim-pích trẻ nhất trong Đoàn Thể thaoTrung Quốc đã lập kỷ lục lịch sử.
Đây chính là sự thể hiện sinh động của tinh thần thể thao Trung Quốc.
Chưa đến 200 ngày nữa sẽ đến ngày Ô-lim-pích mùa đông Bắc Kinh năm 2022 khai mạc. Ngày 1/2/2019, khi khảo sát nơi tổ chức Ô-lim-pích và Pa-ra-lim-pích mùa đông Bắc Kinh, Chủ tịch Tập Cận Bình nhấn mạnh: “Phát triển sự nghiệp thể thao không chỉ là nội dung quan trọng của việc thực hiện giấc mơ Trung Quốc, còn cung cấp sức mạnh tinh thần lớn mạnh hội tụ cho sự phục hưng vĩ đại của dân tộc Trung Hoa”.
Nhân vô tinh thần trắc bất lập, quốc vô tinh thần trắc bất cường. Tinh thần là một linh hồn sinh tồn lâu dài của một dân tộc, tinh thần cần phải đạt được cao độ nhất định, thì dân tộc mới có thể đứng vững và tiến lên trong dòng nước lịch sử.