Mẫn Linh

Những phẩm chất riêng của Đảng Cộng sản Trung Quốc là điều mà các chính đảng khác ước ao cũng không có được

29-06-2021 14:56:15(GMT+08:00)
Chia sẻ:

Những phẩm chất riêng của Đảng Cộng sản Trung Quốc là điều mà các chính đảng khác ước ao cũng không có được_fororder_2

Trung Quốc và Việt Nam đều là nhà nước do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Đối với Đảng Cộng sản, chúng ta đều có sự nhận thức của mình. Tuy nhiên, các nước phương Tây nhìn nhận Đảng Cộng sản, nhìn nhận Đảng Cộng sản Trung Quốc như thế nào? Ông Mác-tin Giắc-cơ,nghiên cứu viên cấp cao Đại học Cam-brít-giơ của Anh từng có bài viết cho biết, “Đảng Cộng sản Trung Quốc khác với bất cứ chính đảng nào khác trên thế giới”, “phương Tây cực kỳ thất bại trong việc tìm hiểu Đảng Cộng sản Trung Quốc”, “không thể hiểu Đảng Cộng sản Trung Quốc bằng chủ nghĩa Mác truyền thống”. Vâng, tìm hiểu Đảng Cộng sản Trung Quốc, chúng ta cần bắt tay từ “những phẩm chất riêng”.

Trung Quốc có bề dày lịch sử lâu đời hơn 5.000 năm, đã tạo nên nền văn minh cổ đại xán lạn, huy hoàng. Tổng Bí thư Tập Cận Bình nêu rõ: “Người Cộng sản Trung Quốc luôn là người kế thừa và tôn vinh trung thành văn hóa truyền thống xuất sắc Trung Quốc, từ Khổng Tử đến Tôn Trung Sơn, chúng ta đều chú ý hấp thu các chất dinh dưỡng tích cực từ trong đó”. Đảng Cộng sản Trung Quốc là chính đảng theo đuổi chủ nghĩa Mác, đồng thời cũng bám rễ vào văn hóa Trung Quốc. Đây là phẩm chất riêng quan trọng nhất của Đảng Cộng sản Trung Quốc, cũng là “phẩm chất” mà các chính đảng phương Tây khác ước ao cũng không thể có được.

Phẩm chất thứ nhất, thực sự cầu thị. “Thực sự cầu thị” xuất hiện sớm nhất trong cuốn “Hán Thư”, Ban Cố đánh giá thái độ thu thập và chỉnh lý sách cổ của Lưu Đức bằng “tu học hảo cổ, thực sự cầu thị”. Các nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc không những kế thừa tư tưởng thực sự cầu thị của cổ nhân, mà còn kết hợp thực tế phát triển của Trung Quốc không ngừng sáng tạo và phát triển. Đảng Cộng sản Trung Quốc luôn kiên trì nghiên cứu thực tế hiện thực và lịch sử của Trung Quốc bằng lập trường, quan điểm và phương pháp chủ nghĩa Mác, từng bước hình thành lý luận, đường lối, phương châm và chính sách phù hợp tình hình trong nước Trung Quốc, hình thành Trung Quốc hóa chủ nghĩa Mác: Tư tưởng Mao Trạch Đông, Lý luận Đặng Tiểu Bình, Tư tưởng quan trọng “Ba đại diện”, Phát triển quan khoa học và Tư tưởng Tập Cận Bình về chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc, giành được thắng lợi vĩ đại trong thời cách mạng, xây dựng và cải cách, chào đón sự phát triển vượt bậc vĩ đại từ đứng lên, giàu lên đến mạnh lên. 100 năm qua, Đảng Cộng sản Trung Quốc sở dĩ không ngừng giành thắng lợi, mấu chốt là kiên trì đường lối phù hợp tình hình trong nước Trung Quốc, thực sự cầu thị là tinh hoa.

Phẩm chất thứ hai, lập trường nhân dân. Chủ nghĩa Mác theo đuổi giải phóng, sự phát triển và hạnh phúc của nhân dân. Các quan điểm giá trị trong văn hóa truyền thống Trung Hoa gồm “dân là gốc của đất nước”, “dân quý vua nhẹ”, “lo trước cái lo của thiên hạ” cũng đặt nhân dân lên vị trí cao nhất. Lập trường nhân dân là lập trường giá trị căn bản của văn hóa Trung Quốc, của Đảng Cộng sản Trung Quốc, là tiêu chí rõ rệt của chính đảng chủ nghĩa Mác khác với các chính đảng khác. Đồng chí Đặng Tiểu Bình coi “nhân dân ủng hộ hay không, nhân dân tán thành hay không, nhân dân vui mừng hay không, nhân dân đồng ý hay không” là tiêu chuẩn căn bản đánh giá thành công và thất bại của mọi công tác. Tổng Bí thư Tập Cận Bình cũng dứt khoát nêu rõ: “Sự ao ước của nhân dân đối với cuộc sống tốt đẹp là mục tiêu phấn đấu của chúng ta”. Sau khi tiến hành cải cách mở cửa, mức sống của nhân dân Trung Quốc được nâng cao nhanh chóng, việc bảo đảm và thực hiện quyền lợi của công dân nhận được sự coi trọng cao chưa từng thấy, cuộc chiến công kiên thoát nghèo giành tiến triển mang tính quyết định, cảm giác được hưởng lợi của nhân dân được tăng cường rõ rệt.

Phẩm chất thứ ba, tầm nhìn thế giới. Mác và Ăng-ghen nói: “Tình trạng khép kín ban đầu của các dân tộc được tiêu diệt càng triệt để bởi phương thức sản xuất, giao lưu ngày càng hoàn thiện và sự phân công giữa các dân tộc khác nhau được hình thành tự nhiên do giao lưu thì lịch sử cũng càng là lịch sử của thế giới”. Từ các nhà lãnh đạo như Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai xử lý quan hệ quốc tế dựa trên nguyên tắc cơ bản chung sống hòa bình đến đồng chí Đặng Tiểu Bình chủ trương giải quyết hòa bình tranh chấp, rồi đề xuất các quan điểm như tính đa dạng văn minh “hòa nhi bất đồng”, xây dựng thế giới hài hòa..., Trung Quốc luôn kiên trì đi con đường phát triển hòa bình. Sự tự tin và tự giác này có một mặt rất quan trọng là bắt nguồn từ bề dày sâu đậm của nền văn minh Trung Hoa. Dân tộc Trung Hoa từ xưa đến nay đều là dân tộc yêu chuộng hòa bình, không chấp thuận lô-gíc “nước mạnh tất xưng bá” dựa trên “luật rừng”. Trong dòng máu của dân tộc Trung Hoa không có gien xâm lược người khác, xưng bá thế giới. Các quan điểm “dĩ hòa vi quý”, “thiên hạ thái bình” được truyền từ đời này sang đời khác.

 “Cộng đồng cùng chung vận mệnh của nhân loại”, quan điểm về quan hệ quốc tế do Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc với hạt nhân là đồng chí Tập Cận Bình đề xuất đã áp dụng trí tuệ cổ xưa. Sáng kiến này được ghi vào văn kiện liên quan của Liên Hợp Quốc nói lên sáng kiến này đã chuyển hóa thành ngọn cờ đạo nghĩa của nhân loại.

Tư tưởng triết học, tinh thần nhân văn, tư tưởng giáo dục cảm hóa, quan điểm giá trị, quy phạm đạo đức...trong nền văn hóa cổ truyền Trung Quốc chứa đựng gợi ý quan trọng cho giải quyết các vấn đề nan giải đặt ra cho nhân loại đương đại. Đảng Cộng sản Trung Quốc kiên trì áp dụng biện pháp chủ nghĩa Mác, tích cực khai thác điểm giao thoa giữa phương pháp xử thế tích cực, quan điểm quản lý trong văn hóa truyền thống Trung Hoa với thời đại ngày nay, nỗ lực đóng góp trí tuệ Trung Quốc cho hoàn thiện quản trị toàn cầu. Những phẩm chất riêng này là tiêu chí khác với các chính đảng khác của Đảng Cộng sản Trung Quốc, cũng là bí quyết giúp Đảng Cộng sản Trung Quốc không ngừng đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.

Biên tập viên:Mẫn Linh
Lựa chọn phương thức đăng nhập