Duy Hoa

“Nhân quyền” mà Mỹ và phương Tây nói rút cuộc lại là “bá quyền”

24-06-2021 14:28:48(GMT+08:00)
Chia sẻ:

Nhiều cư dân mạng Trung Quốc nói đùa rằng nước Mỹ là “nước đẹp”; trong tiếng Việt, nước Mỹ cũng có nghĩa “đất nước tươi đẹp”. Đây dường như là kỳ vọng tốt đẹp của nhân dân hai nước Trung Quốc và Việt Nam đối với nước Mỹ, vì “Tuyên ngôn Độc lập” của Mỹ nêu rõ tư tưởng “tự do, bình đẳng” của giai cấp tư sản, được Các Mác tôn vinh là “tuyên ngôn nhân quyền thứ nhất” trong các nước châu Âu và Mỹ.

Tuy nhiên, trên thực tế, Mỹ không có vị thế “ngọn hải đăng nhân quyền” trên toàn cầu như bản thân tự phong, trong lịch sử của Mỹ đầy rẫy những vấn đề về nhân quyền.

“Nhân quyền” mà Mỹ và phương Tây nói rút cuộc lại là “bá quyền”_fororder_美所谓人权是霸权1

Trong lịch sử, Mỹ thông qua “Phong trào Tây tiến” thảm sát thổ dân châu Mỹ. Dân số thổ dân châu Mỹ ở Mỹ từ 5 triệu của cuối thế kỷ 15 sụt giảm xuống còn 250 nghìn vào đầu thế kỷ 20, mức giảm lên tới 95%. Năm 1879, Mỹ mở trường nội trú đầu tiên dành cho trẻ em thổ dân châu Mỹ; năm 1925, hơn 60 nghìn trẻ em thổ dân châu Mỹ buộc phải xa rời người thân, bị cưỡng ép đến trường nội trú. Giáo sư sử học trường Đại học Ha-oai từng chỉ rõ, Mỹ diệt chủng thổ dân châu Mỹ là thảm họa diệt chủng có quy mô lớn nhất trong lịch sử. Nhưng, cho đến nay, Chính phủ Mỹ không bao giờ thừa nhận tội ác diệt chủng thổ dân châu Mỹ.

Có lẽ có người sẽ nói, đây là chuyện cách đây hàng trăm năm rồi, sao vẫn đề cập những việc cũ rích này?

Vậy thì, không kể chuyện xa xưa nữa, kể chuyện cách đây ít lâu.

“Nhân quyền” mà Mỹ và phương Tây nói rút cuộc lại là “bá quyền”_fororder_美所谓人权是霸权2

5 năm qua, toàn bộ 50 bang và Thủ đô Oa-xinh-tơn của Mỹ đều có báo cáo vụ án cưỡng bức lao động và mua bán người, mỗi năm có hơn 100 nghìn người từ nước ngoài bị bán sang Mỹ và bị cưỡng bức lao động, trong đó có một nửa trong số đó bị bán vào “công xưởng bóc lột công nhân tàn tệ” hoặc bị nô dịch trong các hộ gia đình. Về các quyền và lợi ích của lao động trẻ em, Mỹ là quốc gia duy nhất trên thế giới chưa phê chuẩn “Công ước Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em”. Theo thống kê của một số hiệp hội ngành nghề của Mỹ, ở Mỹ có khoảng 500 nghìn lao động trẻ em tham gia lao động nông nghiệp. Từ năm 2003 đến năm 2016, ở Mỹ có 237 lao động trẻ em chết trong sự cố nông nghiệp, con số này tăng gấp 4 lần so với các ngành khác. Từ năm 2001 đến nay, Mỹ còn mượn cớ dân chủ và nhân quyền, triển khai cái gọi là hành động chống khủng bố ở hơn 80 nước trên toàn cầu, dẫn đến hơn 800 nghìn người thiệt mạng trong chiến tranh và bạo lực, trong đó có khoảng 335 nghìn thường dân, và dẫn đến hàng chục triệu người vô gia cư. Cho đến nay, ở nhiều nước như Áp-ga-ni-xtan, I-rắc, Xy-ri, v.v. vẫn có khoảng 21 triệu người vô gia cư hoặc sống trong điều kiện cực kỳ tồi tệ... Đây mới là tội ác không bút mực nào tả xiết.

“Nhân quyền” mà Mỹ và phương Tây nói rút cuộc lại là “bá quyền”_fororder_美所谓人权是霸权3

Nhưng, Mỹ lại không ngừng tự coi là “cha thầy nhân quyền”, động một tí thì chèn ép và can thiệp các nước khác với cái cớ “nhân quyền”. Trên thực tế, “nhân quyền” mà Mỹ nói chính là “bá quyền”. Ngày 18/6, nghị sĩ Nghị viện châu Âu Mich Wallace viết trên mạng xã hội rằng: Bá quyền của Mỹ đã mang lại thảm họa hủy diệt và nỗi khổ đau cho hàng chục triệu người trên toàn cầu.

“Nhân quyền” mà Mỹ và phương Tây nói rút cuộc lại là “bá quyền”_fororder_美所谓人权是霸权4

Những năm qua, kinh tế Trung Quốc không ngừng phát triển, người dân an cư lạc nghiệp. Năm 2020, Trung Quốc đã xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực tồn tại hàng nghìn năm ở Trung Quốc, thực hiện trước 10 năm các mục tiêu giảm nghèo trong Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc; năm ngoái, Trung Quốc còn giành thắng lợi trong cuộc chiến ngăn chặn dịch COVID-19, bảo vệ tối đa sức khỏe của nhân dân; Trung Quốc là số ít quốc gia liên tiếp 5 lần được bầu làm thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc... Nhưng, Mỹ và một số ít nước phương Tây bất chấp thành tựu to lớn mà Trung Quốc giành được trong vấn đề nhân quyền, coi nhân quyền là công cụ can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc, âm mưu chèn ép, kiềm chế Trung Quốc, ngăn cản tiến trình phát triển của Trung Quốc.

Cách làm mượn cớ “nhân quyền” thực hiện bá quyền đã bị thế giới biết rõ. Ngày 22/6, tại Khóa họp lần thứ 47 Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc, hơn 90 nước cất lên tiếng nói chính nghĩa, nhấn mạnh tôn trọng quyền của nhân dân các nước tự lựa chọn con đường phát triển nhân quyền dựa theo tình hình đất nước mình, phản đối chính trị hóa và sử dụng tiêu chuẩn kép trên vấn đề nhân quyền. Điều này đã phản ánh ý kiến của cộng đồng quốc tế, bóc trần mặt nạ giả dối của Mỹ và một số ít nước phương Tây mượn cớ nhân quyền can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác.

Biên tập viên:Duy Hoa
Lựa chọn phương thức đăng nhập