Sảnh Hoa

Đằng sau sự khởi hành của tàu vũ trụ Thần Châu chính là 4 điều “đặc biệt” mà Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình nhắc đến

21-06-2021 11:08:33(GMT+08:00)
Chia sẻ:

Tàu vũ trụ Thần Châu-12 thành công phóng lên vũ trụ, ba phi hành gia thuận lợi bước vào mô-đun lõi Thiên Hoà, công trình hàng không có người lái Trung Quốc lại có một bước đột phá mới!

Hàng không là sự nghiệp vĩ đại được Chủ tịch Tập Cận Bình hết sức quan tâm. Tháng 12 năm 2016, Chủ tịch Tập Cận Bình đã khái quát tổng kết tinh thần hàng không có người lái bằng một câu sau: đặc biệt có thể chịu gian khó, đặc biệt có thể chiến đấu, đặc biệt có thể khắc phục khó khăn, đặc biệt có thể đóng góp.

Đằng sau sự khởi hành của tàu vũ trụ Thần Châu chính là 4 điều “đặc biệt” mà Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình nhắc đến_fororder_1

Chủ tịch Tập Cận Bình đã nhắc đến 4 điều “đặc biệt” này, khiến mỗi một nhân viên ngành hàng không vũ trụ đều rất cảm động. Hôm nay, Sảnh Hoa xin mời quý vị và các bạn cùng nghe những câu chuyện cảm động lòng người của 4 điều “đặc biệt” này.

Cái gì là “đặc biệt có thể chịu gian khó”?

Năm 1958, có một chàng thanh niên xin đi du học bị từ chối, lý do phía Liên Xô đưa ra là chuyên nghành của anh là nghiên cứu công nghệ tên lửa. Ông chính là Tổng Công trình sư thiết kế Tàu vũ trụ Thần Châu Thích Phát Nhẫn. Ông Thích Phát Nhẫn phát hiện, việc khởi đầu công trình vũ trụ có người lái thật sự gian khổ, như một câu nói thịnh hành trong xã hội lúc đó “Những người chuyên nghành tên lửa không bằng những người bán trứng ngâm trà”. Sự khởi bước của Trung Quốc đã chậm hơn vài chục năm so với các nước phương Tây, đứng trước lĩnh vực mới và đề tài mới, ông Thích Phát Nhẫn đã dốc sức tổ chức nhân tài, bắt đầu tìm kiếm gian nan.

Đằng sau sự khởi hành của tàu vũ trụ Thần Châu chính là 4 điều “đặc biệt” mà Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình nhắc đến_fororder_2

Ông Thích Phát Nhẫn từng nói: “Chúng tôi bận từ sáng đến tối, cả thứ bảy và Chủ nhật cũng làm việc, đến Tết cũng làm việc”. Lời nói đơn giản này đã miêu tả tuổi thanh xuân của muôn vàn nhân viên ngành hàng không vũ trụ.

Cái gì là “đặc biệt có thể chiến đấu”?

Sự nghiệp hàng không vũ trụ, nhất là công trình hàng không vũ trụ có người lái, luôn mang theo rủi ro cao. Các phi hàng gia phải tập luyện nhiều môn khoa và yêu cầu nghiêm khắc, khuôn mặt biến dạng, hô hấp khó khăn, chảy nhiều nước mắt, không thể dơ tay luôn là trạng thái tập luyện bình thường của các phi hành gia. Sau khi tham quan tình hình tập luyện, mẹ của một phi hành gia vừa chảy nước mắt, vừa xua tay nói: “Không xem nữa, không xem nữa!”

Đằng sau sự khởi hành của tàu vũ trụ Thần Châu chính là 4 điều “đặc biệt” mà Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình nhắc đến_fororder_3

Năm 2003, khi phi hành gia Dương Lợi Vĩ lái tàu vũ trụ Thần Châu-5 bay lên vũ trụ, cơ thể và tên lửa cùng rung động, anh Dương Lợi Vĩ cảm thấy tất cả các nội tạng của mình sắp bị vỡ tan. Qua nhóm nghiên cứu khoa học cùng nghiên cứu, vấn đề rung động chưa bị xảy ra trong các đợt nhiệm vụ bay về sau.

Cái gì gọi là “đặc biệt có thể khắc phục khó khăn”?

Hàng không vũ trụ có người lái là sự thể hiện tập trung về trình độ phát triển công nghệ cao của thế giới hiện nay. Thần Châu, Thiên Cung, Thiên Châu, v.v, những huyền thoại mà đông đảo người dân Trung Quốc quen thuộc đã được bước vào hiện thực, nguyên nhân căn bản nhất là sự nghiệp hàng không vũ trụ Trung Quốc luôn kiên trì tự lực cánh sinh, tự chủ sáng tạo. Từ Dương Lợi Vĩ một mình bay lên vũ trụ đến Cảnh Hải Bằng ba lần lên vũ trụ, từ Trạch Chí Cương dạo bước trên vũ trụ đến Cảnh Hải Bằng và Trần Đông ở lại vũ trụ,v.v. mỗi một vấn đề nan giải đều được giải quyết khoa học, từng bước thực hiện giấc mơ. Tuy công trình hàng không vũ trụ có người lái của Trung Quốc được khởi bước hơi chậm, với cơ sở yếu kém, trình độ công nghệ không cao, nhưng chưa đến 30 năm, Trung Quốc đã mở ra cánh cửa trạm không gian vũ trụ.

Đằng sau sự khởi hành của tàu vũ trụ Thần Châu chính là 4 điều “đặc biệt” mà Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình nhắc đến_fororder_4

Cái gì là “đặc biệt có thể đóng góp”?

Đầu năm 1998, 14 phi hành gia đến từ Lực lượng không quân đã bước vào Lực lượng Hàng không vũ trụ vừa mới thành lập không lâu, trở thành phi hành gia đợt đầu của Trung Quốc. 16 năm sau, có 8 người trong số 14 người đã thực hiện giấc mơ bay lên vũ trụ, 5 người đã rời khỏi lực lượng, chỉ còn một người là Đặng Thanh Minh. Nhiều năm qua, ông Đặng Thanh Minh ngày nào cũng từ ký túc xá đến sân tập luyện và tòa nhà máy mô phỏng, từ chàng thanh niên đến trung niên, “chờ đợi” trở thành lời thề không tiếng của ông. Nhưng vì sự nghiệp hàng không vũ trụ của tổ quốc, họ chưa bao giờ hối hận và có lời oán trách.

Ngày 1/2/2003, máy bay hàng không vũ trụ “Cô-lôm-bi-a” Mỹ bị vỡ, 7 phi hành gia toàn bộ gặp nạn. Điều bất ngờ là, hôm sau, tất cả 14 phi hành gia dự bị tham gia tập luyện của Trung Quốc đều trình đơn xin, họ nói: “Dù rủi ro lớn biết bao, cũng không thể lay động niềm quyết tâm chinh phục vũ trụ”.

Tinh thần vĩ đại khiến mọi người rất phấn khởi. Đúng như lời nói của Chủ tịch Tập Cận Bình, mỗi một ngành nghề, mỗi một người dân đều có tấm lòng phấn đầu, mỗi một nhịp bước, mỗi một gậy tiếp sức, sẽ thực hiện giấc mơ trong chặng đường chạy đua và tiếp sức!

Biên tập viên:Sảnh Hoa
Lựa chọn phương thức đăng nhập