Sảnh Hoa

Thuận thiên thời, lượng địa lợi, thì mất ít công ít và thu được nhiều thành công

01-06-2021 10:24:28(GMT+08:00)
Chia sẻ:

Các bạn thân mến, khi nhắc đến việc chung sống hài hoà giữa con người và thiên nhiên, trí tuệ triết học này được thể hiện trong mọi mặt đời sống của người dân Việt Nam và Trung Quốc. Thí dụ như, Việt Nam có một kiến trúc sư nổi tiếng tên là Võ Trọng Nghĩa, rất am hiểu việc xây dựng nhà tre, mang nhiều trí tuệ truyền thống Việt Nam, rất tiết kiệm, là kiến trúc xanh tiết kiệm năng lượng và bền bỉ. Hầu như mỗi tác phẩm của ông đều nằm trên bảng từ khóa tìm kiếm trên mạng internet Trung Quốc. Tác phẩm của ông Võ Trọng Nghĩa được công nhận trên quốc tế, khiến càng nhiều người nghiên cứu kiến trúc bằng tre, vì nguyên tố kiến trúc bằng tre này bắt nguồn từ thiên nhiên, cuối cùng báp đáp lại thiên nhiên.

Thuận thiên thời, lượng địa lợi, thì mất ít công ít và thu được nhiều thành công_fororder_1

Hiện nay, khi xây dựng chính sách khí hậu, về mặt xây dựng lý tưởng, thích hợp để ở, thành phố thân thiện sinh thái, Trung Quốc đều thể hiện tư tưởng triết học này. Điển tích “thuận thiên thời, lượng địa lợi, thì mất ít công sức và thu được nhiều thành công” của Trung Quốc bắt nguồn từ hơn 1400 năm trước, thể hiện quy luật thuận theo quy luật tự nhiên của người Trung Quốc thời xưa, tư tưởng triết học thống nhất hài hoà giữa trời, đất và con người. Thí dụ, thời cổ Trung Quốc đã đào kênh Đại Vận Hà vào đời Tuỳ - Đường, kết nối với sông ngòi tự nhiên, trước tiền đề không phá hoại môi trường, kênh Đại Vận Hà khiến người dân đi lại, vận tải hàng hóa càng tiện lợi hơn, có thể thúc đẩy sự phát triển tốt hơn trong nội địa Trung Quốc.

Thuận thiên thời, lượng địa lợi, thì mất ít công ít và thu được nhiều thành công_fororder_2

Việt Nam cũng có nhiều ví dụ thành công, năm 2014, Khu thắng cảnh Tràng An được UNESCO công nhận là Di sản văn hoá và Di sản thiên nhiên thế giới. Tại Tràng An, du khách có thể đáp tàu thuyền thưởng ngoạn sự hấp dẫn vô cùng kết hợp giữa non nước, du khách Trung Quốc và các nước thế giới đều đưa Tràng An vào điểm đến du lịch khám phá Việt Nam.

Thuận thiên thời, lượng địa lợi, thì mất ít công ít và thu được nhiều thành công_fororder_3

Làm thế nào chung sống hài hoà với thiên nhiên luôn mãi là đề tài thử thách tâm trí và lương tri của loài người. Tại tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc có một thị trấn nhỏ tên là Lâm Kỳ, là một ví dụ điển hình “thuận thiên thời, lượng địa lợi”. Tỷ lệ che phủ rừng của thị trấn nhỏ này đã hơn 80%, để bảo vệ non xanh nước biếc nơi đây, chính quyền địa phương không phát triển công nghiệp, đi sâu khai thác đặc sắc thảo dược địa phương, thành công dẫn dắt người dân địa phương phát triển chế biến thảo dược, hợp tác nghiên cứu ngành nghề, thực hiện sự tuần hoàn tốt đẹp người dân bảo vệ thiên nhiên, báo đáp thiên nhiên.

Thuận thiên thời, lượng địa lợi, thì mất ít công ít và thu được nhiều thành công_fororder_4

Năm 2020, tổng diện tích trồng Phúc Bồn Tử (quả mâm xôi) của thị trấn Lâm Kỳ đạt 1200 ha, tổng giá trị đạt hơn 50 triệu Nhân dân tệ, ước khoảng hơn 7,8 triệu đô-la Mỹ, Không những vậy, thị trấn Lâm Kỳ còn dốc sức phát triển Cơ sở nghiên cứu Trung y dược và du lịch dưỡng sinh văn hoá, cả năm tiếp đón hơn 200 nghìn lượt du khách.

Thuận thiên thời, lượng địa lợi, thì mất ít công ít và thu được nhiều thành công_fororder_5

Tư tưởng triết học “Thuận thiên thời, lượng địa lợi” được kế thừa đến nay, đã hình thành quan điểm văn minh sinh thái Trung Quốc đương đại, quan điểm này chính là “Non xanh nước biếc chính là rừng vàng biển bạc” do Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình nêu ra tại tỉnh Chiết Giang. 20 năm trước, đồng chí Tập Cận Bình nhậm chức tại tỉnh Chiết Giang, thôn Hạ Khương là điểm liên hệ cơ sở của đồng chí Tập Cận Bình khi đó là lãnh đạo tỉnh. Hạ Khương vốn là một thôn nghèo, qua sự phát triển nhiều năm, thôn Hạ Khương đã trở thành nơi “xanh, giàu, đẹp”, và thực hiện “Non xanh nước biếc chính là rừng vàng biển bạc”.

Biên tập viên:Sảnh Hoa
Lựa chọn phương thức đăng nhập