Bất cứ nhậm chức ở địa phương, hay làm việc tại Trung ương, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình luôn kiên trì “Xoá nghèo trước hết phải nâng cao dân trí”. Tổng Bí thư nhiều lần nhấn mạnh: “Phải để trẻ em ở khu vực nghèo khó được tiếp nhận nền giáo dục tốt, đây là nhiệm vụ quan trọng của phát triển sản xuất và thoát nghèo, cũng là con đường quan trọng ngăn chặn lây truyền nghèo khó từ thế hệ này sang thế hệ sau”.
Qua hơn 30 năm, nguyên Hiệu trưởng trường Tiểu học thôn Bắc Giả, thị trấn Chính Định, huyện Chính Định, tỉnh Hà Bắc Vương Chính An vẫn còn nhớ, khi nhận được tiền quyên góp từ đồng chí Tập Cận Bình, ông không kìm được nước mắt.
Tháng 5 năm 1985, trước khi rời khỏi Chính Định đến Hạ Môn nhậm chức, đồng chí Tập Cận Bình đã đích thân đến thăm trường Tiểu học thôn Bắc Giả để tìm hiểu tiến triển công trình sửa chữa và cải tạo nhà trường.
Đồng chí Tập Cận Bình hói: “Xây nhà mới còn thiếu những gì?”
“Hiện còn thiếu cốt thép”. Ông Vương Chính An trả lời. Sau khi nghe xong, đồng chí Tập Cận Bình đã dặn nhân viên tháp tùng ghi lại việc phải giải quyết cốt thép.
Trước khi rời khỏi Chính Định, đồng chí Tập Cận Bình đã đưa một xếp tiền cho ông Vương Chính An và nói, “Ngày mai, tôi sẽ rời khỏi Chính Định, khoản tiền này dành cho các cháu mua sách nhé”. 200 Nhân dân, tệ, tương đương 3 tháng lương của một cán bộ cấp huyện. Sau đó, dưới sự ủng hộ của huyện, nhà trường còn xin được một xe chở về cốt thép giá rẻ.
“Bí thư Tập Cận Bình rất nhớ đến công việc của trường Tiểu học thôn Bắc Giả”. Mùa hè năm 1984, Hiệu trưởng mới nhậm chức Vương Chính An nói.
Một hôm vào tháng 3 năm 1984, để thực địa điều tra nghiên cứu tình hình nhà trường, đồng chí Tập Cận Bình đã đến thăm trường Tiểu học thôn Bắc Giả. Điều khiến đồng chí bất ngờ là, điều kiện kinh tế của thôn Bắc Giả không tồi, nhưng ngôi trường tiểu học lại là một cảnh tượng đổ nát tan hoang; Cổng trường bị sập, các giáo viên và học sinh phải ra vào thông qua một lỗ hổng to trên tường; Cửa sổ bị vỡ, cửa chính bị hỏng, mái nhà cũng bị vỡ hết, v.v..
Sau khi nhìn thấy môi trường học tập và trưởng thành như vậy, đồng chí Tập Cận Bình rất đau lòng: “Tại sao đến nỗi như vậy? Trường học rách nát như vậy, các đồng chí làm sao mà coi được?”.
Sau khi nghe tin, các cán bộ trong thôn vội vàng giải thích: “Trong thôn chưa kịp quan tâm đến việc cải thiện nhà trường, chưa được coi trọng, đến lúc......”
“Đến lúc nào?” Đồng chí Tập Cận Bình ngắt lời của cán bộ thôn, yêu cầu họ ngay trong tối hôm đó mở cuộc họp thực hiện chỉnh đốn, “Ít nhất trước hết phải xây tường khuôn viên nhà trường, lắp bóng đèn, cửa kính, có bàn ghế gỗ”. “Với điều kiện của thôn các đồng chí, không nên để nhà trường như vậy, hoàn toàn có điều kiện cải thiện tốt nhà trường”. Đồng chí Tập Cận Bình đã phê bình các cán bộ trong thôn, “Nếu các đồng chí trong một tháng mà còn không hành động, thì sẽ phải cách chức!Việc này còn phải thông báo với bà con dân làng, Đảng ủy của thôn cũng phải giám sát chất vấn, nếu không, họ cũng phải chịu trách nhiệm!”.
“Các đồng chí à ơi, các đồng chí phải xin lỗi với thế hệ con cháu”. Trước khi rời khỏi Chính Định, ngữ khí của đồng chí Tập Cận Bình mới có phần dịu lại.
Đồng chí Tập Cận Bình quan tâm giáo dục, bắt tay từ nhà trường, yêu cầu các thôn làng, thị trấn “phải xây dựng nhà trường chất lượng cao nhất”. Vừa đến huyện Chính Định làm việc, đồng chí đã đề nghị và bố trí điều tra nghiên cứu đối với tất cả phòng học nguy hiểm trong các trường học trên cả huyện, phát hiện hơn 3500 mét vuông phòng học nguy hiểm của các trường trung, tiểu học trong hơn 200 thôn làng.
Nhân dân Chính Định còn nhớ, để nắm bắt tình hình và sửa chữa phòng học trong cả huyện, chỉ cần có thời gian, đồng chí Tập Cân Bình liền đến thăm trường học, khi nghe báo cáo, đồng chí sẽ trực tiếp hỏi, cửa sổ của phòng học nào của trường nào đã sửa chưa, mái nhà của nhà trường nào đã sửa chưa?
“Tổng Bí thư Tập Cận Bình sớm đã tìm hiểu kỹ tình hình, đều ghi vào trong sổ”. Phó Chủ tịch huyện lúc đó Hà Ngọc nói.
Lúc đó, huyện Chính Định đã sửa chữa hoặc xây lại 1020 phòng học nguy hiểm, mua hơn 3000 bộ bàn ghế, xây toà nhà dạy học mới cho các nhà trường trong 16 thôn làng.
Kể từ Đại hội lần thứ 18 của Đảng Cộng sản Trung Quốc, Trung Quốc có gần 100 triệu người được thoát tnghèo, tương đương cứ 3 giây thì có một người vượt tuyến nghèo. Đằng sau các con số này, thoát nghèo bằng giáo dục đã đóng vai trò hết sức quan trọng, phát huy vai trò tích cực