Nam Dương

Bình luận: Tòa án Pháp bác đơn kiện Vụ án chất độc da cam của bà Trần Tố Nga đụng đến chỗ đau của Việt Nam

12-05-2021 09:54:19(GMT+08:00)
Chia sẻ:

Bình luận: Tòa án Pháp bác đơn kiện Vụ án chất độc da cam của bà Trần Tố Nga đụng đến chỗ đau của Việt Nam_fororder_yuezhanyudu1

Tòa án ở Ervy, ngoại ô Paris, nơi bà Nga sinh sống, cho rằng họ không có thẩm quyền xét xử một vụ án liên quan đến các hành động thời chiến của chính phủ Mỹ.
Bà Nga đã đệ đơn kiện 14 công ty sản xuất hoặc bán chất độc Da cam - bao gồm Monsanto, công ty hiện thuộc sở hữu của tập đoàn Bayer (Đức) và Dow Chemical - vì đã gây ra những tổn thương mà bà, con bà và vô số nạn nhân Việt Nam khác gánh chịu.

Bà Nga cho biết mình đang chịu ảnh hưởng từ chất độc da cam, bao gồm bệnh tiểu đường týp 2 và dị ứng insulin cực hiếm gặp. Người phụ nữ 79 tuổi này cũng cho biết bà đã mắc bệnh lao hai lần và ung thư trong khi một trong những người con gái của bà qua đời do dị tật tim.

Vài hôm trước, nhân Ngày kỷ niệm nạn nhân trong chiến tranh hóa học, tôi đã viết bài về “Nỗi đau từ vũ khí hóa học của Mỹ bao giờ mới chấm dứt”, chỉ ra rằng, Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, quốc tế quy định rõ ràng bất cứ nước nào đều không được sử dụng vũ khí hóa học trong chiến tranh, nhưng cho dù như vậy, một số nước vẫn “ngoại lệ”. Họ không những sở hữu lượng lớn vũ khí hóa học, mà còn nhiều lần sử dụng tại chiến trường nước khác.

Bình luận: Tòa án Pháp bác đơn kiện Vụ án chất độc da cam của bà Trần Tố Nga đụng đến chỗ đau của Việt Nam_fororder_yuezhanyudu3
Việt Nam chính là nơi bị thảm họa nghiêm trọng nhất trên thế giới về chiến tranh hóa học. Tại khu vực dãy núi Trường Sơn, Việt Nam, mọi người thường hay nhìn thấy một số trẻ em dị tật hoặc thiểu năng trí tuệ. Các em chính là nạn nhân “chất độc màu da cam/dioxin”. Trong khi đó, kẻ gây ra thảm họa này chính là nước Mỹ xa cách ngàn dặm.

Trong chiến tranh Việt Nam, quân Mỹ đã rải 75 triệu lít chất độc màu da cam/dioxin trên diện rộng ở miền Trung và miền Nam Việt Nam nhằm phá hoại rừng Việt Nam để đạt mục đích tiêu diệt đội du kích Đảng Cộng sản Việt Nam. Chất độc hóa học này thấm vào thổ nhưỡng và nguồn nước, khiến tỷ lệ gây các loại bệnh ung thư, bệnh các hệ thống thần kinh, tiêu hóa, da và hô hấp tăng với mức lớn.

Theo thống kê của chính phủ Việt Nam sau chiến tranh, hơn 4 triệu người trực tiếp bị phơi nhiễm trong chất độc màu da cam/dioxin, trong đó ít nhất 3 triệu người phải chứng chịu bệnh tật do chất độc màu da cam gây ra. Do sự ảnh hưởng của chất hóa học này sẽ truyền theo thế hệ, hơn nửa thế kỷ qua, tỷ lệ xuất hiện dị tật của trẻ sơ sinh nơi này vẫn rất cao, mang lại nỗi đau bất tận cho biết bao gia đình Việt Nam.

Bình luận: Tòa án Pháp bác đơn kiện Vụ án chất độc da cam của bà Trần Tố Nga đụng đến chỗ đau của Việt Nam_fororder_yuezhanyudu2
Những ví dụ tương tự không thể kể xiết. Trong chiến tranh Xy-ri, mỗi lần quân chính phủ Xy-ri sắp giành thắng lợi, Mỹ sẽ áp dụng trừng phạt với lý do đối phương sử dụng vũ khí hóa học. Tuy nhiên, quân Mỹ lại sử dụng lượng lớn bom phốt pho trắng cùng với bom na-pan tại khu vực Deir ez-Zor của Xy-ri, dẫn đến sự phản đối của các nước trên trường quốc tế; trong cuộc chiến tranh Vùng Vịnh và ném bom vào Nam Tư, Mỹ cũng sủ dựng lượng lớn bom đạn chứa uranium nghèo.
 
Mỹ là một trong những nước ký kết “Công ước Cấm vũ khí hóa học”, nhưng lại gia hạn cam kết hủy bỏ toàn bộ vũ khí hóa học mình sở hữu trước năm 2007 đến năm 2023. Trên thực tế, là nước sở hữu vũ khí hóa học số một trên toàn cầu, Mỹ cứ dây dưa mãi, giảm tốc độ hủy bỏ vũ khí hóa học, thậm chí còn đóng cửa rất nhiều nhà máy xử lý vũ khí hóa học.

Các cựu binh Mỹ, Úc và Hàn Quốc trước đó đã nhận được khoản tiền bồi thường do hậu quả của chất độc Da cam. Vào năm 1984, các cựu binh Mỹ tham chiến ở Việt Nam bị phơi nhiễm chất độc da cam/dioxin đã được bồi thường gần 180 triệu USD, song những nạn nhân người Việt Nam lại chưa bao giờ được bồi thường.
 
 
Biên tập viên:Nam Dương
Lựa chọn phương thức đăng nhập