Cách sau 4 năm, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình một lần nữa đến thăm Quảng Tây. Trên mảnh đất này, có những điều mà Chủ tịch Tập Cận Bình luôn quan tâm sâu sắc. Trong ngày đầu tiên khảo sát tại Quảng Tây, Chủ tịch Tập Cận Bình trọng điểm quan tâm ba việc. Những việc này không những xảy ra bên bờ sông, thôn làng ở miền bắc Quảng Tây, mà còn liên quan tới cả đất nước Trung Quốc.
Ôn lại một chiến dịch
Sáng 25/4, Chủ tịch Tập Cận Bình trước tiên đã đến thị trấn Tài Loan, huyện Toàn Châu, thành phố Quế Lâm, thăm Công viên kỷ niệm Chiến dịch Tương Giang Trường Chinh Hồng Quân.
Chiến dịch Tương Giang là chiến dịch quyết định sự sống còn trong cuộc Trường Chinh của Hồng Quân. Chủ tịch Tập Cận Bình trước hết tưởng nhớ các bậc anh hùng cách mạng từng hy sinh trong chiến dịch, yêu cầu rõ phải làm tốt công việc bảo vệ và thu liệm hài cốt liệt sĩ, quy hoạch xây dựng tốt cơ sở hạ tầng khuôn viên kỷ niệm. Chủ tịch Tập Cận Bình đã dâng hoa các anh hùng liệt sĩ Hồng quân hy sinh trong chiến dịch Tương Giang, đồng thời tham quan Nhà kỷ niệm chiến dịch Tương Giang Trường Chinh Hồng Quân. Chủ tịch Tập Cận Bình từng nhiều lần đến thăm những nơi kỷ niệm cuộc Trường Chinh, đây là sự kính chào cao cả và ôn lại tình cảm nồng nàn của Chủ tịch Tập Cận Bình trên chặng đường Trường Chinh trong thời đại mới.
Thúc đẩy một chiến lược: Chấn hưng thôn làng, mang lại hạnh phúc cho quần chúng nhân dân
Thôn Mao Trúc Sơn nằm ở phía tây huyện Toàn Châu. Đây là một thôn làng tự nhiên chỉ có 46 hộ gia đình với 156 người.
Sáng 25/4, Chủ tịch Tập Cận Bình đã đến thăm thôn Mao Trúc Sơn, khảo sát tình hình thúc đẩy chấn hưng thôn làng, quản lý cơ sở, v.v.. Thôn Mao Trúc Sơn nổi tiếng do trồng cây trúc, nhưng nổi tiếng nhất là ngành trồng nho mới phát triển. Hiện nay, cơ sở trồng nho cả thôn đã phát triển đến hơn 21,3 ha, đồng thời lôi kéo các hộ nông dân xung quanh trồng nho đạt gần 200 ha.
Trong những năm gần đây, sản lượng trung bình nho của thôn Mao Trúc Sơn đạt hơn 500 nghìn kg, thu nhập bình quân đầu người đạt 30 nghìn Nhân dân tệ. “Nho xanh” đã trở thành “ngân hàng xanh” nơi đây. Chấn hưng ngành nghề đã thúc đẩy xây dựng thôn làng tươi đẹp, những năm qua, cả thôn đã xây dựng 24 toà nhà ở đẹp đẽ mang đặc sắc miền bắc Quảng Tây.
Từ tháng hai năm nay đến thăm tỉnh Quý Châu khảo sát ngành thêu dân tộc Mèo đặc sắc, đến tháng 3 đến thăm ngành trồng trà tỉnh Phúc Kiến, tìm hiểu ngành ăn uống ở Sa Huyện, lại đến thăm thôn Mao Trúc Sơn ở Quảng Tây khảo sát ngành trồng nho, Chủ tịch Tập Cận Bình luôn quan tâm việc lớn phát triển ngành đặc sắc địa phương. Chủ tịch Tập Cận Bình đã cho biết lý do là: Chấn hưng thôn làng, chọn ngành nghề làm giàu cho người dân là điều then chốt.
Kiểm nghiệm thành quả: Trị lý sông Ly Giang, giữ mãi cảnh đẹp
Chiều 25/4, Chủ tịch Tập Cận Bình đã đến sông Ly Giang đoạn Dương Sóc, tìm hiểu tình hình trị lý tổng hợp, bảo vệ sinh thái lưu vực sông Ly Giang.
Thời trẻ, Chủ tịch Tập Cận Bình từng đến thăm Quế Lâm nơi “Sơn thủy giáp thiên hạ”, còn cùng một vài bạn học bơi trên sông Ly Giang, non nước sông Ly Giang đã để lại ấn tượng sâu sắc đối với Chủ tịch.
Sông Ly Giang đẹp như thơ như họa một dạo từng bị phá hoại sự bình yên. Đâu đâu cũng có thể thấy các tàu thuyến đánh bắt cá, nuôi cá, bãi đào đá, nhà máy sản xuất đường thường thải ra nước ô nhiễm, môi trường sinh thái sông Ly Giang cần phải cứu vãn cấp bách. Chủ tịch Tập Cận Bình quyết đoán chỉ rõ, “phải dốc sức bảo vệ tốt non nước Quế Lâm, tiếp tục làm tốt công tác khôi phục và trị lý môi trường sinh thái địa phương, đặc biệt là làm tốt công tác bảo vệ môi trường sinh thái lưu vực sông Ly Giang, để phong cảnh tươi đẹp này mãi được bảo tồn”.
Những năm gần đây, thành phố Quế Lâm đã thu dọn toàn diện các hành vi phá hoại sinh thái. Hiện nay, tỷ lệ che phủ rừng lưu vực sông Ly Giang đã đạt hơn 80%, chất lượng nước các dòng sông chính thường giữ mức chất lượng nước loại II nước bề mặt quốc gia, thực hiện “Non xanh nước biếc, không khí trong sạch”.
Chủ tịch Tập Cận Bình một lần nữa đến thăm sông Ly Giang, có thể nói là sự “nghiệm thu” mang tính giai đoạn “kết quả chiến thắng” trị lý sông Ly Giang.