Sảnh Hoa

Mối duyên giữa Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình với trường Đại học Thanh Hoa

21-04-2021 14:50:50(GMT+08:00)
Chia sẻ:

Mới đây, trước thềm kỷ niệm 110 năm thành lập trường Đại học Thanh Hoa, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đã khảo sát tại trường Đại học Thanh Hoa, tìm hiểu các tình hình như cải cách sâu rộng nhà trường, xây dựng đội ngũ nhân tài, sáng tạo nghiên cứu khoa học, giảng dạy và phục vụ phát triển đất nước, v.v.. Sau đó, Chủ tịch Tập Cận Bình đã có buổi tọa đàm và có bài phát biểu quan trọng với các đại diện sinh viên và giáo viên. Chủ tịch Tập  Cận Bình từng nói: “Niềm khát vọng học tập khi lao động sản xuất ở nông thôn khiến tôi kết duyên học tập với trường Đại học Thanh Hoa”, trong chương trình “Kể chuyện Tập Cận Bình”, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu mối duyên giữa Chủ tịch Tập Cận Bình với trường Đại học Thanh Hoa.

Mối duyên giữa Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình với trường Đại học Thanh Hoa_fororder_1

Năm 1969, Chủ tịch Tập Cận Bình tham gia lao động sản xuất ở nông thôn tại miền Bắc tỉnh Thiểm Tây. Tuy là con của người có công với cách mạng, nhưng trong thời kỳ “Cách mạng văn hoá”, bố Tập Trọng Huân bị đấu tố, vì vậy trong 6 năm ở miền Bắc tỉnh Thiểm Tây, “thành phần” đồng chí Tập Cận Bình luôn không tốt. Chủ tịch Tập Cận Bình nhớ lại: “Lúc đó khi đăng ký thi đại học, ba nguyện vọng của tôi đều đăng ký trường Đại học Thanh Hoa, nếu thi đỗ thì học, không thi đỗ thì thôi. Lãnh đạo huyện báo danh tôi đến Khu, lãnh đạo phòng giáo dục huyện cố gắng tạo điều kiện cho tôi. Giáo viên tuyển sinh của trường Đại học Thanh Hoa không dám quyết định, lại xin ý kiến nhà trường. Lúc đó, bố tôi đang làm ở Nhà máy vật liệu chống cháy ở thành phố Lạc Dương, tỉnh Hà Nam, làm một giấy ‘chứng minh’: ‘Đồng chí Tập Trọng Huân thuộc mâu thuẫn nội bộ nhân dân, không ảnh hưởng đến việc đi học và đi làm của con cái’. Nhờ vào một tờ giấy chứng minh như vậy nên mới được đi học. Khi rời khỏi địa phương, một số thanh niên trí thức ở lại đều đặc biệt ngưỡng mộ tôi”.

Mối duyên giữa Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình với trường Đại học Thanh Hoa_fororder_2

Khi rời khỏi Lương Gia Hà đến trường Đại học Thanh Hoa đi học, hôm đó, bà con dân làng chưa lên núi, xếp mấy hàng ra tiễn đồng chí Tập Cận Bình đến cổng thôn, sau đótiễn rất xa khoảng vài cây số, sau khi đến một thôn có tên Mộc Qua Sơn, bà con vẫn còn tiễn, đồng chí Tập Cận Bình đã khóc và nói: “Tôi không muốn đi nữa”. Thế nhưng, được học ở trường Đại học Thanh Hoa là ước mơ lâu năm của đồng chí.

Mối duyên giữa Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình với trường Đại học Thanh Hoa_fororder_3

Khi tham gia lao động sản xuất ở nông thôn, đồng chí Tập Cận Bình đã “mang theo một hòm sách nặng”, “vừa ăn cơm vừa đọc sách dày như gạch”, cuối cùng đã thực hiện ước mơ đi học, trải qua thời giạn học chuyên ngành Tổng hợp hữu cơ Khoa Công nghệ hoá học tại trường Đại học Thanh Hoa. Mùa xuân năm 1979, đồng chí Tập Cận Bình 26 tuổi đã tốt nghiệp trường Đại học Thanh Hoa, sau đó được bổ nhiệm làm việc tại Văn phòng Quốc vụ viện: Làm Thư ký cho Phó Thủ tướng Trung Quốc khi đó là Cảnh Tiêu, đây là việc làm đầu tiên trên ý nghĩa thật sự. Sau 20 năm, đồng chí Tập Cận Bình trở về trường Đại học Thanh Hoa học tiến sĩ chuyên ngành Chủ nghĩa Mác và giáo dục chính trị tư tưởng, đồng thời hoàn thành học vị tiến sĩ với luận văn nhan đề “Nghiên cứu thị trường hoá nông thôn Trung Quốc”.

Mối duyên giữa Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình với trường Đại học Thanh Hoa_fororder_4

Trong thư viện trường Đại học Thanh Hoa có một phòng đọc luận văn học vị, nơi đó có thể tra ra một luận văn mang tên “Nghiên cứu thị trường hoá nông thôn Trung Quốc” màu vàng gồm 169 trang, tác giả là Tập Cận Bình, giáo sư hướng dẫn là cô Lưu Mỹ Tuần. Cô Lưu Mỹ Tuần từng nói đến học sinh năm đó Tập Cận Bình, lúc đó, đồng chí Tập Cận Bình đảm nhiệm Tỉnh trưởng Phúc Kiến, khác với những học sinh khác, khi nói chuyện với cô, đồng chí Tập Cận Bình chưa bao giờ mang theo Thư ký đi cùng. Từ năm 1998 đến năm 2002, Chủ tịch Tập Cận Bình từng học lớp nghiên cứu sinh tại chức tại trường Đại học Thanh Hoa, chuyên ngành tiến sĩ luật học. Luận văn mang tên “Nghiên cứu thị trường hoá nông thôn Trung Quốc” kể trên chính là luận văn tiến sĩ luật học của Chủ tịch Tập Cận Bình, luận văn đã thể hiện những suy nghĩ của đồng chí về việc cải cách hộ tịch và vấn đề thành thị hoá.

Biên tập viên:Sảnh Hoa
Lựa chọn phương thức đăng nhập