Duy Hoa

Giữ cảnh giác với việc Mỹ lợi dụng nhập siêu phá hoại quan hệ Trung-Việt

20-04-2021 18:31:37(GMT+08:00) CRI
Chia sẻ:

Số liệu thống kê mới nhất của Tổng Cục Thống kê Việt Nam cho thấy, quý I năm 2021, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam đạt 152,65 tỷ đô-la Mỹ, trong đó, tổng kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và Mỹ là 25,2 tỷ đô-la Mỹ, Việt Nam xuất siêu 17,2 tỷ đô-la Mỹ sang Mỹ; trong khi đó, tổng kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc đạt 36,3 tỷ đô-la Mỹ, Việt Nam nhập siêu 11,3 tỷ đô-la Mỹ từ Trung Quốc. Một số phương tiện truyền thông và chính khách phương Tây lợi dụng điều này để thổi phồng, cho rằng Việt Nam lâu nay nhập siêu mạnh từ Trung Quốc, như vậy không những không có lợi cho Việt Nam tạo việc làm hoặc phát triển công nghiệp, mà còn ngày một biến thành thị trường bán phá giá của Trung Quốc. Luận điệu này khiến những người dân không hiểu mấy cứ nghĩ là thật.

Thoạt nhìn, dường như Việt Nam đã kiếm được tiền từ thương mại với Mỹ, bị thua lỗ trong thương mại với Trung Quốc. Nhưng, sự thật có đúng là như vậy không? Chúng ta hãy tìm hiểu kết cấu thương mại của hai nước Trung - Việt.

Giữ cảnh giác với việc Mỹ lợi dụng nhập siêu phá hoại quan hệ Trung-Việt_fororder_贸易逆差1

Mọi người đều biết, Trung Quốc lâu nay là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, cũng là thị trường nhập khẩu lớn nhất và thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam. Các mặt hàng chính Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc là máy móc, thiết bị và phụ tùng, vật liệu phụ trợ cho ngành vật liệu xây dựng, dệt may, trang phục, đồ da và giầy dép, v.v., dùng vào lĩnh vực xây dựng công trình và sản xuất; chứ không phải đơn thuần nhập khẩu hàng tiêu dùng từ Trung Quốc dùng vào cuộc sống thường ngày. Việt Nam nhập khẩu các mặt hàng nói trên từ Trung Quốc dùng vào sản xuất, rồi thực hiện xuất khẩu hàng hóa nước mình. Chuỗi ngành nghề Trung – Việt đã hòa hợp sâu sắc và bổ sung cho nhau. Lấy ngành dệt may, sản xuất trang phục làm ví dụ: ngành thâm dụng lao động này đã trở thành ngành trụ cột của Việt Nam, Việt Nam chủ yếu nhận làm gia công, Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc nguyên vật liệu và vật liệu phụ trợ mà sản xuất cần, phát huy đầy đủ thế mạnh về lợi tức dân số, hàng hóa xuất khẩu sang Mỹ và các nước châu Âu, không những mang lại một lượng lớn nguồn thu thuế và ngoại hối cho Việt Nam, hơn nữa đã tạo một lượng lớn việc làm, từ đó nâng cao và cải thiện thu nhập và mức sống của người dân.

Giữ cảnh giác với việc Mỹ lợi dụng nhập siêu phá hoại quan hệ Trung-Việt_fororder_贸易逆差2

Cùng với sự thay đổi của môi trường thương mại toàn cầu và ảnh hưởng của dịch COVID-19, các nước phương Tây trong đó có Mỹ đã dành càng nhiều đơn đặt mua trang phục cho Việt Nam, thị phần của Việt Nam chiếm trên thị trường trang phục toàn cầu sẽ tiếp tục nâng lên. Từ đó, Việt Nam cũng sẽ tăng thêm nhu cầu đối với nguyên vật liệu và vật liệu phụ trợ nhập khẩu từ Trung Quốc, đây là cơ hội thực hiện phát triển chung.

Nếu thương mại Trung – Việt dừng lại sẽ đối mặt tình hình như thế nào? Tháng 2 và tháng 3 năm ngoái, do Trung Quốc bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, xuất khẩu nguyên vật liệu và vật liệu phụ trợ sang Việt Nam đã dừng lại, nhiều nhà máy ở Việt Nam bị ảnh hưởng, không thể làm việc bình thường, đã ảnh hưởng gián tiếp đến việc làm.

.Giữ cảnh giác với việc Mỹ lợi dụng nhập siêu phá hoại quan hệ Trung-Việt_fororder_贸易逆差3

Ngoài ra, quan hệ Trung – Việt không phải chỉ có thương mại. Những năm qua, Trung Quốc còn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng như đường sắt đô thị, nhà máy điện, lưới điện, v.v. tại Việt Nam theo sáng kiến “Một vành đai, một con đường”, góp sức cho Việt Nam thoát nghèo thông qua cơ chế hợp tác Lan Thương – Mê Công. Bên cạnh đó, trong hàng chục năm qua, trừ việc để lại cho Việt Nam nỗi đau sau chiến tranh, Mỹ đã làm được những gì cho Việt Nam?

Vì vậy, lời nói dối về Việt Nam kiếm được tiền từ thương mại với Mỹ, bị thua lỗ từ thương mại với Trung Quốc, không phá mà tự vỡ. Mục đích của cách nói này là gây xích mích và phá hoại quan hệ Trung – Việt, chúng ta phải hết sức cảnh giác.

Biên tập viên:Duy Hoa
Lựa chọn phương thức đăng nhập