Mẫn Linh

Kể chuyện Tập Cận Bình: Sự tương tác giữa Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình với các Ủy viên Chính hiệp

04-03-2021 09:54:44(GMT+08:00)
Chia sẻ:

Kỳ họp thứ 4 Ủy ban Toàn quốc Hội nghị Chính trị Hiệp thương Nhân dân Trung Quốc khóa XIII hôm nay khai mạc tại Bắc Kinh. Chính hiệp Nhân dân là “nhịp cầu” giao lưu với quần chúng, đoàn kết nhân sĩ các giới. Những năm qua, tại “Hai Kỳ họp” toàn quốc hàng năm, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đều tham dự các phiên họp toàn thể, cùng bàn việc nước với các Ủy viên. Ngoài “Hai Kỳ họp” ra, Tổng Bí thư, Chủ tịch Tập Cận Bình cũng nhiều lần tham dự tiệc trà mừng năm mới, các hội nghị hiệp thương dân chủ và tọa đàm với nhân sĩ ngoài Đảng của Chính hiệp Nhân dân, coi trọng cao độ công tác Chính hiệp Nhân dân. Trong chương trình hôm nay, Mẫn Linh xin chia sẻ với các bạn một vài câu chuyện của Tổng Bí thư, Chủ tịch Tập Cận Bình tương tác với các Ủy viên Chính hiệp.

Kể chuyện Tập Cận Bình: Sự tương tác giữa Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình với các Ủy viên Chính hiệp_fororder_5

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình

Ngày này của hai năm trước, Tổng Bí thư, Chủ tịch Tập Cận Bình tới thăm các Ủy viên giới văn nghệ và giới khoa học - xã hội Chính hiệp. Một số Ủy viên đã chia sẻ câu chuyện giao lưu với nhân dân. Nghe xong các bài phát biểu, Tổng Bí thư, Chủ tịch Tập Cận Bình nói một cách thấm thía: “Một nước, một dân tộc không thể không có hồn. Những người làm công tác văn nghệ cần thoát khỏi những niềm vui nỗi buồn nhỏ xung quanh, đi sâu vào thực tiễn, quan sát cuộc sống của nhân dân, bày tỏ tiếng nói của nhân dân”.

Kể chuyện Tập Cận Bình: Sự tương tác giữa Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình với các Ủy viên Chính hiệp_fororder_4

Diễn viên Trương Khải Lệ

Ủy viên Chính hiệp, diễn viên Trương Khải Lệ có mặt tại hiện trường cho biết: “Bài phát biểu của Tổng Bí thư khiến tôi rất có cảm xúc, khích lệ tôi đóng vai, đối xử với người dân bằng tấm lòng thành thật và tình cảm chân thành. Như Tổng Bí thư đã nói, sáng tác những tác phẩm có hồn, cùng nhịp đập của thời đại”. 30 năm qua, vai diễn kinh điển “Lưu Tuệ Phương” trong bộ phim truyền hình “Khát vọng” do Trương Khải Lệ đóng vẫn được khán giả hai nước Trung Quốc và Việt Nam ghi nhớ, rất nhiều người lấy Lưu Tuệ Phương làm tấm gương, làm người tốt.

Kể chuyện Tập Cận Bình: Sự tương tác giữa Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình với các Ủy viên Chính hiệp_fororder_3

Diễn viên Trương Quốc Lập

Nam diễn viên Trương Quốc Lập đóng vai “Kỷ Hiểu Lam” trong phim “Bản lĩnh Kỷ Hiểu Lam” mà khán giả Việt Nam quen thuộc, đánh giá cao chế độ Chính hiệp Nhân dân “đề xướng thảo luận sôi nổi nhưng không đối đầu, nỗ lực kiến tạo bầu không khí dân chủ mỗi người phát biểu ý kiến của mình”, Trương Quốc Lập cho biết, “giới nghệ sĩ và diễn viên cần có tầm cao và lập trường chính trị tự giác, yêu nước là yêu cầu của giá trị quan cốt lõi xã hội chủ nghĩa”.

Kể chuyện Tập Cận Bình: Sự tương tác giữa Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình với các Ủy viên Chính hiệp_fororder_1

Thành Long giao lưu với Tổng Bí thư Tập Cận Bình

Tại Hai Kỳ họp không thiếu những bóng dáng mà người dân Việt Nam quen thuộc, Thành Long tháo gỡ vầng quang minh tinh, đeo cặp kính gọng đen, làm việc nghiêm chỉnh, thiết thực như mỗi ủy viên. Thành Long nói: “Tổng Bí thư Tập Cận Bình nâng công tác xóa đói giảm nghèo lên tầm cao chiến lược mới, để khu vực nghèo khó cùng cả nước bước vào xã hội khá giả toàn diện, là dự án an sinh xã hội lớn nhất. Nghệ sĩ và diễn viên chúng tôi cần tham gia vào trong đó, trở thành người xung kích xóa đói giảm nghèo, hướng dẫn người hâm mộ có giá trị quan đúng đắn, thực hiện xóa đói giảm nghèo một cách chuẩn xác trên ý nghĩa thực sự”.

Kể chuyện Tập Cận Bình: Sự tương tác giữa Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình với các Ủy viên Chính hiệp_fororder_2

Thành Long

Sự quan tâm của Tổng Bí thư, Chủ tịch Tập Cận Bình dành cho công tác Chính hiệp đã có từ lâu, thập niên 90 của thế kỷ trước, Tổng Bí thư Tập Cận Bình, khi đó là Bí thư Thành ủy Phúc Châu, coi trọng ý kiến của các ủy viên Chính hiệp, truyền lại thành giai thoại.

Khu di tích Lâm Giác Dân, liệt sĩ cách mạng Tân Hợi có lịch sử hàng trăm năm nằm ở trung tâm thành phố Phúc Châu sầm uất. Năm 1982, nơi đây được đưa vào Danh sách Đơn vị bảo tồn văn vật thành phố Phúc Châu. Tuy nhiên, năm 1989, cơ quan chức năng cấp phép cho công ty bất động sản phá bỏ khu di tích để xây nhà thương mại, từ “phá dỡ” gai mắt bị viết trên bia bảo tồn văn vật.

Ủy viên Chính hiệp thành phố Phúc Châu Trương Truyền Hưng viết thư cho đồng chí Tập Cận Bình vừa đến nhậm chức để phản ánh tình hình, sau khi đọc thư, đồng chí Tập Cận Bình lập tức yêu cầu tạm hoãn công tác phá dỡ. Tháng 3/1991, Thành ủy Phúc Châu triệu tập hội nghị làm việc tại hiện trường bảo tồn văn vật ở khu di tích Lâm Giác Dân, đồng chí Tập Cận Bình chủ trì hội nghị. Đồng chí Tập Cận Bình nói: “Chúng ta phải bảo tồn, tu sửa khu di tích”. Tháng 11, vào Ngày kỷ niệm 80 năm thu hồi Phúc Châu trong cuộc Cách mạng Tân Hợi hoàn thành sửa chữa khu di tích, đổi tên thành Nhà kỷ niệm Cách mạng Tân Hợi mở cửa với công chúng.

Việc này đã thay đổi số phận của Ủy viên Chính hiệp Lý Hậu Uy luôn chạy vạy vì bảo tồn khu di tích, ông được điều động từ nhà máy đến nhà kỷ niệm làm việc, về sau đảm nhiệm Giám đốc nhà kỷ niệm. Ông Lý Hậu Uy nhớ lại rằng: “Hôm khai trương nhà kỷ niệm, đồng chí Tập Cận Bình tới dự lễ cắt băng, hơn nữa còn làm thuyết minh viên cho khách mời ngoại tỉnh. Trong vòng một tháng khai trương nhà kỷ niệm, đồng chí ba lần tới thăm, tìm hiểu phản ứng của khách tham quan, cho chỉ thị chỉnh đốn và sửa đổi”.

Biên tập viên:Mẫn Linh
Lựa chọn phương thức đăng nhập