Theo quy định của Hiến pháp, Luật bầu cử và pháp luật hữu quan khác của TQ, ngoài những người bị tước đoạt quyền lợi chính trị theo pháp luật ra, miễn là công dân của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tròn 18 tuổi, không phân biệt dân tộc, chủng tộc, giới tính, nghề nghiệp, thành phần gia đình, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ giáo dục,tình hình tài sản, thời hạn cư trú, đều có quyền tham gia bầu cử và được bầu cử; đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp đều được bầu ra qua bầu cử dân chủ.
Đại biểu hội đồng nhân dân cấp huyện và cấp xã sẽ do cử tri trực tiếp bầu ra theo khu vực bầu cử. Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố cấp khu thì do Hội đồng nhân dân cấp dưới bầu ra, hình thức này được gọi là bầu cử gián tiếp.
Đoàn thể các chính đảng và nhân dân có thể liên hợp hoặc độc lập tiến cử người ứng cử đại biểu. 10 cử tri hoặc đại biểu trở lên có thể liên danh đề cử ứng cử viên. Danh sách ứng cử viên nên nhiều hơn danh sách đại biểu, thực thi phương thức bầu cử theo số dư. Trong cuộc bầu cử trực tiếp, danh sách người ứng cử đại biểu cần phải hơn 1/3 hoặc nhiều gấp đôi so với số đại biểu trúng cử; trong cuộc bầu cử gián tiếp, danh sách người ứng cử đại biểu phải hơn 1/5 hoặc 1/2 số đại biểu được bầu.
Bầu cử nhất luật áp dụng biện pháp bỏ phiếu kín, người bầu cử có thể bỏ phiếu tán thành người ứng cử đại biểu, có thể bỏ phiếu chống cũng có thể bầu bất cứ cử tri nào, mà còn có thể bỏ phiếu trắng. Khi bầu cử trực tiếp, nếu phần lớn cử tri của toàn bộ khu vực bầu cử đã tham gia bỏ phiếu, thì cuộc bầu cử được coi là có hiệu lực; người ứng cử đại biểu giành được quá bán phiếu thuận của cử tri tham gia bỏ phiếu mới được coi là trúng cử. Khi tổ chức bầu cử gián tiếp, ứng viên đại biểu giành được già nửa phiếu thuận của toàn thể đại biểu mới được coi là trúng cử.