Theo qui định của Hiến pháp, Quốc hội có toàn quyền và vị trí tối cao, các quyền hạn chủ yếu gồm:
1/ Xây dựng và sửa đổi Hiến pháp, giám sát việc thực thi Hiến pháp; xây dựng và sửa đổi luật pháp cơ bản và các luật pháp khác của Nhà nước. Việc sửa đổi Hiến pháp phải do Ủy ban thường vụ Quốc hội hoặc trên một phần năm đại biểu quốc hội đề xuất và được hai phần ba số đại biểu quốc hội thông qua. Luật pháp và các dự án luật khác được thông qua với số phiếu quá bán của toàn thể đại biểu Quốc hội. Hiến pháp còn qui định, Quốc hội có quyền thay đổi hoặc rút bỏ các quyết định không thích hợp của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
2/ Bầu các thành viên Ủy ban thường vụ Quốc hội; Bầu chủ tịch, phó chủ tịch nước; quyết định người bổ nhiệm người giữ chức thủ tướng Quốc vụ viện căn cứ theo đề nghị của chủ tịch nước; quyết định bổ nhiệm các thành viên khác của Chính phủ căn cứ theo đề nghị của thủ tướng; Bầu chủ tịch quân ủy Trung ương; quyết định bổ nhiệm các thành viên trong quân ủy Trung ương căn cứ theo đề nghị của chủ tịch quân ủy Trung ương; bầu chánh án toà án Nhân dân tối cao; bầu Viện trưởng Viện kiểm sát Nhân dân tối cao. Quốc hội có quyền bãi miễn đối với tất cả các thành viên nói trên.
3/ Xem xét và phê chuẩn kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội quốc dân; xem xét và phê chuẩn dự toán ngân sách và tình hình thực hiện dự toán ngân sách nhà nước; Phê chuẩn việc thành lập Tỉnh, Khu tự trị và thành phố trực thuộc; quyết định việc thành lập đặc khu hành chính và chế độ của đặc khu hành chính; quyết định vấn đề chiến tranh và hoà bình.
4/ Quốc hội có quyền thi hành "các quyền hạn khác cần phải do Cơ quan quyền lực nhà nước tối cao thi hành".