Duy Hoa

Tập thể “nói không” với chủ nghĩa đơn phương và chủ nghĩa bảo hộ

17-11-2020 14:47:34(GMT+08:00) CRI
Chia sẻ:

Ngày 15/11, 15 nước trong đó có 10 nước ASEAN và Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ô-xtrây-li-a, Niu Di-lân đã chính thức ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), cùng “nói không” với chủ nghĩa đơn phương và chủ nghĩa bảo hộ, đưa ra thông điệp mạnh mẽ về dốc sức thúc đẩy thương mại tự do, chủ nghĩa đa phương và nhất thể hóa kinh tế khu vực không ngừng phát triển lên phía trước.

Tập thể “nói không” với chủ nghĩa đơn phương và chủ nghĩa bảo hộ

Số liệu cho thấy, 15 nước thành viên ký kết RCEP có tổng dân số, quy mô kinh tế, tổng kim ngạch thương mại chiếm khoảng 1/3 của thế giới. RCEP được ký kết có lợi cho ưu hóa hiệu quả phân phối nguồn lực trong khu vực, nâng cao trình độ nhất thể hóa kinh tế khu vực.

Do tác động của dịch COVID-19, kinh tế thế giới ảm đạm. Theo Quỹ Tiền tệ quốc tế dự báo, năm 2020, kinh tế toàn cầu sẽ thu hẹp 4,4%. Thủ tướng Việt Nam, nước Chủ tịch luân phiên ASEAN Nguyễn Xuân Phúc cho biết: “Trong bối cảnh này, RCEP được ký kết có lợi cho thúc đẩy thuận lợi hóa và tự do hóa thương mại và đầu tư, cũng có lợi cho thúc đẩy phục hồi kinh tế hậu đại dịch”.

Toàn cầu hóa là xu thế tất yếu, chủ nghĩa đa phương và thương mại tự do là con đường đúng đắn, vẫn đại diện cho phương hướng tiến lên đúng đắn của kinh tế thế giới và nhân loại. Một số chính khách Mỹ cố thủ tư duy Chiến tranh Lạnh, động một tý thì “rút khỏi nhóm”, “hủy bỏ thỏa thuận”, “vung cây gậy thương mại”, thực thi chủ nghĩa đơn phương và chủ nghĩa bảo hộ, tùy ý phá hoại sự ổn định chiến lược toàn cầu chắc chắn không được lòng người. Thủ tướng Niu Di-lân Jacinda Ardern nói: “Phương thức duy nhất ứng phó khủng hoảng toàn cầu là tăng cường hợp tác, chứ không phải làm suy yếu hợp tác”.

Trong số 15 nước ký kết RCEP có nước phát triển, cũng có nước kém phát triển như Lào, Cam-pu-chia và Mi-an-ma, có sự khác biệt khá lớn về trình độ kinh tế, văn hóa, thể chế chính trị. Các thành viên cam kết giảm thuế quan, mở cửa thị trường, giảm hàng rào kỹ thuật, tỏ rõ với thế giới mở cửa và hợp tác là con đường tất yếu cho các nước thực hiện cùng có lợi, cùng thắng, thể hiện nhận thức chung rộng rãi đạt được giữa các nước trong khu vực theo đuổi thương mại tự do, bảo vệ hệ thống đa phương, xây dựng kinh tế thế giới mở.

Là nước đang phát triển lớn nhất thế giới, Trung Quốc luôn kiên định ủng hộ chủ nghĩa đa phương, Trung Quốc và các nước thành viên RCEP kiên trì thúc đẩy đàm phán, cuối cùng ký kết hiệp định, không nghi ngờ gì nữa bằng hành động thực tế ủng hộ thương mại tự do và toàn cầu hóa kinh tế, “Đây là thắng lợi của chủ nghĩa đa phương và thương mại tự do”.

Biên tập viên:Duy Hoa
Lựa chọn phương thức đăng nhập