La Thành

Những thôn làng thay đổi bởi nghệ thuật

08-10-2020 14:04:27(GMT+08:00)
Chia sẻ:

Những thôn làng thay đổi bởi nghệ thuật_fororder_70991607a910410aa20dd89ad0273e0c

Chỉ trong thời gian 2 tháng, một nhóm nghệ sĩ đã biến Bạc Liên, thôn dân tộc Thái cổ kính ở dưới chân núi Cao Lê Cống, tỉnh Vân Nam thành một điểm đến tham quan nổi tiếng trên mạng.

Thầy Dương Chính Bân dạy môn thể dục Trường Trung Học cơ sở Dân tộc Ngũ Hợp sinh sống ở thôn Bạc Liên, nhờ nhóm nghệ sĩ trên đến thôn, thầy Bân đã trở thành thầy dạy môn thể dục có năng khiếu vẽ tranh xuất sắc nhất ở địa phương. Mọi người ngưỡng mộ và đến thôn Bạc Liên để tham quan triển lãm tranh của thầy Bân, 29 tác phẩm của thầy Bân có loại vẽ trên giấy, có loại vẽ trên đá, có loại vẽ trên ngói.

Thôn Bạc Liên với mọi dân trong thôn đều họ Dương là một thôn truyền thống hội nhập văn hóa “Hán - Thái” thành lập vào cuối đời Minh đầu đời Thanh, hiện ở Cộng đồng liên minh xã Ngũ Hợp, thành phố Đằng Xung, tỉnh Vân Nam. Năm 2013, thôn Bạc Liên được đưa vào danh sách đợt hai thôn làng truyền thống Trung Quốc. Nhưng việc này vẫn không thể giữ được thanh niên trai tráng của thôn ở lại. Họ lần lượt đi ra ngoài làm thuê, thôn Bạc Liên trở nên già hóa, và mất đi sức sống trước đây.

Ông Tín Vương Quân, người đứng đầu nhóm nghệ sĩ nói trên cho biết: “Điều thu hút chúng tôi chính là khó khăn của thôn làng. Chúng tôi mong nghệ thuật có thể trở thành mối liên hệ giữa con người và thiên nhiên, phong tục tập quán, thôn làng có sự thay đổi thông qua nghệ thuật.”

Tháng 11/2019, ông Tín Vương Quân và nhóm nghệ sĩ của ông đến thôn Bạc Liên. Thầy Bân xem các nghệ sĩ vẽ tranh, và rất say mê. Dưới sự cổ vũ của ông Quân, thầy Bân bắt đầu vẽ tranh. 2 tháng sau, ông đã trở nên nổi tiếng, người dân trong thôn và học trò thường xuyên đến nhà thầy Bân, thưởng thức thầy giáo thể dục chưa bao giờ vẽ tranh này sáng tác tranh như thế nào.

Đây chính là mục đích của ông Tín Vương Quân đến thôn Bạc Liên: thay đổi thôn làng bằng nghệ thuật

Bà Trương Chiếm Cúc, Phó Bí thư Đảng ủy xã Ngũ Hợp cho biết, lâu nay, xã Ngũ Hợp đều tìm tòi: thôn làng phải đổi mới như thế nào trong trào lưu hiện đại hóa, làm thế nào để văn minh thôn làng truyền đi tình cảm, kể tốt câu chuyện bằng phương thức mới, làm thế nào thu hút giới trẻ trở về thôn làng bằng ngành nghề thành thục.

Chương trình “thay đổi thôn làng bằng nghệ thuật” khởi đầu từ Thư viện Thầy giáo đầu tiên do ông Tín Vương Quân thành lập ở thôn Trường An, huyện Lương Hà, tỉnh Vân Nam vào năm 2015. Ông Quân cho biết: “Từ quyết định thành lập thư viện đến thuê nhà, chỉ mất 7 ngày.” Thư viện Thầy giáo là nơi đọc sách và vẽ tranh miễn phí dành cho trẻ em và người dân địa phương. 6 năm qua, Thư viện Thầy giáo lần lượt mời các nghệ sĩ, nhà văn đến thư viện hoặc đến trường tiểu học giảng bài cho các em học sinh. Họ lựa chọn một số tác phẩm của các em tổ chức triển lãm tại Khu nghệ thuật 798 Bắc Kinh, hơn 20 em và giáo viên ở vùng núi lần đầu tiên xuống núi, lần đầu tiên đi máy bay, lần đầu tiên thăm Bắc Kinh. Tác phẩm của một số em còn được đưa sang Pháp tham gia triển lãm. Thư viện Thầy giáo lựa chọn 6 tác phẩm của 6 em, chế biến thành 6 đôi tất màu, và bán sạch chỉ trong 1 tuần, một phần thu nhập trả lại cho các họa sĩ trẻ, một phần đưa vào ngân sách của thư viện, để thư viện có kinh phí hoạt động.

Năm 2017, Thư viện Thầy giáo mời hơn 20 giáo viên và sinh viên của các học viện mỹ thuật, hướng dẫn các em trong thôn, biến một ngõ bên Thư viện Thầy giáo ở thôn Trường An tràn đầy không khí mới mẻ và nghệ thuật. Một năm trước, đạo diễn Trương Dương đã dẫn đoàn làm phim đến huyện Lương Hà quay phim tài liệu “Thư viện Thầy giáo”.

Năm 2018, ông Tín Vương Quân kêu gọi các sinh viên và họa sĩ ở các nơi Trung Quốc đến thôn Đông Đầu, thành phố Thọ Quang, tỉnh Sơn Đông, quê của ông, trong hơn 1 tháng, các họa sĩ đã sáng tác hơn 100 tác phẩm trên các bức tường trong thôn, khiến thôn nhỏ này trở thành thôn nổi tiếng trên mạng ở Trung Quốc.

Hiện nay, hoạt động “thay đổi thôn làng bằng nghệ thuật” đã đi vào rất nhiều thôn làng Trung Quốc. Người cao tuổi và trẻ em trong thôn trở thành nhân vật chính của các bức tranh vẽ trên tường. Người dân trong thôn cũng rất thích thôn mình có nhiều tác phẩm tranh, hay thưởng thức các bức tranh khi rảnh rỗi.

Theo ông Tín Vương Quân, ngoài tăng thêm thu nhập du lịch cho người dân trong thôn, Thư viện Thầy giáo và các tác phẩm tranh trên tường còn là một sự “ở cùng” đối với những người cao tuổi và trẻ em. 6 năm qua, Thư viện Thầy giáo thường tổ chức các nghệ sĩ gồm họa sĩ, nhạc sĩ đến vùng sâu vùng xa, khơi sáng nghệ thuật cho trẻ em địa phương.

Một ngày trong tháng 11 năm 2019, ông Tín Vương Quân và nhóm nghệ sĩ của ông nhận lời mời vào ở thôn Bạc Liên, thành phố Đằng Xung. Buổi tối,, khi dạo trên ngõ thôn tối đen như mực, các nghệ sĩ bỗng ý thức rằng, ban đêm của thôn thiếu ánh sáng. Một ý tưởng mới đã nảy sinh trong đầu các nghệ sĩ.

 “Bảo tàng Mỹ thuật của các bạn” trước đây là một tòa nhà cũ nát, chính quyền xã Ngũ Hợp đã cho nhóm nghệ sĩ của ông Tín Vương Quân thuê, và cải tạo thành một viện bảo tàng mỹ thuật thôn làng miễn phí do người dân trong thôn tự tổ chức và quản lý.

Những thôn làng thay đổi bởi nghệ thuật_fororder_21a96ba3f9054970b423b24f7a56f750

Kể từ khi hoàn thành xây dựng vào năm nay, viện bảo tàng đã tổ chức 2 cuộc triển lãm. Các tác phẩm lưu giữ trong viện bảo tàng là các họa sĩ sáng tác theo đề tài trong cuộc sống thôn làng, chẳng hạn như con lợn giơ ngon táy cái và biết bay. Trên các bức tường của viện bảo tàng, có treo rất nhiều tranh vẽ trên ngói do các em trong thôn sáng tác.

Ông Quân cho biết: “Viện Bảo tàng Mỹ thuật của các bạn chính là viện bảo tàng của mọi người. Tất cả mọi người đều có thể tham dự, không có bất kỳ trở ngại nào.”

Hình ảnh của bé gái Dương Tự Tuyên ở thôn Bạc Liên được nghệ sĩ vẽ trên tường, em Tuyên không chỉ là cô bé trong tác phẩm “Bé gái thích đọc sách”, mà cũng là nhân vật chính trong tác phẩm “Bé gái thích chụp ảnh” đang cầm trên tay một chiếc máy ảnh được vẽ trên bức tường màu trắng ở đầu thôn, hình ảnh bé trai Nhị Mãnh tình cờ đi xe đạp qua thôn Bạc Liên cũng được vẽ lên tường, trong tác phẩm tranh, em Nhị Mãnh đang đi một chiếc xe đạp kiểu cũ đích thực, mỗi du khách đến thăm đều thích ngồi lên xe đạp chụp ảnh với em Nhị Mãnh. Hai cột điện trong thôn cũng được các nghệ sĩ sáng tác thành bút lông lớn dưới chân núi Cao Lê Cống.

 “Chấn hưng thôn làng không thể tách rời nghệ thuật.” Ông Trần Dĩ Hiểu, Trưởng Trạm Văn hóa xã Ngũ Hợp cho biết, văn hóa cộng đồng thôn làng bị cắt đứt có thể hội nhập thông qua sự tu bổ của nghệ thuật.

Hàng thổ cẩm là nghệ thuật dệt may thủ công dân tộc Thái truyền thống, trước đây từng là một kỹ năng quen thuộc của các phụ nữ dân tộc Thái, cùng với sự phát triển của công nghiệp hóa, dệt thổ cẩm đứng trước nguy cơ bị thất truyền ở khu vực dân tộc Thái. Tháng 6 năm 2008, kỹ năng dệt thổ cẩm dân tộc Thái được đưa vào danh sách đợt hai di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia Trung Quốc.

Tháng 11 năm 2019, dưới sự hỗ trợ của ngân sách chương trình đào tạo nhân tài văn hóa thành phố Đằng Xung, tỉnh Vận Nam, xã Ngũ Hợp tổ chức lớp đào tạo kế thừa dệt thổ cẩm dân tộc Thái, mời các nghệ nhân cao tuổi của thôn Bạc Liên làm người hướng dẫn, 15 phụ nữ dân tộc Thái đã tham gia lớp đào tạo, kỹ năng dệt thổ cẩm của dân tộc Thái một lần nữa được kế thừa ở địa phương. 12 máy dệt để ở góc nhà phủ đầy lớp bụi, 40-50 năm không dùng đến một lần nữa vang tiếng ở 7 gia đình dệt thổ cẩm trong thôn.

Cửa hàng của chị Dương Tú Cải, 36 tuổi nằm trong “Viện Bảo tàng Mỹ thuật của các bạn”, buổi sáng hàng ngày, chị đi làm ruộng trước, sau 11 giờ trưa đến viện bảo tàng. Chị cho biết, như vậy có thể chăm sóc gia đình, thu nhập còn cao hơn làm thuê ở ngoài.

Kể từ khi Bạc Liên trở thành thôn đầy ý thơ nhất của thành phố Đằng Xung, số du khách đến thăm tăng vọt. Số liệu của Trung tâm Văn hóa xã Ngũ Hợp cho thấy, 6 tháng đầu năm 2020, thôn Bạc Liên tổng cộng đón hơn 37 nghìn lượt du khách, doanh thu du lịch trong quý 2 tăng hơn 320 nghìn Nhân dân tệ so với cùng kỳ năm ngoái. Rất nhiều người đi ra ngoài làm thuê lâu năm đã trở về quê, trong thôn có hơn 20 cửa hàng nhỏ, các nhà hàng kinh doanh đặc sản truyền thống có thu nhập trung bình vượt 3000 Nhân dân tệ/tháng. Số nhà khách kinh doanh du lịch đồng quê cũng tăng lên tới 30 nhà. Nhà khách và dịch vụ du lịch đồng quê của ông Dương Chính Bân thực hiện doanh thu gần 200 nghìn Nhân dân tệ trong 6 tháng đầu năm nay.

Biên tập viên:La Thành
Lựa chọn phương thức đăng nhập