Sảnh Hoa

Công nghệ AI cũng như các biện pháp sáng tạo đã giúp người dân Trung Quốc tránh lãng phí đồ ăn

29-09-2020 14:49:24(GMT+08:00)
Chia sẻ:

Thưa quý vị và các bạn, sự lãng phí trong ăn uống đã dẫn đến sự quan tâm của mọi người. Trong một bài phát biểu công bố hôm 11/8, Chủ tịch Tập Cận Bình cho biết, lãng phí là điều đáng xấu hổ và tiết kiệm là điều đáng trân trọng, mô tả lượng thực phẩm bị lãng phí trong nước là “gây sốc và đáng buồn”. Chủ tịch Tập Cận Bình nói: “Chúng ta vẫn cần phải duy trì cảnh giác khủng hoảng an ninh lương thực. Tác động của đại dịch Covid-19 năm nay đã gióng lên hồi chuông báo động”. Vậy, theo các bạn, chúng ta phải làm thế nào để ngăn chặn hiện tượng lãng phí trong ăn uống? Bạn có sáng kiến gì không? Nếu như đặt địa vị mình là người kinh doanh nhà hàng, thì bạn sẽ áp dụng biện pháp kinh doanh như thế nào để hướng dẫn người dân ăn uống không lãng phí? Mời quý vị và các bạn đến với chương trình Trung Quốc ngày nay kỳ này để cùng thảo luận xoay quanh vấn đề ngăn chặn lãng phí trong ăn uống.

Các bạn thân mến, sau khi Chủ tịch Tập Cận Bình nêu ra phong trào “Sạch đĩa”, các chính quyền địa phương Trung Quốc ngay lập tức đã bắt tay vào hành động với các đề xuất nhắm vào thảm họa lãng phí thực phẩm, tức phong trào “Sạch đĩa”, một sáng kiến ​​được đề cập lần đầu vào năm 2013 nhưng được nâng lên một lần nữa nhờ bài phát biểu của Chủ tịch Tập Cận Bình.

Công nghệ AI cũng như các biện pháp sáng tạo đã giúp người dân Trung Quốc tránh lãng phí đồ ăn_fororder_timg (5)

Ở Trung Quốc, chủ bữa tiệc thường có xu hướng gọi nhiều món hơn số lượng thực khách trong nhóm để thể hiện phép lịch sự. Để giải quyết vấn đề lãng phí lương thực, Hiệp hội Ngành nghề Dịch vụ Ăn uống Vũ Hán kêu gọi các nhà hàng trong thành phố ban hành một hệ thống gọi là “N-1 đặt hàng”, theo đó một nhóm khách phải đặt món ăn ít hơn số lượng thực khách. Các nhà hàng nên cung cấp các phần nhỏ hơn cũng như cung cấp các hộp mang đi để đóng gói thức ăn thừa. Theo sau sự đi đầu của thành phố Vũ Hán, các thành phố khác ở tỉnh Hồ Bắc, thành phố Tây An ở tỉnh Thiểm Tây,  Tín Dương ở tỉnh Hà Nam, cũng đề xuất triển khai hệ thống N-1.

   Ngoài ra, Sảnh Hoa phát hiện dạo này một số bạn trẻ đang tham gia một chương trình nhỏ trên Wechat mang tên “Sạch đĩa”, sau khi ăn xong bữa tối, các bạn có thể dùng điện thoại mở một chương trình nhỏ trên Wechat và chụp lại ảnh những chiếc đĩa sạch trơn. Sau khi bức ảnh được đăng tải và được trí tuệ nhân tạo (AI) nhận diện thành công, bạn sẽ nhận được một số điểm thưởng. Gần 1 triệu người trẻ tuổi ở Trung Quốc đã tham gia chương trình “Sạch đĩa”.

Công nghệ AI cũng như các biện pháp sáng tạo đã giúp người dân Trung Quốc tránh lãng phí đồ ăn_fororder_timg (6)

Một chàng trai trẻ người Thượng Hải cho biết bản thân đã tham gia chương trình này một vài lần và anh cũng đã gia nhập một nhóm những người có chung mục tiêu chống lại việc lãng phí thực phẩm. Điều đặc biệt thôi thúc nhiều người tham gia chương trình này là tất cả những ai tham gia đều có thể đổi điểm thưởng để lấy quà như sách, điện thoại di động, rượu vang đỏ hoặc gửi những bữa ăn từ thiện dành tặng cho trẻ em ở các khu vực nông thôn khó khăn.

Không chỉ có chương trình “Sạch đĩa”, một chiến dịch mang tên “Dọn sạch đĩa của bạn” cũng đang được phát động trên Internet, thu hút sự quan tâm của nhiều đối tượng trên khắp mọi miền Trung Quốc.

Các phương tiện truyền thông, cơ quan chính phủ, tổ chức xã hội và những người có ảnh hưởng lớn trên mạng xã hội ở Trung Quốc đều đã và đang lan truyền các thông điệp phòng chống lãng phí thực phẩm. Ngay cả các công ty thực phẩm và nhà hàng cũng đang rất nỗ lực để ngăn chặn tình trạng lãng phí thực phẩm, đồng thời thường xuyên nhắc nhở người tiêu dùng về vấn đề này.

Không chỉ vậy, nhiều trường đại học Trung Quốc - nơi tập trung nhiều thanh niên, cũng đang phát động những chiến dịch tương tự, trong đó có hoạt động “Thử thách dọn sạch đĩa đồ ăn”. Nhà sáng lập công ty khởi nghiệp phát triển chương trình “Sạch đĩa”, ông Liễu Tế Thâm khẳng định đổi mới công nghệ là cách thức hữu hiệu để có thể giảm lãng phí thực phẩm.

Công nghệ AI cũng như các biện pháp sáng tạo đã giúp người dân Trung Quốc tránh lãng phí đồ ăn_fororder_timg (12)

Ý tưởng dùng công nghệ để giảm thiểu lương thực phẩm khổng lồ bị lãng phí mỗi ngày đã nảy sinh trong đầu ông Liễu Tế Thâm khi ông dùng bữa tối tại một nhà hàng vào năm 2017. Nhà hàng này đã thực hiện một chương trình độc đáo, tặng những thực khách “đánh sạch bách” món ăn một thẻ ghi nhận và sau khi thực khách thu thập được một số lượng thẻ nhất định, họ sẽ được tặng một món quà nhỏ.

  Ông Liễu Tế Thâm cho rằng ý tưởng này hoàn toàn có thể thực hiện trên mạng Internet nên đã nhanh chóng bắt tay thành lập một đội ngũ để xây dựng dự án. Vấn đề nảy sinh là làm thế nào hệ thống AI có thể nhận diện những chiếc đĩa đã trống trơn chưa trong những bức ảnh được đăng tải.

Vì vậy, để hệ thống AI trở nên thông minh hơn, ông Liễu Tế Thâm và đội ngũ của mình với sự trợ giúp của hơn 1.000 người khác đã dành khoảng 6 tháng để thu thập hơn 100.000 mẫu trong các nhà ăn và nhà hàng trên khắp Trung Quốc, đồng thời sử dụng dữ liệu này cho AI. Coi đây là một ý tưởng hay, hàng chục doanh nghiệp và các viện nghiên cứu hay nhà hàng cũng đã liên lạc với công ty khởi nghiệp của ông Liễu Tế Thâm để hợp tác.

Thông qua chương trình nhỏ được số hóa và trực quan hóa, tất cả những người tham gia đều có thể thấy rõ hiệu quả của việc tiết kiệm thực phẩm. Chính vì vậy, mong muốn của những người sáng lập các chiến dịch kêu gọi tiết kiệm thực phẩm là giới trẻ có thể hình thành thói quen tránh lãng phí.

Các bạn thân mến, sự lãng phí trong ăn uống tất nhiên là có liên quan đến đạo đức của con người. Mọi người chúng ta nên đề xướng để tinh thần “Tiết kiệm là vinh quang, lãng phí là xấu hổ” trở thành thói quen tốt trong toàn xã hội. Tiết kiệm phải được quán triệt đến tất cả mọi mặt trong quá trình phát triển đất nước, nhất là phải tiết kiệm tài nguyên, đây chính là yếu tố quan trọng nhất trong mệnh đề văn minh sinh thái và Trung Quốc tươi đẹp.

Biên tập viên:Sảnh Hoa
Lựa chọn phương thức đăng nhập