Vũ Minh

Cuộc phỏng vấn riêng với Giáo sư Thạch Chính Lệ Viện nghiên cứu vi-rút Vũ Hán

26-05-2020 18:30:02(GMT+08:00)
Chia sẻ:

Theo các bài báo công khai, ngày 30/12/2019, ê-kíp do bà dẫn đầu lần đầu tiên tiếp xúc mẫu bệnh phẩm nhiễm vi-rút nCoV, sau đó, ê-kíp của bà đã làm những công tác gì để giám định tác nhân gây bệnh?

 

Sau khí nhận được mẫu bệnh phẩm chiều ngày 30/12/2019, ê-kíp của chúng tôi trước tiên tiến hành nghiên cứu vi-rút cô-rô-na đối với mẫu bệnh phẩm lúc đó được gọi là mẫu bệnh phẩm viêm phổi không rõ nguyên nhân, vì ê-kíp chúng tôi lâu nay đều nghiên cứu về vi-rút cô-rô-na, nên chúng tôi đã tiến hành giải trình tự thông lượng cao đối với mẫu bệnh phẩm và phân lập tác nhân gây bệnh. Trong thời gian rất ngắn, chúng tôi trước tiên đã xác định có vi-rút cô-rô-na chủng mới trong mẫu bệnh phẩm này, cũng có được bản đồ giải mã gen của chủng vi-rút này, chứng minh vi-rút này có bản đồ giải mã gen khác hẳn với các vi-rút mà chúng tôi đã biết, vì vậy chúng tôi lúc đó gọi vi-rút này là vi-rút cô-rô-na chủng mới. Sau đó, ngày 12/1/2020, Viện nghiên cứu vi-rút Vũ Hán và hai cơ quan khác của Trung Quốc đã trình bản đồ giải mã gen vi-rút này lên Tổ chức Y tế Thế giới. Đồng thời, chúng tôi còn gửi bản đồ giải mã gen của các vi-rút khác cho ngân hàng gen GISAID, cung cấp cho Chính phủ và nhà khoa học trên toàn cầu dùng để giám định tác nhân gây bệnh cũng như sàng lọc, sử dụng vắc-xin và thuốc đặc trị sau đó.

 

 

Đối với bà, hoàn thành giải trình tự bộ gen vi-rút và chia sẻ với toàn cầu, liệu có nghĩa là bà đã hoàn thành công việc hay không?

Không phải đâu, công việc mà chúng tôi đã làm trong tiền kỳ chỉ là một phần trong giám định tác nhân gây bệnh. Chúng tôi biết được thông tin di truyền của vi-rút này và vi-rút này thuộc chủng vi-rút nào. Trên thực tế, trong công tác giám định tác nhân gây bệnh còn có một khâu quan trọng là thử nghiệm lây nhiễm trên động vật. Thử nghiệm lây nhiễm trên động vật được tiến hành theo nguyên tắc Koch, đó là chỉ có thông qua thử nghiệm lây nhiễm trên động vật, cuối cùng mới có thể xác nhận một vi-rút nào đó là nguyên nhân chính gây nên một bệnh nào đó. Vì tiền kỳ chúng tôi đã có sự tích lũy, có sẵn một mô hình động vật, cho nên chúng tôi rất nhanh đã tiến hành thử nghiệm lây nhiễm trên động vật theo mô hình động vật. Trên thực tế, ngày 6/2/2020, chúng tôi đã hoàn thành thử nghiệm lây nhiễm trên chuột chuyển gen. Thử nghiệm chứng minh loài động vật này có những triệu chứng viêm phổi tương đồng so với xảy ra ở người. Ngày 9/2/2020, chúng tôi hoàn thành thử nghiệm lây nhiễm trên khỉ rhesus macaque. Thử nghiệm lây nhiễm trên hai loài động vật đều chứng minh vi-rút cô-rô-na chủng mới mà chúng tôi phân lập ra là một tác nhân gây nên bệnh viêm phổi không rõ nguyên nhân.

 

Bà đánh giá thế nào các công tác mà bà cùng ê-kíp đã làm sau khi bùng phát dịch bệnh?

Tôi cho rằng chúng tôi đã hoàn thành xuất sắc những công việc, trong thời gian rất ngắn, không bỏ lỡ thời gian, hoàn thành cùng lúc các công tác phân lập tác nhân gây bệnh, giải trình tự bộ gen và thử nghiệm lây nhiễm trên động vật.

 

Bà vừa rồi đề cập đến bà cùng ê-kíp có kinh nghiệm nghiên cứu vi-rút cô-rô-na trong hơn 10 năm, giữa kinh nghiệm và những công việc trong thời gian phòng, chống dịch bệnh lần này có mối liên hệ gì?

Có mối liên hệ rất mật thiết. Trên thực tế, chúng tôi bắt đầu nghiên cứu vi-rút cô-rô-na từ dơi kể từ năm 2004, sau 15 năm tích lũy, ê-kíp của chúng tôi đã tích lũy một lượng lớn vật liệu, công nghệ, phương pháp và nền tảng nghiên cứu, cũng nhữ đội ngũ nhân tài. Chính nhờ có được sự tích lũy này, chúng tôi mới có thể làm rõ tác nhân gây bệnh viêm phổi không rõ nguyên nhân trong thời gian ngắn nhất trong thời gian ứng phó dịch bệnh lần này.

 

Xin bà cho biết cụ thể những sự tích lũy như thế nào đã giúp bà phản ứng nhanh trong quá trình phòng, chống dịch bệnh lần này?

Trước tiên, sau 15 năm nghiên cứu, chúng tôi đã làm rõ vấn đề về nguồn gốc của vi-rút SARS. Thông qua nghiên cứu trong giai đoạn tìm nguồn gốc của vi-rút SARS, chúng tôi phát hiện trong giới tự nhiên có sự đa dạng di truyền. Chúng tôi gọi những vi-rút này là các vi-rút tương tự vi-rút SARS. Sự phát hiện về những vi-rút này nói lên không chỉ riêng vi-rút SARS, mà còn những vi-rút khác cũng có rủi ro tiềm tàng đối với loài người. Chúng tôi vừa đi tìm hiểu sự phân bố, bối cảnh di truyền của những vi-rút này, vừa tiến hành những thử nghiệm sinh học phân tử tại phòng thí nghiệm để đánh giá liệu nhiều vi-rút tương tự vi-rút SARS trên dơi có tính khả năng lây truyền sang các loài động vật khác hay không? Trên thực tế, hàng loạt công tác này đã cung cấp kinh nghiệm nghiên cứu và giải pháp công nghệ rất tốt cho chúng tôi. Chẳng hạn, phương pháp xét nghiêm axít nucleic, phương pháp xét nghiệm kháng thể, công nghệ phân lập vi-rút, các phương pháp này đều nhờ sự tích lũy và tìm tòi trong thời gian dài, cuối cùng chúng tôi mới có năng lực hoàn thành công tác giám định tác nhân gây bệnh khi có được mẫu bệnh phẩm.

 

Bà cùng ê-kíp của bà có triển khai hợp tác quốc tế không? Trong bối cảnh toàn cầu phòng, chống dịch bệnh lần này, những hợp tác quốc tế này đã phát huy những tác dụng gì?

 Chúng tôi tiến hành những hợp tác này là nhằm phục vụ sức khỏe của nhân loại trên toàn cầu, vì chúng tôi biết được công tác nghiên cứu bệnh truyền nhiễm và các bệnh truyền nhiễm mới bùng phát là không có biên giới. Nó đòi hỏi các nhà khoa học và Chính phủ các nước trên toàn cầu nên đi theo hướng cởi mở, minh bạch và hợp tác. Mọi người cùng tiến hành công tác phòng ngừa và kiểm soát những bệnh truyền nhiễm mới bùng phát.

Cho nên, mục đích ban đầu của chúng tôi là nhất định phải hợp tác, rồi trong quá trình hợp tác chúng ta cùng có lợi, chúng ta cùng đi tìm hiểu những vi-rút tồn tại trong giới tự nhiên với tốc độ nhanh nhất, không chỉ riêng công tác tại phòng thí nghiệm, kể cả công tác lấy mẫu ở dã ngoại, xây dựng mô hình cảnh báo, v.v., những công tác này đòi hỏi các nhà khoa học được đào tạo bài bản, nghiên cứu các lĩnh vực khác nhau cùng làm mới có thể hoàn thành được, chỉ dựa vào một ê-kíp nhỏ không thể hoàn thành được những công tác nói trên.

 

Vốn tài trợ cho những dự án hợp tác này đã bị tạm ngừng, bà chắc biết một số đối tác hợp tác của bà đang đối mặt vấn đề này. Vậy, bà nhìn nhận thế nào nguyên nhân ngừng tài trợ cho những dự án này?

Tôi cho rằng, hiện nay gắn chính trị với khoa học đã chính trị hóa khoa học. Đây là việc rất đáng tiếc, tôi cho rằng các nhà khoa học trên toàn thế giới đều không mong chứng kiến tình hình hiện nay. Vì tôi đã nói nghiên cứu bệnh truyền nhiễm phải cởi mở, minh bạch và hợp tác, hợp tác quốc tế sẽ tạo sự nâng đỡ về kỹ thuật cho nghiên cứu bệnh truyền nhiễm mới bùng phát, hợp tác quốc tế là phục vụ toàn nhân loại. Vì vậy, chúng tôi lấy làm tiếc về tình hình này.

 

Tiếp theo, bà sẽ tập trung làm những công việc gì?

Tiếp theo, tôi sẽ tiếp tục một phần công việc trước đó, chẳng hạn, tìm những tác nhân gây bệnh chưa biết đến. Chúng tôi biết trong tự nhiên có rất nhiều loài dơi, có rất nhiều loài động vật hoang dã, một số vi-rút chưa biết nhiều mà chúng ta hiện đã phát hiện chỉ là một phần rất nhỏ, nếu chúng ta muốn bảo vệ tốt nhân loại chúng ta, không bùng phát bệnh truyền nhiễm mới, chúng ta cần phải đi tìm hiểu trước những vi-rút chưa biết đến trên động vật hoang dã trong tự nhiên, cảnh báo trước, hơn nữa phải chuẩn bị sẵn những thuốc và thuốc thử dùng để xét nghiệm, phòng ngừa và điều trị, để chuẩn bị cho công tác phòng ngừa và kiểm soát trong tương lai.

 

Tiếp theo, bà sẽ tiếp tục triển khai những nghiên cứu này. Theo bà có những lý do gì?

Những vi-rút này tồn tại trong tự nhiên, bất kể bạn thừa nhân hay không, chúng nó đều tồn tại. Nếu chúng tôi không đi nghiên cứu, thì có khả năng phải đối mặt với sự bùng phát lần sau, hơn nữa chúng tôi hoàn toàn không biết đến chúng nó.

 

 

Biên tập viên:Vũ Minh
Lựa chọn phương thức đăng nhập