Ngọc Ánh

TỪ TIẾT HÀN LỘ NÓI ĐẾN SỰ KHÁC NHAU GIỮA NÔNG LỊCH VÀ ÂM LỊCH

15-10-2019 16:34:32(GMT+08:00)
Chia sẻ:

图片默认标题_fororder_u24

Đặc trưng khí hậu Bắc bốn mùa rõ rệt, kể từ sau khi tiết khí Hàn Lộ năm nay rơi vào thời điểm 16:14:37 (giờ Bắc Kinh) thứ Ba ngày 8 tháng 10 dương lịch, mùng 10 tháng 9 Nông lịch (âm lịch)năm Kỷ Hợi, khi Mặt Trời ở xích kinh 195° (kinh độ Mặt Trời bằng 195°) đến nay, nhiệt độ thấp hẳn so với tháng trước, không khí khô ráo, sáng tối phải mặc áo len và áo khoác mỏng. Ngọc Ánh đã giới thiệu về tiết khí Hàn Lộ vào mục Hộp Thư Ngọc Ánh trên facebook. Để nhiều bạn đang có mặt bên máy thu thanh chưa hoặc không vào facebook tìm hiểu , Ngọc Ánh xin giới thiệu nhé.

图片默认标题_fororder_u23

Hàn Lộ, nước sương nhiều lên, nhiệt độ thấp xuống

Nước sương trên mặt đất sắp kết thành hạt sương

Hàn Lộ là tiết khí thứ 5 trong mùa Thu, và là tiết khí thứ 17 của 24 tiết khí trong năm, tượng trưng cho tiết trời dần chuyển lạnh

图片默认标题_fororder_u21

Vào tiết khí Hàn Lộ, nhiệt độ nóng lạnh các vùng miền trong cả nước Trung Quốc chênh lệch khác nhau, miền bắc hoặc Đông Bắc TQ đã vào cuối thu, miền tây Bắc thậm chí sắp vào đông

Lá trên núi cây đỏ như lửa, từng đàn chim én bay về Nam

Hoa Cúc vàng nở rộ, chùm hoa quế đưa hương

Quả hồng chín đỏ, cua đồng tươi ngon

Ban ngày trời xanh cao lồng lộng

Ban đên trời lạnh gió tràn về

Cây cỏ xào xạc, lá ngô đồng vàng rụng

Hàn Lộ có Tam Hậu

图片默认标题_fororder_u18

Nhất Hậu đàn Nhạn hồng di trú bay đến cuối cùng bay đi làm khách ở miền nam. Tiết Hàn thu, là mùa xa nhớ quê hương

Nhì Hậu, cuối thu trời trở lạnh, không thấy bóng chim sẻ đâu. Nghêu sò ngoài bờ biển, như được nhuộm thành đàn sẻ màu vàng

图片默认标题_fororder_u20

Tam Hậu là lúc cúc vàng nở rực

Cây cỏ phồn hoa nhờ ánh dương

Sắc màu hoa cúc rực mùa thu

 

Hàn Lộ, cảnh phương Bắc đã đậm sắc thu

Mây trắng lá đỏ, thi thoảng có sương sớm

Phương nam cảnh thu cũng nồng dần

Tiếng ve câm ngắt, đầm sen hoa tàn

Đăng cao ngắm cảnh, sắc lá muôn màu

图片默认标题_fororder_u19

Trung Y có thuyết dưỡng sinh bốn mùa:

“Xuân Hạ dưỡng dương, Thu Đông dưỡng âm”

图片默认标题_fororder_u16

Đến tiết Hàn Lộ, mọi người ăn những thức dưỡng âm phòng khô hanh nứt nẻ, nhuận phổi ích vị, cho nên người TQ có thói quen ăn vừng hoặc những thức có nhân hạt vừng trong tiết khí này.

Ngoài ra hạt vừng ra, các thức như Hạch đào (quả óc chó), ngân nhĩ(mộc nhĩ trắng), củ cải, ngó sen hạt sen, bách hợp cũng rất hợp ăn vào mùa này.

图片默认标题_fororder_u12

Có bạn bảo tính lịch theo Nông lịch rất hay.

Có bạn yêu cầu Ngọc Ánh giới thiệu về sự khác nhau giữa Âm lịch và Nông lịch.

Là Bến hẹn tình bạn và là mảnh vườn kiến thức, Ngọc Ánh rất vui giải đáp, và đây cũng là dịp để Ngọc Ánh tích lũy kiến thức.

 

Sự khác biệt giữa Nông Lịch và Âm lịch

图片默认标题_fororder_u14

Một là, khác năm:

Nông lịch Trung Quốc sử dụng theo nguyên tắc “trí nhuận” thích đáng, khiến một năm trung bình là 365,422 ngày, tương đương với thời gian của năm mặt trời. Thế nên, thời gian gần khít với năm dương lịch, nhưng “Năm” âm lịch, thì chỉ tích lũy đơn giản bằng 12 tháng âm lịch theo công thức 29,5x12= 354 ngày, chênh lệch khoảng 11 ngày so với “Năm” dương lịch. Do vậy, thời gian số tháng và hàn thử sẽ xuất hiện hiện đảo ngược.

2. Các vùng miền sử dụng khác nhau:

Nông lịch của Trung Quốc có thể phản ánh sự biến hóa đầy vơi của đông hạ qua lại, cho nên các khu vực trên vĩ độ bắc bán cầu ứng dụng rộng rãi, đặc biệt là rất thích dụng với tập quán của đặc thù Trung Quốc, bởi vậy mà được sử dụng rộng rãi tại các nơi Trung Quốc và người Hoa cư trú tập trung tại các nước Đông Nam Á.

3. Tác dụng khác nhau:

Trong Nông lịch Trung Quốc có mang đặc trưng nào đó của Dương lịch, có thể áp dụng chỉ đạo cho thời vụ nông nghiệp, để sắp xếp cho công việc đồng áng các vụ.

Còn âm lịch chỉ có thể phản ánh sự biến hóa của mặt trăng, nhưng không thể phản ánh sự thay đổi của nhiệt độ thời tiết, cho nên âm lịch cổ truyền chỉ thuần thuý chỉ là “âm lịch” mà thôi, chứ không thể lấy nó để chỉ đạo cho công việc đồng áng của nhà nông được.

图片默认标题_fororder_u13

Âm lịch là một trong những lịch pháp truyền thống của Trung Quốc, còn được gọi là “Ân lịch”, “Cổ lịch”, “Hoàng lịch”, “Hạ lịch” và “lịch cũ”.

Trong Thiên văn học, lịch pháp được tính bằng chu kỳ của vơi đầy của mặt trăng, lấy mặt trăng di chuyển quanh mặt trời một vòng là một tháng, trên cơ sở đó lịch pháp của một năm là 12 tháng trên cở sở Sóc vọng nguyệt trong thiên văn. Trong quá trình diễn biến phát triển của lịch pháp, xuất hiện một năm có 24 tiết khí, nhà nông căn cứ vào tiết khí để sản xuất nông nghiệp, dần rồi hình thành Nông lịch, tức Hán lịch. Tuy rằng, Âm lịch và Nông lịch đều được gọi là lịch cổ, Hán lịch, Hạ lịch và lịch cũ, thế nhưng giữa Âm lịch và Nông lịch lại có sự khác  biệt, trong truyền thống sử dụng Hạ lịch, trên thực tế là Âm Dương Lịch.

图片默认标题_fororder_u15

Tháng của Âm lịch tính theo quy luật chuyển động của mặt trăng: tức mặt trăng chuyển động trên quỹ đạo của mình, gọi là Bạch Đạo và Hoàng Đạo cùng là hai vòng tròn lớn của thiên thể, nó di chuyển quanh địa cầu một vòng mất 27 ngày 7 tiếng 43 phút 1,5 giây đồng hồ, đây là thời gian cần cho một vòng quay chung của mặt trăng. Khi mặt trăng quay vòng trái đất, thì trái đất cũng có sự biết động bởi vị trí quay chung, dịch lên trên hơn 27 độ, mà mặt trăng một ngày di chuyển 13 độ 15 phút, cho nên mặt trăng tự hợp sóc trong thiên văn, cứ quay quanh trái đất một vòng, cần 29 ngày 12 tiếng 44 phút 2,8 giây đồng hồ, gọi là “sóc vọng nguyệt”, theo thói quen gọi là một tháng.

Biên tập viên:Ngọc Ánh
Lựa chọn phương thức đăng nhập