Ngày 15/5, Hội nghị Đối thoại giữa các nền văn minh châu Á đã diễn ra tại Trung tâm hội nghị quốc gia Bắc Kinh, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có bài phát biểu đề dẫn mang tên “Sâu sắc giao lưu và tham khảo lẫn nhau giữa các nền văn minh, cùng xây dựng cộng đồng cùng chung vận mệnh châu Á” tại lễ khai mạc. Chuyên gia học giả nước ngoài cho rằng, bài phát biểu của Chủ tịch Tập Cận bình trình bày hơn nữa tầm quan trọng triển khai đối thoại bình đẳng giữa các nền văn minh khác nhau, sẽ thúc đẩy đi sâu giao lưu và tham khảo lẫn nhau giữa các nền văn minh, củng cố nền tảng nhân văn cùng xây dựng cộng đồng cùng chung vận mệnh châu Á, cộng đồng cùng chung vận mệnh của nhân loại, gợi mở thế giới cùng sáng tạo tương lai tươi đẹp hơn.
Chủ tịch Trung tâm nghiên cứu sáng tạo châu Á, cơ quan tham vấn của In-đô-nê-xi-a Bambang Suryono cho rằng, bài phát biểu của Chủ tịch Tập Cận Bình đã bày tỏ tiếng nói của nhân dân châu Á. Hội nghị Đối thoại giữa các nền văn minh châu Á có vai trò tích cực đối với việc tìm kiếm ứng phó thách thức và mối đe dọa chung đặt ra trước thế giới ngày nay, sẽ tăng cường sức mạnh hòa bình và phát triển.
Giáo sư Đại học Nehru, nhà Hán học Deepak Ấn Độ cho biết, cùng phồn vinh là mong đợi rộng rãi của nhân dân châu Á, cũng là trách nhiệm của mỗi người. Các nước châu Á cần phải đoàn kết nhất trí, thể theo tinh thần cởi mở, thúc đẩy kết nối, xóa bỏ nghèo nàn và lạc hậu, thúc đẩy giao lưu và tham khảo lẫn nhau giữa các nền văn minh.
Chủ tịch Hiệp hội Âm nhạc Hàn Quốc Lee Cheol-gu cho biết, Trung Quốc tôn trọng đặc tính của các nền văn minh khác nhau, khẳng định thành tựu giành được của mỗi nền văn minh. Nếu mỗi nước đều có thể đi con đường phát triển chung với thái độ tôn trọng, khẳng định, bao trùm các nền văn minh khác, con đường này cũng sẽ đi tới hòa bình thế giới.
Trợ lý Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Đông Á trường Đại học quốc gia Xin-ga-po Trần Cương cho rằng, trong bối cảnh chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch thịnh hành, địa chính trị căng thẳng hiện nay, đặc biệt là “Thuyết xung đột văn minh” có phần ngóc đầu dậy, kiên trì bao trùm, giao lưu và tham khảo lẫn nhau giữa các nền văn minh khác nhau có ý nghĩa hiện thực rất mạnh.
Viện trưởng Học viện Khổng Tử trường đại học kênh Suez, Ai Cập Hassan Ragab cho biết, đề nghị của Chủ tịch Tập Cận Bình rất cụ thể, có tính thao tác mạnh, một lần nữa tỏ rõ thiện chí của Trung Quốc về thúc đẩy phát triển kinh tế và giao lưu văn hóa châu Á, tăng thêm tình hữu nghị giữa nhân dân châu Á.
Tổng Thư ký Hiệp hội Hữu nghị Lào-Trung Quốc Sikhoun Bounvilay cho rằng, thực thi chương trình phiên dịch tác phẩm kinh điển châu Á và chương trình giao lưu hợp tác điện ảnh và truyền hình châu Á là biện pháp rất tốt. Phiên dịch tác phẩm kinh điển của Trung Quốc thành tiếng Lào, giúp nhân dân Lào tìm hiểu Trung Quốc, thưởng thức văn hóa Trung Quốc, góp phần cho hai nước chung tay hợp tác, cùng xây dựng cộng đồng cùng chung vận mệnh châu Á, cộng đồng cùng chung vận mệnh của nhân loại.
Cựu Phó Hiệu trưởng trường Đại học Tây Ô-xtrây-li-a Kent Anderson cho rằng, thực thi chương trình xúc tiến du lịch châu Á là biện pháp tốt để hiểu biết, tiếp xúc văn hóa khác nhau. Mọi người càng tiếp cận một nền văn hóa, càng có thể cởi mở và bao trùm, càng dễ hiểu biết lẫn nhau.