“Tây Du Ký” là một trong những tác phẩm văn học nổi tiếng thời cổ Trung Quốc, rất được người dân các nước châu Á yêu thích. Tác phẩm này không những được dịch sang nhiều thứ tiếng lưu truyền tại các nước, mà còn được nhiều nước châu Á cải biên hoặc chuyển thể thành phim truyền hình và phim nhựa. Nghệ sĩ nổi tiếng Trung Quốc Lục Tiểu Linh Đồng có mong đợi gì đối với giao lưu văn hóa – nghệ thuật châu Á?
Văn minh đa sắc màu do giao lưu, văn minh phong phú bởi tham khảo lẫn nhau. Giao lưu và tham khảo văn minh giữa các nước châu Á khiến “Tây Du Ký”, bộ tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc này toát lên sắc màu mới.
Lưu học sinh Việt Nam tại Trung Quốc Nguyễn Quốc Tư:“Đối với những người Việt Nam đã từng xem phim truyền hình Trung Quốc, bộ phim đầu tiên được đề cập chắc chắn là Tây Du Ký”.
Bạn Nguyễn Quốc Tư, lưu học sinh Việt Nam tại Trung Quốc
Người Ấn Độ đang làm việc tại Trung Quốc Akhil Parashar:“Ở Ấn Độ, ‘Tây Du Ký’ có nhiều phiên bản, phiên bản tiếng Hin-đi, tiếng Anh và còn có phiên bản các thứ tiếng khác”.
Người Nhật đang làm việc tại Trung Quốc Hoshi Kazuaki:“Nghe thấy giai điệu này là mọi người đều biết đang chiếu ‘Tây Du Ký’, đây là bộ phim truyền hình rất ‘hot’ tại Nhật Bản trong thập niên 80 của thế kỷ trước”.
Ông Hoshi Kazuaki
Diễn viên đóng vai Tôn Ngộ Không trong phim truyền hình “Tây Du Ký”, nghệ sĩ nổi tiếng Trung Quốc Lục Tiểu Linh Đồng cho biết, khi lưu truyền tại các nước khác, “Tây Du Ký” đã hội nhập văn minh, văn hóa và hình ảnh nghệ thuật của địa phương, đây là một việc tốt.
“Do công việc, tôi luôn quan tâm các bộ phim truyền hình và phim nhựa về đề tài Tây Du Ký của các nước và các dân tộc trên thế giới, từ tạo hình nhân vật, cốt chuyện, phong cách thể hiện...đều khác nhau. Hàn Quốc và Nhật Bản đã dịch tiểu thuyết Tây Du Ký từ hơn 100 năm trước. Tại một cuộc tọa đàm với các nghệ sĩ nước ngoài, tôi đề xuất Tôn Ngộ Không và thần khỉ Ha-nu-man Ấn Độ là anh em họ, các nghệ sĩ tại hiện trường đã dành tràng pháo tay cho tôi, họ cũng đồng thuận. Giữa các hình ảnh nghệ thuật văn hóa châu Á có giao lưu đi lại và hộp nhập, tôi cho rằng đây là một việc tốt”.
Nghệ sĩ Lục Tiểu Linh Đồng
Đề cập sự mong đợi đối với giao lưu và tham khảo giữa các nền văn minh châu Á, ông Hô-xi Ka-dư-a-ki, người Nhật đang làm việc tại Trung Quốc bày tỏ mong tăng cường sự hiểu biết giữa Nhật Bản và Trung Quốc thông qua giao lưu văn hóa.
“Mặc dù Trung Quốc và Nhật Bản là hai nước khác nhau, nhưng xét trên phạm vi lớn, chúng ta đều là người châu Á. Nếu có thể tìm hiểu văn hóa của nước bạn trong môi trường lớn này, có thể góp phần thúc đẩy sự phát triển của hai nước”.
Ông A-khin Pa-ra-xan (Akhil Parashar) đến từ Ấn Độ cho biết, mong châu Á có ảnh hưởng lớn hơn trên thế giới thông qua giao lưu và tham khảo giữa các nền văn minh châu Á:
“Lãnh đạo Ấn Độ và Trung Quốc đều từng nói rằng, thế kỷ 21 là thế kỷ của châu Á. Tôi cho rằng sau này vai trò của châu Á trên thế giới sẽ ngày càng có tầm ảnh hưởng”.