Là hoạt động văn hóa quan trọng bên lề Hội nghị Đối thoại văn minh châu Á, “Triển lãm văn minh châu Á – ASIA tươi đẹp” ngày 13/5 đã khai mạc tại Viện Bảo tàng quốc gia Trung Quốc ở Bắc Kinh. Được biết, triển lãm lần này hội tụ hơn 400 bộ cổ vật đến từ 47 nước châu Á cũng như hai nền văn minh cổ đại Hy Lạp và Ai-cập, thể hiện đặc trưng văn minh châu Á có bề dày lịch sử lâu đời, hội nhập văn hóa, đa nguyên và cộng sinh.
Châu Á là châu lục lớn nhất, đông dân và dân tộc nhất trên thế giới, cũng là cội nguồn văn minh cổ đại quan trọng của nhân loại, các nền văn minh Lưỡng Hà Ti-grít (Tigris) và Du-phra-tét (Euphrates), văn minh Hằng hà Ấn Độ và văn minh Trung Hoa đều ra đời tại châu Á.
Được biết, cuộc triển lãm lần này chia thành 4 mảng với sự xuyên suốt của “văn minh đa nguyên kề nhau, văn minh cổ kim tương thông”,. Triển lãm lấy hơn 400 bộ cổ vật làm thể tài, nêu bật đặc sắc văn hóa lịch sử của các nước. Phó Cục trưởng Cục Văn vật quốc gia Trung Quốc Quan Cường cho biết:
“Nhằm thể hiện hợp tác trong đại gia đình văn minh châu Á, chúng tôi đã gửi lời mời tới tất cả các nước châu Á. Thông qua cuộc triển lãm này để thể hiện tốt hơn với thế giới văn minh châu Á, thể hiện bề dày lịch sử lâu đời, đa nguyên, cộng sinh, cổ kim tương thông của văn minh châu Á”.
Châu Á là cái nôi quan trọng của nền văn minh nhân loại, nhiều đồ trưng bày tại cuộc triển lãm đã làm nổi bật sự cổ kính của văn minh châu Á, đồng thời cũng thể hiện văn hóa châu Á các nước gần gũi về địa lý, gắn kết lòng dân và chung sống hòa bình. Quốc vụ khanh Bộ Văn hóa – Nghệ thuật Cam-pu-chia Phô-un Chu-xơ (Phoeurn Chuch) cho biết:
“Lễ khai mạc này cũng là cột mốc quan trọng trong lịch sử Cam-pu-chia, bởi vì chúng tôi có cơ hội giới thiệu 10 cổ vật quý báu của Viện Bảo tàng lịch sử quốc gia Cam-pu-chia. Chúng tôi rất tự hào có thể cùng Trung Quốc và các nước châu Á khác giới thiệu văn minh cổ đại xán lạn bao la của Cam-pu-chia, đồng thời cũng thể hiện sự đoàn kết của các nước châu Á”.
Tại cuộc triển lãm, phóng viên đã ghi nhận Tăng Hầu Ất Tôn Bàn được tôn vinh là đồ đồng đen đẹp nhất. Cổ vật giai đoạn đầu thời Chiến Quốc này được khai quật từ mộ Tăng Hầu Ất ở Lôi Cổ Đôn, thành phố Tùy Châu, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc năm 1978, được cất giữ tại Viện Bảo tàng tỉnh Hồ Bắc. Trong các cổ vật nước ngoài, một bát xứ đến từ Xin-ga-po đã thể hiện sự giao lưu văn hóa và nhân văn giữa hai nước Trung Quốc và Xin-ga-po. Giám đốc Viện Bảo tàng văn minh châu Á Xin-ga-po Trần Uy Nhân cho biết:
“Những đồ xứ này được chế tác vào cuối đời Nhà Thanh Trung Quốc, vận tải đường biển đến Xin-ga-po và bán đảo Mã Lai. Chẳng hạn như chiếc bát nho nhỏ này là dùng để rửa tay trước bữa ăn, trên bát có rất nhiều đồ án Trung Quốc khá truyền thống, như phượng hoàng và mẫu đơn”.
Cuộc triển lãm lần này giới thiệu di sản văn hóa thế giới và cảnh quan văn hóa nổi tiếng tiêu biểu của các nước châu Á bằng hình thức thể hiện nghệ thuật điện ảnh và truyền hình hiện đại, hệ thống trưng bày tương tác đa phương tiện “cổ vật đưa bạn tìm hiểu châu Á” khiến khán giả trải nghiệm sâu gần 60 cổ vật của 13 nước châu Á. Triển lãm sẽ kéo dài đến ngày 11/8.