Duy Hoa

Chuyên gia cho biết, cùng xây dựng “Một vành đai, một con đường” chất lượng cao đòi hỏi nhiều bên tham gia, cùng nỗ lực

01-05-2019 13:27:31(GMT+08:00) CRI
Chia sẻ:

图片默认标题_fororder_1124425120_15563692766331n

 

Mới đây, Diễn đàn Cấp cao Hợp tác Quốc tế “Một vành đai, một con đường” lần thứ 2 đã bế mạc tại Bắc Kinh. Tính đến nay, đã có hơn 120 nước và hơn 20 tổ chức quốc tế ký kết văn kiện hợp tác “Một vành đai, một con đường” với Trung Quốc. Nhân sĩ Trung Quốc và nước ngoài cho rằng, cùng xây dựng “Một vành đai, một con đường” không những đòi hỏi sự tham gia của các cơ quan ban ngành Chính phủ, mà còn đòi hỏi sự ủng hộ của khu vực tư nhân. Chuyên gia cũng cho biết, cùng với “nhóm bạn bè” của sáng kiến này không ngừng mở rộng, xây dựng “Một vành đai, một con đường” sẽ không ngừng phát triển theo hướng chất lượng cao. 

Tổng kim ngạch các thỏa thuận hợp tác do doanh nghiệp Trung Quốc và nước ngoài kết nối, bàn bạc và ký kết vượt 64 tỷ đô-la Mỹ. Giám đốc điều hành Trung tâm Thương mại Quốc tế, bà A-ran-cha Gôn-da-lét (Arancha Gonzalez) cho biết, nếu sáng kiến “Một vành đai, một con đường” chỉ có sự tham gia của các cơ quan ban ngành Chính phủ, thì không thể giải quyết mọi thách thức và vấn đề, sáng kiến này đòi hỏi sự đóng góp và ủng hộ của khu vực tư nhân. Bà nói: 

图片默认标题_fororder_1124425120_15563692564351n

“Sáng kiến ‘Một vành đai, một con đường’ đặc biệt mang lại nhiều cơ hội cho các nước đang phát triển, chẳng hạn, thương mại trong Hợp tác Nam-Nam 10 năm trước chỉ chiếm 15% thương mại toàn cầu, nhưng hiện nay đã vượt quá 20%; đầu tư trong Hợp tác Nam-Nam 10 năm trước chỉ chiếm 20% đầu tư toàn cầu, nhưng hiện nay đã vượt quá 50%”.

Trong danh sách thành quả đạt được tại Diễn đàn lần này, những nước và tổ chức quốc tế liên quan đã ký kết hơn 100 văn kiện hợp tác song phương với Trung Quốc trong các lĩnh vực giao thông, thuế, thương mại, kiểm toán, khoa học công nghệ, văn hóa, cơ quan tham vấn, truyền thông, v.v. Một số nước và tổ chức quốc tế còn ký kết văn kiện triển khai hợp tác trên thị trường bên thứ 3 với Trung Quốc. Nghiên cứu viên kỳ cựu Viện Nghiên cứu chiến lược quốc gia thuộc Trường Đại học Thanh Hoa Trung Quốc Đinh Nhất Phàm nói:

“Các dự án này rất cụ thể, sau khi thực hiện sẽ mang lại những đầu tư và hợp tác mới. Cho nên, ‘Một vành đai, một con đường’ là một công trình lâu dài”.

Trong những năm sau khi đề ra sáng kiến “Một vành đai, một con đường”, các dự án như tuyến đường sắt Trung-Lào, tuyến đường sắt Trung-Thái được thúc đẩy thiết thực, những công trình xây dựng như cảng Goa-đa (Gwadar), cảng Ham-ban-tô-ta (Hambantota), v.v. tiến triển thuận lợi. Từ năm 2013-2018, tổng kim ngạch thương mại hàng hóa giữa Trung Quốc và các nước dọc tuyến vượt quá 6.000 tỷ đô-la Mỹ; Trung Quốc còn ký thoả thuận hoán đổi tiền tệ song phương với hơn 20 nước dọc tuyến. Ngoài ra, tháng 3 năm nay, Trung Quốc và I-ta-li-a chính thức ký bản ghi nhớ liên Chính phủ về cùng thúc đẩy xây dựng “Một vành đai, một con đường”. Về việc này, Phó Chủ nhiệm Ủy ban chính sách kinh tế thuộc Hội nghiên cứu khoa học chính sách Trung Quốc Từ Hồng Tài cho biết, sự nâng lên của cảm giác công nhận sẽ thúc đẩy hợp tác “Một vành đai, một con đường” phát triển chất lượng cao. Ông nói: 

“Các bên tích cực tham gia thể hiện tính cởi mở, chứ không phải tính bắt buộc. Trong quá trình này, Trung Quốc là bên tham gia tích cực, chứ không phải giành quyền điều khiển. Trước tiên, cần phải làm việc của mình, thông qua mở rộng mở cửa thúc đẩy cải cách và sáng tạo đổi mới thể chế, cơ chế, từ đó nâng cao trình độ mở cửa đối ngoại. Bên cạnh đó, mở rộng phạm vi hợp tác, thực hiện đột phá trong những lĩnh vực trọng điểm”.

Biên tập viên:Duy Hoa
Lựa chọn phương thức đăng nhập