Ngọc Ánh

Công trình sư Nguyễn An tham gia xây dựng Tử Cấm thành Bắc Kinh

26-02-2019 15:28:49(GMT+08:00)
Chia sẻ:

图片默认标题_fororder_timg (15)

Rằm tháng Giêng Tết Nguyên Tiêu đã trôi qua, vậy là Tết Nguyên Đán cũng hết,Cố Cung đắp đèn sáng vào Tết Nguyên Tiêu trở thành đề tài câu chuyện của người dân sinh sống tại Bắc kinh, và cũng là điểm hot trong các trang truyền thông trong cả nước. Ngọc Ánh cũng đã đăng nội dung này vào trang Hộp thư Ngọc Ánh trên facebook như sau:

图片默认标题_fororder_timg (16)

Tử Cấm Thành, thường gọi là Cố Cung, đến nay đã sắp 600 năm tuổi. Cứ đến Tết Nguyên tiêu, còn gọi là Tết Thượng Nguyên hằng năm vầng trăng rằm tháng Giêng Tết Nguyên Tiêu trên mái điện, từng soi vào trong cung điện của vua chúa ngày xưa; những chiếc đèn màu treo thành hàng dài trên bức tường sơn son, làm rạng rỡ lầu gác nổi bật ở bốn góc tường xung quanh Cố Cung.

Tết Nguyên Tiêu, các nhân viên trong viện bảo tàng thắp sáng Cố Cung ở ngay chính giữa thành phố Bắc Kinh.

Cùng với bài viết ngắn trên đây Ngọc Ánh còn đăng  chùm ảnh Cố Cung lần đầu tiên được thắp sáng trong đêm Tết Nguyên Tiêu, các bạn từng xem nhiều bộ phim cổ trang kể về các câu chuyện trong thời kỳ triều đại nhà Minh và nhà Thanh TQ đều lấy Cố Cung làm bối cảnh.

Một số bạn đã comment cho bài và ảnh, đồng thời còn đặt câu hỏi muốn tìm hiểu về Cố Cung.

图片默认标题_fororder_timg (20)

Bạn Văn Lợi Nguyễn:  Hay qua...biet them 1 chút ve Co Cung...Cam on NA nhieu

Bạn La Cong Duong Atk Đẹp quá! Muốn được nghe và tìm hiểu nhiều hơn về Cố Cung.

Bạn Viễn Văn: Theo lịch su thì Tử Cấm Thành do kiến trúc sư là người Việt Nam xây dựng có đúng không vậy Hộp Thư Ngọc Ánh ?

Bạn Long Nguyen viết: Xin chị Ngọc Ánh cho biết thêm về thân thế và sự nghiệp của ông Nguyễn An ạ ?

图片默认标题_fororder_timg (10)

Cụm kiến trúc cổ kết cấu bằng gỗ Viện Bảo tàng Cố Cung còn gọi là Tử Cấm Thành nằm ngay trên trung tâm trục chính giữa thành phố Bắc Kinh, là Cung điện Hoàng gia của 24 vị Hoàng đế của hai triều đại nhà Minh và nhà Thanh Trung Quốc. Mà tham gia công việc thiết kế Tử Cấm Thành còn có một thiết kế sư người Việt Nam tên là Nguyễn Ann.

Tình hình lịch sử cũng như các câu chuyện về Tử Cấm Thành rất phong phú, vậy sau đây Ngọc Ánh xin ưu tiên giới thiệu về thân thế và sự nghiệp của công trình sư Việt Nam Nguyễn An cách đây hơn 600 năm theo yêu cầu của các bạn Viễn Văn và Long Nguyen.

图片默认标题_fororder_c5.JPEG

Bây giờ chúng ta cùng ngược dòng thời gian trở về năm thứ 5 Vĩnh Lạc đời nhà Minh, cũng tức là năm 1407 công nguyên. Lúc bấy giờ Vua Minh Thành Tổ đời nhà Minh Chu Đệ hạ chiêu lệnh xây dựng Hoàng Cung tại Bắc Kinh theo bản thiết kế như cụm kiến trúc Hoàng cung ở thành phố Nam Kinh vậy.

Trước hết  quy mô công trình xây dựng Hoàng cung rất đồ sộ, ngoài ra trước đời nhà Minh, là do ngoại tộc nhà Nguyên thống trị Trung Quốc, rất nhiều các người thợ cũng như các nhà thiết kế kiến trúc đã bị thất thoát, ngay cả quan niệm về thiết kế xây dựng công trình kiến trúc của người dân cũng đã bị mai một rồi, việc tìm kiếm các kiến trúc sư cũng như các thợ mộc, thợ xây lành nghề rất khó khăn.

  Trong lịch sử, hai nước Trung-Việt đã có sự giao lưu và trao đổi với nhau về các lĩnh vực nông nghiệp, kiến trúc, thủy lợi vv...Do vậy mà từ lâu đã bồi dưỡng rất nhiều các nhân tài và các thợ về mặt kiến trúc. Vua Minh Thành Tổ vừa thiết lập chế độ Đế chế không bao lâu, liền suy xét ngay đến việc cử sứ giả đi Việt Nam, lúc bấy giờ gọi là “Giao Chỉ”, để tìm kiếm thiết kế sư và các thợ kiến trúc tham gia việc xây dựng Hoàng cung. Ông Nguyễn An chính là một trong những thiết kế sư Việt Nam được chiêu mộ đến Bắc Kinh để tham gia việc thiết kế Hoàng Cung.

图片默认标题_fororder_timg (12)

  Nguyễn An (1381-1453) quê vùng Hà Đông (Hà Nội), vốn là người nổi tiếng thần đồng và có biệt tài về kiến trúc, Nguyễn An tham gia xây dựng nhiều công trình kiến trúc tuyệt tác trong cung vua ở Việt Nam. Nguyễn An còn rất trẻ, cũng như nhiều người Việt Nam khác khi ban đầu vừa từ miền khí hậu nhiệt đới gió mùa  đến Bắc Kinh, Nguyễn An và mọi người rất không thích nghi với khí hậu ôn đới lục địa ở đây. Vua Minh Thành Tổ không những lệnh cho quan chức triều đình cung cấp thuốc men chống bệnh và quần áo ấm cho họ, còn tổ chức lớp đào tạo về kinh sử Trung Quốc cho họ, giúp đỡ họ thích nghi dần với môi trường sinh hoạt ở Bắc Kinh.

 Đến năm thứ 15 Vĩnh Lạc, chính thức bắt đầu tiến hành thi công cung điện Hoàng Thành. Nguyễn An được Vua Minh Thành Tổ trọng dụng, tham gia các công việc thiết kế, chủ đạo và quy hoạch xây dựng Cố Cung, chỉ trong vòng chưa đầy 3 năm, công trình xây dựng Cố cung đã được tiến vào giai đoạn thi công nước rút.

  Rất tiếc là Cố cung vừa được khánh thành có hai năm, thì một trận hoả hoạn đã đốt cháy ba ngôi điện lớn. Lúc này công trình sư Nguyễn An lại một lần nữa được vua nhà Minh trọng dụng, làm kiến trúc sư trưởng phụ trách việc thiết kế và xây dựng lại ba cung điện bị cháy này là điện Phụng Thiên, điện Hoa Cái và điện Cẩn Thân.

Ngoài ra, công trình sư Nguyễn An còn tham gia vào việc trùng tu lại di chỉ của Cửu môn kinh sư tức di chỉ  9 cửa thành cũ của Đại Đô đời nhà Nguyên. Trước khi Nguyễn An tiếp tay việc trùng tu, 9 cửa thành này chỉ còn lại có mỗi cổng thành trống rỗng, không có các kiến trúc phụ như ủng thành, lầu thành.

Sau khi được xây xong, cơ sở hạ tầng cửa thành đã được hoàn tất, mỗi cửa đều do một cụm kiến trúc hợp thành, trong đó bao gồm , lầu cửa thành, ủng thành, lầu bắn cung, lầu hạp vv... khiến thành Bắc Kinh trở nên hết sức kiên cố.

Nguyễn An không chỉ là nhà kiến trúc đa tài, có công thiết kế, chỉ huy xây dựng thành cổ Bắc Kinh mà còn là chuyên gia trị thủy xuất sắc, có rất nhiều đóng góp cho các công trình trị thủy sông Hoàng Hà. Khi đê sông Hoàng Hà ở vùng Trương Thụ (Sơn Đông) bị vỡ, vua Minh lại phái Nguyễn An đi, chẳng may ông bị bệnh và mất dọc đường.

图片默认标题_fororder_timg (9)

Ngoài ra, đối với người Giao chỉ lúc bấy giờ đến Bắc Kinh mà nói, nền văn minh của Trung Quốc cũng đã ảnh hưởng đến quê hương của họ. Ví dụ như, thành Huế đô thị của triều đình nhà Nguyễn Việt Nam, bất kể là nghệ thuật kiến trúc hay bố cục của cố đô đều có nhiều nét giống với thành Tràng An đời nhà Đường Trung Quốc. Cố đô Huế cũng chia làm ba bộ phận, đó là Kinh thành,  Hoàng Thành và Tử Cấm thành, có ba bức tường bao bọc. Quy hoạch xây dựng đã thể theo quan niệm triết lý và quan niệm chính trị Nho gia Trung Quốc.

Theo sách sử ghi lại, Nguyễn An là trưởng công trình đoàn thi công đến từ Giao Chỉ tức  Việt Nam tham gia các công việc thiết kế thi công xây dựng cung điện thành Bắc Kinh, ngoài ra còn có rất nhiều danh sách các thợ xây Việt Nam khác như Nguyễn Bạch, Nguyễn Lang vv... đã có đóng góp đáng kể cho việc xây dựng kinh thành Bắc Kinh, đặc biệt là vào năm Nguyên niên Chính Thống tức năm 1436, ông Lê Đăng người Giao Chỉ đã được làm chức Công bộ Thị Lang, về sau được thăng chức làm Công Bộ Thượng Thư, Công bộ là cơ quan tối cao quản lý xây dựng các công trình kiến trúc cung điện, ông Lê Đăng là quan chức cấp cao nhất và rất có tính đại diện trong đoàn kiến trúc sư Việt Nam đến tham gia xây dựng kinh thành Bắc Kinh lúc bấy giờ.

 Trong khi Nguyễn An và các công trình sư Việt Nam khác đã góp công đáng kể của mình cho việc quy hoạch và xây Tử cấm thành Bắc Kinh, thì văn hóa Nho gia như chữ Hán, Trung Y, chế độ khoa cử cũng đã được truyền bá rộng rã ở Việt Nam.

图片默认标题_fororder_timg (18)

Hai nước Trung Việt núi sông liền một dải, văn hóa tương thông, ngày nay nhân dân hai nước thường xuyên qua lại như đi thăm bà với nhau, cho nên câu chuyện về công trình sư Việt Nam Nguyễn An tham gia vào việc xây Tử Cấm Thành Bắc Kinh chưa hết, nhân dân hai nước tiếp tục viết nên trang hữu nghị lâu đời Trung -Việt xanh tươi và bền lâu.

Nếu bạn có dịp đến Bắc Kinh du lịch hoặc công tác và học tập, nên tranh thủ thời gian đến thăm quan Tử Cấm Thành, tức là Cố Cung, cung điện của 24 nhà vua hai đời Minh và Thanh Trung Quốc.

  

Biên tập viên:Ngọc Ánh
Lựa chọn phương thức đăng nhập