Dung Dung

Nam Khê Sơn, không bao giờ quên ---- Chuyện kể về Nam Khê Sơn (Phần 5)

20-11-2018 17:52:18(GMT+08:00)
Chia sẻ:

图片默认标题_fororder_1

Nam Khê Sơn, là khu phong cảnh nổi tiếng nằm ở phía Nam thành phố Quế Lâm Quảng Tây Trung Quốc. Nơi đây phong cảnh tươi đẹp, non nước hữu tình. Bệnh viện Nam Khê Sơn nằm ngay dưới chân núi Nam Khê, đã chứng kiến tình hữu nghị Trung-Việt được vun tưới bằng máu đào cách đây nửa thế kỷ. Thời giờ thấm thoắt thoi đưa, các chàng trai cô gái năm xưa nay đã là các ông các bà mái tóc đã nhuộm sương. Dòng sông Nam Khê vẫn ngày đêm chảy xiết, dãy núi Nam Khê vẫn đứng đó, chứng kiến tình hữu nghị Trung-Việt. Mặc dù Ngọc Ánh đã dành bốn kỳ hộp thư này để giới thiệu về các y bác sĩ bệnh viện Nam Khê Sơn, nhưng những chuyện kể rung động lòng người về các y bác sĩ Trung Quốc với các thương bệnh binh Việt tại Nam Khê Sơn vẫn chưa có dấu chấm hết. Hôm nay Ngọc Ánh xin giới thiệu tiếp với các bạn phần năm trong loạt bài “Chuyện kể về Nam Khê Sơn” của hai phóng viên Vinh Dung và Lý Phong.

图片默认标题_fororder_新文档 2018-09-11 11.06.32_5_旋转

Từ ngàn xưa, núi sống Trung-Việt liền một dải, Thật như bài hát “Việt Nam-Trung Hoa” đã trở thành ca khúc đi cùng năm tháng. Đặc biệt trong những năm 60 thế kỷ 20, Việt Nam kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Trung Quốc đã viện trợ vô tư về quân sự, kinh tế, y tế cho Việt Nam. Mỹ nâng cấp cuộc chiến tranh Việt Nam thành “Chiếm đóng Miền Nam, ném bom miền Bắc”, đất nước Việt Nam ngập trìm trong khói lửa chiến tranh, nhân dân Việt Nam không ngừng kêu gọic sự chi viện Quốc tế. So với cứu hộ nhanh tiện của quân Mỹ ngoài chiến trường, thì các chiến sĩ bị thương Việt Nam ngay cả giường chữa bệnh cũng không có, nhiều người không được cứu chữa kịp thời và có hiệu quả, đã hi sinh hoặc bị thương tật.

图片默认标题_fororder_新文档 2018-09-11 11.06.32_2_旋转

Cuộc chiến tranh tàn khốc bạc tình, nhưng tình nghĩa Trung-Việt vẫn luôn rạng ngời. Nhắc đến tình nghĩa anh em Trung-Việt được vun tưới bằng máu đào, bác sĩ Nguyễn Kiếm, nguyên Phó giám đốc bệnh viên viện E Việt Nam không khỏi xúc động:

图片默认标题_fororder_7

“Hôm nay dự Kỷ niệm 50 năm của Bệnh viện Nam Khê Sơn, chúng tôi mới biết rằng, Bệnh viện Nam Khê Sơn lúc đó cũng đã gặp muôn vặn khó khăn, nhưng cũng sẵn sàng cho Bệnh viện E, đó là tình cảm đồng chí hết sức trân trọng, hết sức cảm động.” (B07A1386 00:39-01:19) “lúc đó Trung Quốc cũng khó khăn lắm, không như bây giờ đâu, nhưng vượt lên tất cả những cái đấy, để mà phục vụ cho chúng tôi, không cho bệnh nhân biết những khó khăn của mình, bằng tấm lòng và thể hiện bằng nụ cười, đã làm xua tan những băn khoăn của người bệnh”.

图片默认标题_fororder_webwxgetmsgimg (5)

Bệnh viện Nam Khê Sơn năm xưa có 600 giường bệnh, là bệnh viện tổng hợp gồm điều trị và điều dưỡng cho các thương bệnh binh Việt Nam. Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai lúc bấy giờ quan tâm đến từng chi tiết của bệnh viện. Bác sĩ Đào Phán, Chủ nhiệm Khoa Nội số 2 bệnh viện Nam Khê Sơn nhớ lại rằng:

图片默认标题_fororder_5

Tôi nhận một bệnh nhân bị bệnh xơ gan sốt cao và bị phù rất nghiêm trọng, chất Albumin trong cơ thể rất thấp. Chúng tôi liền tiếp cho anh ấy Albumin, lúc bấy giờ huyết tương rất đắt, nhưng một tuần chúng tôi lại truyền hai lần huyết tương cho anh. Sau khi được tiếp Albumin, bệnh phù của anh liền đỡ hẳn. Ngoài ra, nhà ăn bệnh viện thường xuyên tăng thêm các món ăn đủ chất dinh dưỡng phù hợp với bệnh tình cũng như khẩu vị cho từng bệnh nhân, sức khỏe của họ được khôi phục khá nhanh.Các thương bệnh binh Việt Nam nhập viện điều trị, từ nơi ăn chốn ở, ngay cả quần áo lót, áo khoác, tiền tiêu vặt của họ cũng đều do bệnh viện cung cấp. Trong số họ rất nhiều người mắc bệnh sốt rét, chúng tôi liền sử dụng thuốc chống sốt rét Artemisinin, được phân lập từ cây Thanh hao hoa vàng, do nữ khoa học gia Trung Quốc, bà Đồ U U nghiên cứu ra loại thuốc này, năm 2015 vừa qua đoạt giải Nobel Y học.

Lúc bấy giờ, nhiều chiến sĩ miền Nam Việt Nam bị thương rất nặng, cần tiếp nhiều máu, mỗi khi loa phóng thanh bệnh viện thông báo cần hiến máu, là các y bác sĩ Trung Quốc liền đi xếp hàng vén tay áo mình lên hiến máu cho họ. Về việc này, bác sĩ Nguyễn Kiếm, nguyên phó Giám đốc bệnh viên E, nước mặt lưng tròng xúc động nói:

图片默认标题_fororder_2

   “Có những lúc phải cấp cứu ngay, phải lấy máu vào cho, thì huy động cán bộ nhân viên để tiếp máu cho cán bộ và thương bệnh binh Việt Nam, hành động đó hết sức cao cả, cái đó, không tả được bằng lời, không thể nói được bằng lời, làm qua hơn 2000 ca phẫu thuật đó, họ đã mang nhập máu của cán bộ nhân viên Nam Khê Sơn, Quế Lâm, đi theo họ về chiến trường Việt Nam để tiếp tục chiến đấu, tôi nghĩ cái đó là rất cảm động.”

Vậy là 50 đã trôi qua, mỗi khi các y bác sĩ nhớ lại chuyện xưa, họ đều lấy làm tự hào. Bà Hứa Binh, hộ lý năm xưa của bệnh viên Nam Khê Sơn nói:

图片默认标题_fororder_8

Mọi người đều có sự hi sinh rất lớn. Hôm nay, chúng ta cùng kỷ niệm 50 năm ngày thành lập bệnh viện Nam Khê Sơn, so với các thương bệnh binh Việt Nam, thì sự hi sinh của chúng tôi có thấm vào đâu?

图片默认标题_fororder_webwxgetmsgimg

Tôi còn nhớ, có một cô gái trẻ Việt Nam rất sinh đẹp, có mớ tóc dài, là anh hùng chiến đấu, từng bị địch bắt làm tù binh, tuy tinh thần và thể xác cô từng bị chà đạp, nhưng sau khi chuyển về hậu phương cô gặp chúng tôi, lúc nào cũng mỉm cười, rất gan dạ, không hề kêu ca... Các chiến sĩ Viện Nam năm xưa đã động viên cổ vũ chúng tôi, mãi cho đến ngày nay. Chúng tôi không hề ân hận những đóng góp của mình dành cho họ.

Trong buổi gặp gỡ sau nửa thế kỷ, Phó Giám đốc bệnh viện E Nguyễn Tiến nước mắt rưng tưng nghẹn ngào:

图片默认标题_fororder_南溪山-1_旋转

Một cán bộ lão thành hôm nay đã nói, đón bệnh nhân đấy là một nỗi lo, lo thế nào điều trị cho tốt, nhưng khi mà hoàn thành rồi, chữa khỏi bệnh rồi, tiễn bệnh nhân đi, đó là một nỗi buồn. Những người được điều trị, với tấm lòng và nước mắt của mình biết ân Nam Khê Sơn. Họ làm liên tục, trở thành một mô hình, tình cảm gắn lại không còn phân biệt được đây là Trung Quốc, đây là Việt Nam, mà là đây là người nhà đang chăm sóc mình. Cho nên đây là một kết quả điều trị rất tốt, khi ra đi, rơi nước mắt, nước mắt này là nước mắt của tình thương, nước mắt của hy vọng.

Để tiện cho việc phục vụ các thương bệnh binh Việt Nam chu đáo hơn, bà Hứa Binh đã cố gắng học tiếng Việt, trình độ tiếng Việt của bà giỏi nhất lúc đó, trong suốt 8 năm phục vụ các thương bệnh binh Việt Nam, bà bỏ hết thời gian của mình cho bệnh viện.

图片默认标题_fororder_新文档 2018-09-11 11.06.32_10

Lúc bấy giờ, chúng tôi dồn hết tâm sức cho các thương bệnh binh Việt Nam. Ban ngày bận công việc, tối đến chơi bóng, chuyện trò với họ, chúng tôi cư xử với họ như anh chị em trong gia đình vậy.

Bác sĩ Đào Phán nhớ rằng, mỗi lần vào phòng bệnh, các thương bệnh binh Việt Nam bao giờ cũng đứng dậy để đón, đây chính là sự tin cậy, tôn trọng cũng như tình cảm chân thành của họ dành cho bác sĩ Trung Quốc. Bác sĩ Đào Phán nói:

图片默认标题_fororder_1

Quan hệ giữa bệnh nhân Việt Nam với chúng tôi rất chan hòa, đặc biệt là các thương bệnh binh chuyển từ miền Nam Việt Nam đến, tất cả thức ăn vật dùng, cả vũ khí cũng do Trung Quốc cung cấp. Sau quá trình điều trị, họ khỏi bệnh, chúng tôi tiễn họ xuất viện xong lại nhận đợt bệnh nhân mới.

   Các thương bệnh binh Việt Nam sau khi được điều trị rồi xuất viện, cũng luôn nhớ về bệnh viện Nam Khê Sơn, Phó giám đốc bệnh viện E Việt Nam Nguyễn Kiếm nói:

图片默认标题_fororder_新文档 2018-09-11 11.06.32_3

“Sau này tôi có dịp vào nam, tôi tham gia chiến đấu ở trong Nam, tôi cũng có gặp một số người bệnh của Nam Khê Sơn, họ nhắc một cách say sưa, tôi thấy đây là một tình cảm, hình ảnh đẹp nhất, có lẽ trong lịch sử có lẽ không còn, không có lần thứ hai, chỉ có bệnh viện Nam Khê Sơn và Bệnh viện E đối với bệnh nhân. Năm 1997, chúng tôi kỷ niệm 20 năm thành lập Bệnh viện E, rất nhiều bệnh nhận đã từng điều trị ở bệnh viện E và Nam Khê Sơn, họ đến và chúc mừng để ủng hộ ngày kỷ niệm này, điều đó chính là tình cảm của bệnh nhân đối với bệnh viện Nam Khê Sơn rất là sâu sắc... Rù thời gian có lùi xa đi trên nữa, thì những tình cảm đó sẽ là cơ sở, mỗi tình hợp tác của chúng ta ngày càng phát triển.”

图片默认标题_fororder_6

Mối tình thắm thiết Trung-Việt, cũng đã bén rễ nảy mầm trong lòng thế hệ trẻ Việt Nam. Bạn Minh Tâm lưu học sinh Việt Nam đang du học tại Đại học Sư Phạm Quảng Tây đến dự buổi lễ kỷ niệm này nói: Ngày nay, các y bác sĩ bệnh viện Nam Khê Sơn năm xưa đã tuổi cao sức yếu, mái tóc đã bạc, em xin thưa với họ một câu: Xin cảm ơn các y bác sĩ Trung Quốc.

图片默认标题_fororder_webwxgetmsgimg (8)

 

 

Biên tập viên:Dung Dung
Lựa chọn phương thức đăng nhập