Tố sa đơn y (Áo sa tanh không màu)
Vào một ngày của hơn hai ngàn năm, Tân Truy, phu nhân của Lợi Thương, Thừa tướng Trường Sa, Tây Hán hạ táng, a hoàn thân nhất chọn cho bà một số quần áo mà bà thích nhất, gấp cẩn thận, đóng thùng, để bên cạnh quan tài bà.
Chiếc này được bà yêu chuộng nhất. Nó không có cốt lót bên trong, mỏng tanh, trong suốt, mềm mại, huyền bí. Có thể tưởng tượng khi phu nhân Tân Truy khoác chiếc áo này bên ngoài các áo váy sang trọng khác, dưới lớp sa tanh mỏng này, hoa văn sặc sỡ của những chiếc áo váy sang trọng nửa ẩn nửa hiện. Bất cứ đi đến đâu, bà đều là tiêu điểm của yến tiệc, dạ hội.
Đó chính là Tố sa đơn y (Áo sa tanh không màu). Người Trung Quốc cách đây hơn hai ngàn năm trước đã tạo ra vẻ đẹp mờ ảo như vậy. Cho đến nay, ý vị mà chiếc áo này toát ra, vẫn luôn thu hút người đời sau tìm hiểu vẻ đẹp tuyệt vời của nó.
(Lý Vi): “Giao lĩnh (cổ chéo), vai phẳng, tay dài rộng, váy thẳng, không nhấn mạnh hợp với dáng người, nhưng giữa trang phục và cơ thể, còn có một không gian bên trong, có không khí lưu động trong đó”.
Việc khai quật ngôi mộ cổ Mã Vương Đôi đời nhà Hán đã khiến mọi người được chứng kiến một kho tàng quý báu về văn hóa đời nhà Hán, vì chủ nhân ngôi mộ là một phụ nữ giàu sang, ở đây lại như một show biểu diễn thời trang đời nhà Hán ở dưới lòng đất. Từ năm 1972 đến 1974, ở đây cả thảy đã khai quật ra hàng trăm bộ đồ dệt may và quần áo đời nhà Hán. Trong đó điều khiến các nhà khảo cổ kinh ngạc nhất chính là Tố sa đơn y này. Nhưng sau hai ngàn năm chôn cất dưới đất, Tố sa đơn y mỏng tanh, trong suốt như cánh ve sầu này đã hết sức yếu ớt. Người hiện đại chỉ có thể tái hiện diện mạo nguyên sơ của nó thông qua thử phục chế.
Chiếc áo này dài 1,28 mét, hai tay áo dài 1,9 mét. Cho dù tính cả cổ áo, tay áo viền gấm và rìa vạt áo, cả một chiếc áo chỉ nặng 49 gam. Sở Nghiên cứu Vân Cẩm Nam Kinh đang thử phục chế lần thứ hai, bởi vì chiếc áo phục chế trước đó đều nặng hơn Tố sa đơn y.
Qua nghiên cứu sâu phát hiện, độ mịn tơ tằm của Tố sa đơn ý chỉ nặng 11,2 đán, có nghĩa là, tơ dùng để chế tác Tố sa đơn y, cứ 9000 mét chỉ có 11,2 gam. Trong khi ngày nay, độ mịn của đồ tơ tằm cao cấp nhất cũng vào khoảng 14 đán. Hóa ra, qua sự tiến hóa ngàn năm, con tằm hiện đại ngày càng khỏe và béo, sợi tơ cũng thô hơn nhiều. Chú tằm dù có muốn gầy cũng không thể trở lại hình dáng mảnh mai nhỏ bé như tằm năm xưa nữa.
Trong thời gian hơn một nghìn năm sau đời Tây Hán, người Phương Tây luôn gọi Trung Quốc là nước “Seres”, có nghĩa là “đến từ nơi có tơ”. Những sợi tơ này, thoi đưa dọc ngang, cũng dệt nên phong cách độc đáo của một dân tộc.
Cổ chéo yên tĩnh, hình dáng thẳng, không hợp dáng người, để khi mặc Tố sa đơn y xuất hiện rất nhiều đường nét ngẫu nhiên. Kiểu áo này không gò bó thân hình. Ngược lại, người mặc nó, thần thái có thể nhảy múa cùng váy áo, tung bay một cách tự tại.
(Lý Vi): Nó là tự do, thân thể bên trong cũng là tự do. Người tự nhiên, ung dung, thanh thản. Tôi cho rằng đó là tự do.
Lễ nghi chi đại, xưng chi Hạ; chương phục chi mỹ, ngụy chi Hoa. Có nghĩa là: Sự rộng lớn bao la của lễ nghi, được gọi là Hạ, vẻ đẹp của trang phục, gọi là Hoa.
Tố sa đơn y thuộc về thời đại đó, nhưng vẫn ảnh hưởng đến người Trung Quốc hai ngàn năm sau. Nó là kỳ tích ngàn năm trong lịch sử trang phục của Trung Quốc, nhưng lại không có hố ngăn cách gì với cuộc sống ngày nay, bởi vì, nó thuộc về người Trung Quốc, mang phong cách tự do, lãng mạn.