Vũ Minh

Thạch Kinh Hy Bình-----Tan vỡ và đoàn tụ

07-09-2018 14:24:53(GMT+08:00)
Chia sẻ:

Nét chữ mờ, đá vụn bể dâu, được chia ra và cất giữ trong nhiều nhà bảo tàng trong cả nước, mặc dù xa cách ngàn dặm, nhưng lại cùng chung một bộ bia đá.

Đây là bộ thạch kinh được hiệu đính chính thức sớm nhất còn giữ lại cho đến ngày nay, Thạch Kinh Hy Bình thời Đông Hán, khắc chữ hai mặt, không phải một tấm, mà là một bộ,  cả thảy 46 tấm, nội dung là 7 bộ kinh của Nho giáo, toàn bộ hơn 200 nghìn từ, có một không hai trong lịch sử

Hòn đá Rosetta của Ai Cập cổ đại đã khắc chiếu thư của linh mục, người Babylon cổ đại đã khắc bộ luậtHammurabi, người Trung Quốc đã khắc một bộ kinh của Nho giáo trên đá.

Bắt đầu từ đời nhà Hán, người bình thường có thể nâng cao địa vị xã hội của mình qua học hành, kinh điển Nho giáo được xác định là sách giáo khoa, trở thành hình mẫu đạo đức luân lý chỉ đạo sự phát triển của xã hội, quan học, tư thục quy mô to lớn, mô hình chế độ giáo dục xây dựng từ lúc bấy giờ được sử dụng cho đến ngày nay.

Lúc bấy giờ, chưa phát minh ra kỹ thuật ấn loát, việc truyền bá kinh điển chủ yếu là sao chép, lâu ngày khó tránh khỏi sai sót. Vào năm Hy Bình thứ tư Hán Linh Đế, Nghị Lang Thái Ung v.v tâuvới vua nên hiệu đính văn tự kinh điển Nho giáo, khắc một bộ bản mẫu, dựng ở Thái Học, để dân tham chiếu chỉnh sửa sai lầm.

Cách làm này làm chấn động cả nước, người có học đồng loạt tìm đến, rập bia làm bản mẫu, không những chỉnh sửa nội dung, cũng học thư pháp. Toàn văn Thạch Kinh Hy Bình được viết bằng hình chữ chính thức lúc bấy giờ, là tác phẩm đỉnh cao thời kỳ chín muồi của Lật thư đời nhà Hán, là tác phẩm đồ sộ trên lịch sử học thuật và thư pháp Trung Quốc.

Sông có khúc, bia đá cũng có lúc. Năm thứ hai sau khi hoàn thành Thạch Kinh Hy Bình thì xảy ra chiến loạn, 7 năm sau, Đổng Trách lửa thiêucung, miếu Lạc Dương, Thái Học bị bỏ hoang, Thạch Kinh bị phá hoại. Đến những năm đầu của nhà Ngụy được tu bổ một phần, sau đó lại trôi dạt phiêu bạt. Vào thời Nam Bắc Triều, Cao Trình của Bắc Tề chuyển bia đá từ Lạc Dương đến Nghiệp Đô, rốt cuộc bị rơi xuống sông trên đường, khi chở đến Nghiệp Đô đã không đến một nửa. Trong đời nhà Tùy, lại chuyển từ Nghiệp Đô đến Trường An, lại dùng làm nền cột. Vào thời Trinh Quan đời nhà Đường, Ngụy Chinh đi cứu vãn bộ thạch kinh này, nhưng đã mười không còn lại một. Về sau chỉ còn lại một số bản rập và mảnh đá vụn được khai quật lẻ tẻ. Như những hạt ngọc trai của chuỗi ngọc trai bị đứt dây, thất lạc trong thế gian.

Có thể thấy, nội dung trên mảnhThạch Kinh Hy Bình là “Dịch Kinh”. Chữ Hán qua diễn biến có sự khác biệt về giản thể và phồn thể, giả tá. Văn tự là gốc rễ thừa kế văn minh: “người đời trước sở dĩ soi sáng cho người đời sau, người đời sauhiểu biết về người đời trước”. Thạch Kinh Hy Bình đã mở tiền lệ hiệu đính văn tự, sau đó, các triều đại đều có trường hợp nhà nước khắc đá tuyên bố bản mẫu kinh văn. Bia đá là thể tải lớn mạnh của văn hóa cổ điển Trung Quốc, trở thành cơ sở quan trọng làm thông suốt văn hóa truyền thống.

Người đời Hán đã minh chứng bằng hành động, ngược dòng thời gian là để tiếp cận cội nguồn.

Bia đá lạnh lẽo, chữ đựng ý sâu. Thạch Kinh đã mời gọi những người có tâm trong các triều đại, tìm lấy các mảnh vụn từ các nơi. Hiện nay, chúng ta đã thu thập hơn 8000 chữ trong Thạch kinh Hy Bình.

Từng tấm từng mảnh, từng chữ từng câu, đang chờ đợi sự đoàn tụ sau tan vỡ.

 

 

 

 

 

 

Biên tập viên:Vũ Minh
Lựa chọn phương thức đăng nhập