Vũ Minh

Phô Thủ bằng ngọc có hoa văn hình Tứ Thần---Thanh Long, Bạch Hổ, Chu Tước và Huyền Vũ

04-09-2018 16:34:19(GMT+08:00)
Chia sẻ:

Phô Thủ ngậm vành thường làm vòng cửa, nhưng Phô Thủ bằng ngọc cất giữ trong Viện Bảo tàng Mạo Lăng là có một không hai.Xem kỹ mặt trước, đôi mắt sáng ngời có thần khí, hoa văn khói mây trên phần đầu, lờ mờ không phân biệt rõ có hình ảnh của động vật ẩn chứa trong đó.

 

Rồng cao quý, hổ hung dữ mẹnh mẽ, chim thần cát tường, còn có một linh vật kết hợp của rắn và rùa. Đây là tổ hợp trời sinh, có tên gọi ngang tàng---Tứ Thần.Ngước nhìn trời sao đã mang lại sự tưởng tượng ngoài tầm nhìn của người cổ xưa. Trong nhị thập bác tú hoàng đạo, mỗi 7 tinh tú của 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc tạo thành 4 loại thú thần trên trời. “Thiên Chi Tứ Linh, Dĩ Chính Tứ Phương”. Tứ Thần chính là biểu tượng và thần bảo vệ tứ phương.

 

Thanh Long (Rồng xanh) còn được gọi là Thương Long, là vị thần hướng Đông, màu xanh, ngũ hành thuộc Mộc.Bạch Hổ là chủ nhân của hướng Tây, màu trắng, ngũ hành thuộc Kim.Chu Tước là một con chim lớn màu đỏ, thống lĩnh phương Nam, ngũ hành thuộc Hỏa.Huyền Vũ là một linh vật kết hợp giữa rắn thần và rùa thần, nằm ở phương Bắc, ngũ hành thuộc Thủy, với màu đen đặc biệt trong thời cổ Trung Quốc, màu đỏ sẫm.

 

Trong thời nhà Hán cách đây hơn 2000 năm, thiên địa tương ứng, mọi người đặt Tứ Thần trên đất, chỗ nào cần phân biệt hướng Đông, Tây, Nam và Bắc, thì có sự tồn tại của họ. Hành quân đánh trận, Tứ Thần bay cuồn cuồn theo gió, trên lá cờ bay phấp phới, Chu Tước là tiên phong, Huyền Vũ là hậu vệ, cánh trái là Thanh Long, cánh phải là Bạch Hổ. Sau một trận chiến, tiền hậu tiến thoái, cùng tồn tại với trời.

 

Tứ Thần hiện lên trần gian, khi xây dựng thành trì và cung điện, mọi người thường khắc hình ảnh Tứ Thần lên ngói, để đánh dấu phương vị, phù hộ nhất phương bình yên. Tứ Thần đi lại trên bia đá, chui vào lăng mộ, lượn vàng trên một tấm gương đồng nhỏ. Nơi có phương hướng thì có bóng dáng của Tứ Thần. Tại một số thành phố, hình như còn có thể nhìn thấy dòng chữ Chu Tước Môn, Huyền Vũ Môn. Đây là vị thần cách mỗi một người gần nhất, để bảo vệ bốn phương của người dân.

 

Đây là Tứ Phương tinh nhanh. Hoa văn Tứ Thần trên Phô Thủ đã nhảy thoát khỏi phương vị vốn có một cách nhanh nhạy, hai vị thần Nam và Bắc được đặt ở hai bên của khuôn mặt thú thần một cách thích hợp, giống như đang bay trên trời. Khuôn mặt thú thần với ánh mắt trợn trừng và hàm răng sắc nhọn, điểm giữa hai lông mày có phần dịu hiền. Tất cả đều tràn đầy sức sống qua bàn tay của người thời nhà Hán trong lãng mạn nghệ thuật.

 

Ngọc thạch, tinh hoa của đất đai, khi thợ điêu khắc khắc hình ảnh Thanh Long, Bạch Hổ, Chu Tước và Huyền Vũ trên trời lên hòn ngọc thạch này, thì ngọc thạch lại tuân theo quy luật biến đổi của tự nhiên. Có lẽ người cổ đại tưởng tượng đây là Phô Thủ của cánh cửa trên bầu trời, cho dù ngay tại trước mặt, chúng ta cũng phải ngước nhìn---chân trời du ngoạn của Tứ Thần.

 

Trên hòn ngọc thạch Lam Điền này, Tứ Thần bình yên, đây là một mảnh trời xanh biếc. Tứ Thần cuồn cuộn, bay liệng, lượn vòng trên không và im lặng, đã chỉ ra phương hướng trên mặt đất, cũng chỉ ra thế giới xa xôi.

 

 

Biên tập viên:Vũ Minh
Lựa chọn phương thức đăng nhập