荣蓉

Chuyện kể về bệnh viện Nam Khê Sơn năm xưa

04-09-2018 17:52:42(GMT+08:00)
Chia sẻ:

图片默认标题_fororder_1

图片默认标题_fororder_8

Mồng 2 tháng 9 năm nay là kỷ niệm 73 năm Quốc Khánh Việt Nam, xin chúc đất nước Việt Nam ngày càng phồn vinh thịnh vượng, nhân dân ngày càng ấm no hạnh phúc. trong ngày vui này, nhân dân hai nước Trung-Việt không khỏi nhớ về tình hữu nghị được xây đắp trong thời kỳ Việt Nam kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ gian khổ. Nhân dịp kỷ niệm Quốc Khánh Việt Nam và tình hữu nghị Trung –Việt, hôm nay, Ngọc Ánh xin mời các bạn gặp gỡ một số gương mặt các y bác sĩ Trung Quốc năm xưa. Qua bài phóng sự của phóng viên Vinh Dung nhan đề: “Chuyện kể về bệnh viện Nam Khê Sơn năm xưa”.

.图片默认标题_fororder_7

Đó là vào một buổi sáng tháng 8 trời đẹp vừa qua, lễ đường bệnh viện Trung Y Bắc Kinh đông vui náo nhiệt, hàng trăm các ông các bà đã da mồi tóc bạc tề tựu tại đây, tay bắt mặt mừng, hoặc vừa gọi tên nhau vừa ôm nhau, nước mắt rưng rưng. Thì ra đây là buổi lễ kỷ niệm chào mừng 50 năm ngày thành lập bệnh viện Nam Khê Sơn. Sau nửa thế kỷ mới được gặp lại, họ không khỏi vui mừng cả cảm khái bởi thời gian thấm thoắt, cùng ôn lại những tháng năm từng sát cánh bên nhau trong khói lửa chiến tranh. Họ là những Thiên sứ áo trắng của bệnh viện Nam Khê Sơn Trung Quốc từng cứu chữa điều trị cho các chiến sĩ Việt Nam đổ máu bị thương trên chiến trường trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước năm 1968, tình chiến hữu của họ đã trải qua thử thách của khói lửa chiến tranh.

图片默认标题_fororder_6

Đối với các bạn thính giả lâu năm mà nói, có lẽ không xa lạ đối với bệnh viện Nam Khê Sơn Quế Lâm Quảng Tây, nay là Bệnh viện Nam Khê sơn Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây. Trong những năm 60 thế kỷ trước,  Việt Nam tiến hành công cuộc kháng chiến chống Mỹ hết sức gian khổ, theo yêu cầu của Chính phủ Việt Nam lúc bấy giờ, dưới sự quan tâm của Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai, các đơn vị như Uỷ ban Kinh tế đối ngoại Nhà nước, Bộ Y tế, Bộ Tài chính Trung Quốc đã cùng trù bị xây dựng bệnh viện Nam Khê Sơn Quế Lâm Trung Quốc, bệnh viện hậu phương của Việt Nam, chuyên tiếp nhận các thương bệnh binh việt Nam. Từ tháng 9 năm 1968 đến tháng 2 năm 1969, 278 các y bác sĩ cốt cán được tuyển chọn từ các bệnh viện và 4 trường đào tạo hộ lý ở Bắc Kinh, nhận trọng trách do nhà nước phó thác, đã tạm biệt Bắc Kinh, chia tay với người thân, dứt khoát lên đường đến bệnh viện Nam Khê Sơn, bắt đầu thi hành nhiệm vụ chi viện Việt Nam kháng chiến chống Mỹ trong suốt 8 năm.

Ngược dòng thời gian 50 năm, xuân qua thu lại 50 lần. Lúc bấy giờ, người ít tuổi nhất trong số họ mới tuổi đời 19, lớn nhất cũng mới chỉ ngoài 40. Ngày nay, các cô gái xinh tươi các chàng trai tuấn tú năm xưa đều đã vào độ tuổi tóc bạc da mồi. Cụ bà Vu Thục Huệ năm này 71 tuổi là thành viên đợt đầu của đội y tế rời khỏi Bắc Kinh đến bênh viện Nam Khê Sơn, bà vẫn nhớ như in cảnh xưa chuyện cũ, bà đã kể lại bằng giọng xúc động:  

图片默认标题_fororder_4

Mồng  2 tháng 9 năm 1968, tôi và 41 bạn học cùng 4 trường đào tạo hộ lý đã đáp đoàn tàu thứ 5, sau hành trình 40 tiếng đồng hồ thì đến bệnh viện Nam Khê Sơn Quế Lâm, lúc bấy giờ gọi là Bệnh viện Việt Nam, chuyên tiếp nhận các thương bệnh binh Việt Nam. Ngoài 278 các bác sĩ và y tá được điều từ Bắc Kinh đến, còn có khoảng năm sáu trăm các nhân viên hậu cần và các y bác sĩ được điều đến từ ngay tại địa phương. Khi chúng tôi đến nơi, ngôi lầu bệnh viện đã được xây xong, nhưng những bố trí ở bên trong vẫn chưa hoàn tất, cho nên buổi sáng chúng tôi học tiếng Việt, buổi chiều làm phu khuân vác. Các chị em trẻ chúng tôi lúc bấy giờ chưa từng rời khỏi Bắc Kinh, nhưng sau khi đến đó, chúng tôi đi chân đất như những người dân địa phương miền Nam, cùng khuân vác đồ đạc, tất cả các giường bệnh, tủ đầu giường của các thương bệnh binh Việt Nam đều do chúng tôi khuôn vác đến, cho nên chúng tôi có tình cảm đặc biệt với bệnh viện này.

Rất nhiều các gương mặt trẻ như bà Vu Thục Huệ năm xưa đã tham gia các công việc xây dựng bệnh viện, phát triển bệnh viện dưới chân núi Nam Khê Sơn do Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai đích thân lựa chọn địa chỉ, họ đã hoàn thành nhiệm vụ cứu chữa điều trị cho các thương bệnh binh Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ trên tinh thần yêu nước và quốc tế. Mặc dù họ không phải là bác sĩ quân y, nhưng họ xưng hô với nhau bằng hai chữ “chiến hữu”, họ đều có tinh thần “phấn đấu gian khổ, cần cù chịu khó, dũng cảm hiến dâng”; trên cơ thể họ là kho máu sống lưu động, họ có thể vén cánh tay áo lên hiến máu cho các thương bệnh binh Việt nam vào bất cứ lúc nào khi cần; họ học tiếng Việt từ ABC, rồi có thể nói chuyện với bệnh nhân bằng tiếng Việt. Từ năm 1968 đến năm 1976, họ đã chiến đấu trên chiến trường không khói lửa trong suốt hơn 2000 ngày và đêm.

Ngày nay, các y bác sĩ trẻ trung năm xưa đã mái tóc đầy sương, số dịp để họ tề tựu vui họp mặt cũng ngày càng ít đi. Bác sĩ khoa ngoại Trương Ngọc Hải và thầy thuốc gây mê Lý Minh Viễn năm xưa từng làm việc bên nhau, lần này chiến hữu gặp lại hết sức xúc động, họ bắt chặt tay nhau, trong tâm trí họ hiện lên những hình ảnh trẻ trung của nhau cách đây 50 năm.

图片默认标题_fororder_2

Ông Trương Ngọc Hải nói: Lúc bấy giờ, hằng ngày đến khi làm phẫu thuật là hai chúng tôi lại hợp tác với nhau, quan hệ giữa chúng tôi tại bệnh viện Nam Khê Sơn phải nói, rất là đặc biệt.

Thầy thuốc Lý Minh Viễn nói: “Chúng tôi là cộng tác tốt của nhau, đều đến từ một thành phố, tới tỉnh lẻ rồi, cùng làm việc với nhau trong suốt 8 năm, tình bạn đặc biệt sâu nặng.

Ông Trương Ngọc Hải: “Lúc bấy giờ chúng tôi cùng ở Quảng Tây, tuy đều đã xây dựng gia đình, nhưng hễ đi làm là chúng tôi lại luôn bên nhau, tan việc rồi cũng sát cánh nhau, cùng đi nhà ăn dùng cơm, cuối tuần lại cùng đi xem phim, mỗi khi có hoạt động giải trí đều có mặt bên nhau.”

Lý Minh Viễn: “Vâng, cái thời đó chúng tôi đều đang rất trẻ.”

Nhắc đến ấn tượng của mình đối với các bệnh nhân Việt Nam, ông Trương Ngọc Hải nói “Chúng tôi hết sức khâm phục tinh thần chịu thương chịu khó của các đồng chí Việt Nam.”

Ông Lý Minh Viễn nói: “Điều kiện lúc bấy giờ rất gian khổ, đặc biệt là các đội viên du kích đến từ miền Nam Việt Nam, nhiều người bị bom đạn gây thương tật, ai không bị thương thì lại mắc bệnh sốt rét, sơ gan, bị sưng phù, sức khỏe rất yếu, với bổn phận của người thầy thuốc lương y chúng tôi đều toàn tâm toàn lực cứu chữa cho họ. Chúng tôi đã làm những việc giúp đỡ nhân dân Việt Nam, góp phần cho tình hữu nghị Trung-Việt vào lứa tuổi trẻ trung nhất của đời mình, chúng tôi lấy làm phấn khởi và cảm thấy an ủi.”

图片默认标题_fororder_3

Là bác sĩ, họ không hề sợ khổ sợ mệt, họ có sự đòi hỏi tỉ mỷ kỹ càng đối với kỹ thuật chữa bệnh, có tinh thần trách nhiệm nghiêm chỉnh đối với các bệnh nhân, họ chính là các nhà ngoại giao nhưng không phải là cán bộ làm việc trong Bộ Ngoại giao, họ đã góp phần đáng kể của mình vào việc vun đắp và củng cố tình hữu nghị của nhân dân hai nước Trung-Việt. Do họ có công trạng xuất sắc, Năm 1974, chính phủ Việt Nam đã trao tặng Huân chương Kháng chiến hạng nhất cho bệnh viện Nam Khê Sơn, ông Nguyễn Văn Tín Bộ trưởng Bộ Y tế Việt Nam lúc bấy giờ từng hết sức cảm khái rằng: 

 Bệnh viện Nam Khê Sơn xứng đáng là đóa hoa tươi tắn nhất trong rừng hoa hữu nghị Việt-Trung.

图片默认标题_fororder_5

Năm 1976, sau khi hoàn thành nhiệm vụ chi viện Việt Nam kháng chiến chống Mỹ, tất cả các y bác sĩ Trung Quốc lần lượt rời khỏi Quế Lâm, trở về Bắc Kinh, những gốc cây hoa Quế mà họ từng trồng năm xưa, nay đã thành rừng hoa quế sum suê, tượng trưng của tình hữu nghị Trung-Việt; hằng năm mỗi độ trước và sau Trung thu, ngày tết cổ truyền của hai nước, rừng hoa quế đưa hương thơm ngát, khiến lòng người ngất ngây, hương hoa như muốn bày tỏ niềm thương nỗi nhớ đối với các y bác sĩ bệnh viện Nam Khê Sơn Quế Lâm Quảng Tây năm xưa.

Vậy thì sau khi trở về Bắc Kinh, các y bác sĩ bệnh viện Nam Khê Sơn có những từng trải gì? Họ còn làm tiếp những việc góp phần cho tình hữu nghị Trung-Việt nữa không? Vào giờ này tuần tới Ngọc Ánh xin kể tiếp với các bạn phần hai bài phóng sự của phóng viên Vinh Dung nhan đề: “Chuyện kể về bệnh viện Nam Khê Sơn năm xưa”.

Nhân đây, Ngọc Ánh xin gửi tin nhắn như sau: Các bạn thương bệnh binh Việt Nam xưa thân mến, các y bác sĩ Trung Quốc bệnh viện Nam Khê Sơn Quế Lâm năm xưa rất nhớ các bạn, muốn liên hệ với các bạn. Nếu bạn là thính giả của Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc, nếu bạn đón nghe Hộp thư Ngọc Ánh kỳ này, mong bạn gửi E_mail cho Ngọc Ánh theo địa chỉ hộp thư điện tử vie@cri.com.cn, hoặc mời bạn viết tin nhắn cho Hộp thư Ngọc Ánh trên trang facebook, nếu bạn không thông thạo sử dụng công cụ thông tin điện tử, mời bạn nhờ con cháu trong nhà trợ giúp. Xin cảm ơn.

 

 

Biên tập viên:荣蓉
Lựa chọn phương thức đăng nhập