Vũ Minh

Tranh dệt gấm “Ngũ Tinh Xuất Đông Phương”

31-08-2018 20:40:22(GMT+08:00)
Chia sẻ:

   Kinh tuyến và vĩ tuyến trên trái đất đan xen ngang dọc, đánh dấu núi sông và thành phố. Kết nối các tọa độ, biết bao dấu chân đã thành đường, thể hiện nguồn gốc và tương lai xa vời. Mỗi làn gió đến từ phương Đông và phương Tây đều gặp nhau tại mỗi một đường giao nhau; Những dòng tuyết tan đã hội tụ thành một dòng sông dưới chân núi bắc Côn Luân, biến mất trong sa mạc xa thẳm, dưới bão cát nơi tận cùng của dòng sông đã vùi lấp nước tinh tuyệt thần bí.

Năm 1995, đội khảo sát chung Trung-Nhật đã phát hiện lượng lớn tranh dệt gấm tại di chỉ Niya.  Một thi thể nam giới quý tộc trong mộ số 8 của khu mộ số 1 mặc trang phục lộng lẫy, một tấm bao tay hình vuông trên cánh tay phải vẫn được bảo tồn hoàn hảo, thu hút sự chú ý của mọi người. Tấm bao tay này được cắt từ tấm vải gấm năm đường vận phẳng mép, nền có 6 dây buộc, 5 sợi dọc màu xanh lam, xanh, đỏ, vàng, trắng, các hình núi, mây, ngôi sao, cỏ cây và chim muông, màu sắc rực rỡ đã trang điểm cổ tay của người đeo. Sự kết hợp giữa mây núi  chim muông kỳ thú trong đời nhà Hán là ngụ ý trên cảnh, là chủ đề trang trí được lưu truyền rộng rãi.

Tấm bao tay theo phong cách đời Nhà Hán truyền sang Tây vực có lẽ là món quà của vương triều Trung Nguyên tặng nước tinh tuyệt, giữa các nét hoa văn của tấm vải gấm này là 8 chữ thẻ Triện phải sang trái: “Ngũ Tinh Xuất Đông Phương Lợi Trung Quốc”, đây là một câu chiêm tinh với ngụ ý cát tường, “Ngũ Tinh” tức: Kim, Mộc, Thủy, Hoả, Thổ, cũng gọi là Thái Bạch, Tuế, Thần, Huỳnh Hoặc và Trấn. Đất đai chia thành 9 châu, “Trung Quốc” là chỉ vùng Trung Nguyên. Mọi người tin rằng mỗi khi ngũ tinh hội tụ sẽ chiếu sáng phương Đông, vùng Trung Nguyên sẽ được lợi từ đó.


Sự chồng chất và đan xen của muôn vàn sợi tơ đã dệt nên gấm vóc, nhiều màu sắc đã ghép thành tranh và chữ viết. Niềm mong muốn tốt đẹp đã hội tụ thành mối liên hệ chặt chẽ, được đan tết tỉ mỉ vào tấm vải tinh tế vuông vắn như bàn tay. Tấm bao tay dệt gấm Ngũ Tinh này có 220 sợi/cen-ti-mét vuông, 48 sợi ngang, những sợi tơ rất nhỏ và chi chít đều đã thể hiện công nghệ dệt tơ lụa xuất sắc nhất từ thế kỷ 2 đến thế kỷ 3 Công nguyên.

Mô hình của 4 cỗ máy dệt hoa Thục Cẩm được khai quật từ Lăng mộ đời Hán ở núi Lão Quan, thành phố Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên đã cung cấp manh mối cho mọi người hiện nay khôi phục những cỗ máy thần kỳ thời xưa. Năm 2018, Viện Bảo tàng Tơ lụa Trung Quốc đã áp dụng công nghệ nguyên thủy phỏng chế tấm dệt gấm Ngũ Tinh theo kỹ thuật đời Hán, trải qua hơn 1 năm mới hoàn thành, cả bức tranh và câu văn hoàn chỉnh một lần nữa ra mắt thế giới. Các sản phẩm tơ lụa đã đi tới những vùng đất xa xôi như luồng gió Đông mạnh mẽ, trong khi đó, các sản phẩm dệt len và bông thì như luồng gió Tây gặp luồng gió Đông trên đường.

Di chỉ Con đường Tơ lụa trong khu vực Tân Cương không những đã bảo tồn gấm vóc, mà còn đã tiếp nhận các nhân tố bên ngoài một cách đa nguyên, thí dụ: len dệt có hình ảnh người ngựa và võ sĩ, vải dệt có hình ảnh nữ thần thiêng. Tất cả những điều đó đều đã thể hiện phong cảnh lạ lẫn của nước ngoài, đậm đà bầu không khí ở xứ người. Văn minh thế giới như non nước rộng lớn đa sắc màu, giống như những cỗ máy dệt chưa từng ngừng nghỉ, vẫn đang dệt cho đến hiện nay trong làn gió Đông và gió Tây. Kinh và vĩ, tuyến và đường, xưa và nay trên con đường cổ biển cát, chúng ta phát hiện, bạn cũng đã bắt gặp bản thân mình.

 

Biên tập viên:Vũ Minh
Lựa chọn phương thức đăng nhập