系统管理员

Hôm nay là Tết Đoan Ngọ cổ truyền

02-06-2014 20:46:38(GMT+08:00) cri
Chia sẻ:

Hôm nay là Tết Đoan Ngọ cổ truyền

Trong bức thư điện từ gửi Ngọc Ánh, bạn Xuân Cường cho biết rằng:

Em rất hân hạnh vì mồng 5 tháng 5 năm 1985 âm lịch là ngày sinh của em, đây là ngày Tết Đoan Ngọ cổ truyền. Cho nên mỗi năm Tết Đoan ngọ đến là mọi người trong nhà lại nhắc đến và chúc mừng, và em lại nhận được nhiều hoa và quà. Sinh nhật đúng vào ngày này thật là tuyệt phải không chị?

Bạn Vinh Cam đã có yêu cầu trong E-mail rằng: Mong chị Ngọc Ánh giới thiệu về Tết Đoan Ngọ cho mọi người cùng biết thêm.

Hộp thư Ngọc Ánh kỳ này đến với chúng ta đúng vào dịp Tết Đoan Ngọ cổ truyền. Nhiều năm qua Ngọc Ánh cũng đã có giới thiệu trên các trang mạng cũng như đăng tải nhiều nội dung liên quan đến Tết Đoan Ngọ được bắt nguồn từ Trung Quốc.

Trước hết, Ngọc Ánh xin chúc mừng sinh nhật của bạn Xuân Cường đúng vào dịp Tết Đoan Ngọ, tin rằng hôm nay bạn lại nhận được nhiều lời chúc phúc và nhiều quà.

Hôm nay là Tết Đoan Ngọ cổ truyền

Mồng 5 tháng 5 âm lịch của Trung Quốc là Tết Đoan Ngọ, "Đoan" có nghĩa "Mồng", "mồng 5" tức là "Đoan Ngọ", theo lịch Trung Quốc, tháng 5 là tháng "Ngọ", vì vậy, mồng 5 tháng 5 âm lịch tức là "Đoan Ngọ".

Về sự bắt nguồn của Tết Đoan Ngọ, từng có nhiều giải thích khác nhau, nhưng cách nói phổ biến nhất trong dân gian thì cho rằng, Tết Đoan Ngọ là để kỷ niệm nhà thơ yêu nước trong thời cổ Khuất Nguyên. Nhà thơ Khuất Nguyên sinh sống ở nước Sở trong thế kỷ 3, trước Công nguyên, sau khi đất nước ông bị giặc xâm chiếm, ông hết sức căm phẫn nên đã trẫm mình xuống sông Mịch La tự vẫn, hôm đó đúng vào ngày mồng 5 tháng 5. Về sau, cứ đến ngày mồng 5 tháng 5, để kỷ niệm phẩm chất cao cả của nhà thơ Khuất Nguyên, ai nấy đều lấy gạo bỏ vào ống tre rồi thả xuống sông để tế ông. Về sau, ống tre đựng gạo được đổi thành bánh chưng.

Hôm nay là Tết Đoan Ngọ cổ truyền

Ăn bánh chưng là tập tục quan trọng nhất trong ngày Tết Đoan Ngọ. Trong thời cổ bánh này được gọi là "bánh kê nếp" dùng lá sậy và lá dong gói gạo nếp, rồi lấy dây sợi buộc thành bánh gù hoặc như cái gối, rồi hấp, nấu ăn. Đêm trước Tết Đoan Ngọ, nhà nào nhà nấy đều gói bánh chưng, cho vào nồi nấu, để chuẩn bị đến Tết Đoan Ngọ ăn. Bánh chưng còn làm quà để biếu nhau. Trong ngày tết này, bà con, họ hàng đi thăm lẫn nhau, mọi người đều biếu nhau bánh chưng của nhà mình gói.

Ngoài ra, còn ăn trứng muối, uống rượu Hùng Hoàng.

Hôm nay là Tết Đoan Ngọ cổ truyền

Tết Đoan Ngọ còn có tập tục trang trí dân gian rất độc đáo. Trước cửa treo hai loại lá thuốc, một mặt là để trừ tà, hai là để chống ruồi muỗi. Ngoài ra, trong ngày Tết Đoan Ngọ người ta còn quấn cho trẻ chỉ 5 màu, ngụ ý là "sống lâu trăm tuổi", khâu những túi thơm, có hình như con hổ và quả bầu, trong bỏ hương liệu, lấy dây đỏ đeo trước ngực trẻ, còn cho trẻ đi giầy hình đầu hổ, đeo yếm thêu hình con hổ, mong cho trẻ bình an, may mắn.

Hôm nay là Tết Đoan Ngọ cổ truyền

Ở những khu vực hạ lưu sông Trường Giang miền Nam Trung Quốc, có tập tục đua thuyền Rồng trong ngày Tết Đoan Ngọ. Tương truyền sau khi mọi người phát hiện Khuất Nguyên nhảy xuống sông tự vẫn, đã ra sức trèo thuyền để cứu ông. Do vậy mà trở thành tập tục đua thuyền Rồng trong dịp Tết Đoan Ngọ.

Quan niệm Tết Đoan Ngọ ở Việt Nam hơi khác với Trung Quốc.

Hôm nay là Tết Đoan Ngọ cổ truyền

Ở Việt Nam, ít người biết chuyện Khuất Nguyên, mà chỉ coi mùng 5 tháng 5 là ngày "giết sâu bọ", vì đây là giai đoạn chuyển mùa, chuyển tiết, dịch bệnh dễ phát sinh. Sáng sớm, mọi người ăn lót dạ bằng hoa quả đương mùa và rượu nếp. Trẻ con được đeo những túi bùa bằng vụn vải các màu, buộc chỉ ngũ sắc, để trừ tà ma, bệnh tật. Có nơi phụ huynh bôi vôi vào cổ cho con cái lúc đi ngủ để trừ bệnh tật.

Biên tập viên:系统管理员
Lựa chọn phương thức đăng nhập