系统管理员

Mạn đàm về Tết Nguyên tiêu

15-02-2014 16:23:52(GMT+08:00) CRIonline
Chia sẻ:

Sau Tết Nguyên đán đến rằm tháng Giêng là Tết Nguyên tiêu ngày lễ truyền thống của Trung Quốc. Bạn Trần Văn Thanh ở thành phố Hồ Chí Minh bày tỏ với Ng̣ọc Ánh muốn tìm hiểu về Tết Nguyên tiêu. Sau đây Ngọc Ánh xin giới thiệu, mong bạn Thanh và các bạn khác cùng nghe.

Mạn đàm về Tết Nguyên tiêu

Tết Nguyên tiêu ra đời vào thời Tây Hán cách đây hơn 2000 năm, nhưng tập tục rước ngắm đèn bắt đầu vào thời Tây Hán. Hồi đó, Hán Minh Đế tôn sùng Phật giáo, truyền rằng, vào rằm tháng Giêng các tăng lữ thắp đèn ngưỡng xá lị kính Phật, cho nên Hán Minh Đế ra lệnh cho thắp đèn ở cung điện và các chùa chiền, ngoài ra, cũng ra lệnh cho bà con dân chúng cũng thắp đèn vào đêm rằm tháng Giêng. Về sau, ngày lễ Phật giáo này dần dần hình thành ngày lễ long trọng, từ cung đình đến dân gian, từ vùng Trung Nguyên phát triển ra cả nước. Đến thời Hán Văn Đế, lấy ngày rằm tháng Giêng làm Tết Nguyên tiêu. Đến thời Hán Vũ Đế lấy rằm tháng Giêng làm ngày cúng "Thái Nhất thần", một trong những thần làm chuá tể vũ trụ.

Mạn đàm về Tết Nguyên tiêu

Còn có cách nói là Tết Nguyên tiêu bắt nguồn từ "Tam Nguyên thuyết" của Đạo giáo, có nghĩa là, rằm tháng Giêng là Tết Thượng Nguyên do Thiên quan cai trị. Vì Thiên quan ưa thích nhạc, cho nên đến rằm tháng Giêng phải thắp đèn

Người xưa gọi ban đêm là "Tiêu". Cho nên rằm tháng Giêng là Tết Nguyên tiêu. Tết Nguyên tiêu trăng rằm sáng tỏ, mọi người ra ngoài ngắm trăng, thắp đèn lồng hoa, đốt pháo hoa, đoán câu đố, ăn bánh Nguyên Tiêu mà Việt Nam gọi là bánh trôi, gia đình xum họp. Cho nên Tết Nguyên tiêu còn gọi là Tết Hoa đăng. Tục thắp hoa đăng bắt nguồn từ thời Hán, nhưng thịnh hành vào thời Đường. Từ cung đình cho đến khắp nơi đường phố, đèn treo trên lầu, trên cây sáng rực bầu trời. Nhà thơ nổi tiếng thời Đường Lư Chiếu Lân từng tả quang cảnh đèn sáng trong Tết Nguyên tiêu rằng "Tiếp Hán nghi tinh lạc, y lâu tựa nguyệt huyền", thơ tạm dịch rằng "Sau Hán giống sao rơi, dựa lầu tựa trăng treo".

Mạn đàm về Tết Nguyên tiêu

Đến thời Tống, càng coi trọng Tết Nguyên tiêu, hoạt động ngắm đèn lồng càng náo nhiệt và phong phú, thường kéo dài đến 5 ngày, đến thời Minh kéo dài đến 10 ngày. Đến thời nhà Thanh tuy chỉ còn có 3 ngày, nhưmg quy mô rầm rộ hơn, ngoài thắp đèn ra còn đốt pháo hoa. Trong tết Nguyên tiêu còn có hoạt động đoán câu đố. Tục này bắt đầu từ thời Tống. Ban đầu chỉ có một số người viết câu đố lên giấy màu để người khác đoán, bởi đoán câu đố phải động não, rất lý thú, nên rất được mọi người yêu thích.

Mạn đàm về Tết Nguyên tiêu

Trong đêm Tết Nguyên tiêu còn có tục ăn Nguyên Tiêu tức bánh trôi. Bánh làm bằng bột nếp, bên trong gói nhân lạc, sơn cha, khi bánh chín nổi lềnh bềnh trên mặt nước sôi, cho nên mọi người gọi là "thang viên", trong âm tiếng Hán là "汤圆", gần âm với"团圆, có nghĩa là đoàn viên là xum họp.Về sau, các nội dung hoạt động trong Tết Nguyên tiêu càng phong phú, một số địa phương tổ chức múa đèn rồng, múa sư tử, đi cà kheo, hát ương ca, bơi thuyền trên cạn. Đánh trống khua chiêng rất náo nhiệt. Ngoài ra, Tết Nguyên tiêu còn được coi là đêm lãng mạn của các đôi bạn trẻ, bởi vì thời phong kiến Trung Quốc, con gái thường bị cấm cung trong nhà, nhưng trong đêm Tết nguyên tiêu, có thể ra ngoài ngắm đèn, đây cũng là dịp để các đôi bạn trẻ nam nữ quen biết nhau, tìm bạn đời trăm năm kết tóc. Cho nên Tết Nguyên tiêu còn được coi là Va-len-tin của Trung Quốc. Rất nhiều nhà thơ có những câu thơ về Tết Nguyên tiêu liên quan đến tình yêu, ví dụ như, nhà thơ Đường nổi tiếng Trung Quốc Âu Dương Tu viết rằng :

Năm ngoái dạo Nguyên Tiêu,

Chợ hoa đèn như thư.

Trăng treo đầu ngọn liễu,

Hoàng hôn xuống hẹn nhau.

Hơn 2000 năm qua, Tết nguyên tiêu không những thịnh hành tại hai bờ Eo biển Đài Loan và nội địa Trung Quốc, mà thường xuất hiện trong cộng đồng người Hoa cư trú tại các nước trên thế giới.

Biên tập viên:系统管理员
Lựa chọn phương thức đăng nhập