系统管理员

Bạn Hoàng Văn Tài: Quang cảnh đón tết tại Việt Nam

11-02-2014 14:35:01(GMT+08:00) cri
Chia sẻ:

Vậy là nhân dân hai nước Trung Việt đã cùng ăn cái Ngày Tết Nguyên Đán Giáp Ngọ đầm ấm chan hòa. Tuy cộng đồng tại chức và cộng đồng học sinh hai nước đều đã trở về với cương vị thường ngày của mình, nhưng bầu không khí mùa xuân đang trở nên ấm nồng, muôn vật đang hồi sinh, chứa chan niềm hy vọng.

Cũng như trước đây, vào những ngày giáp Tết, các chuyên mục tiếng Việt Nam CRI đã xây dựng các chương trình đặc biệt mừng để góp vui với các bạn trong dịp đón tết mừng xuân cổ truyền. Nếu các bạn lỡ mất dịp thu nghe trên sóng thì cũng không sao, chúng tôi đưa hết 8 chương trình đó lên mang CRI mời các bạn đón nghe trực tuyến, và đón đọc những kịch bản trên mạng CRI. Hoan nghênh các bạn viết lưu ký hoặc viết thư điện tử cho chúng tôi. Xin chân thành cảm ơn.

Tuy những ngày Tết đã qua, nhưng tin rằng nhiều bạn vẫn còn lưu luyến những ngày nghỉ Tết, vẫn cảm nhận quang cảnh bầu không khí Tết.

Bài viết sau đây của bạn Bạn Hoàng Văn Tài ở Thanh Xuân Hà Nội đã mô tả khá sinh động quang cảnh tết Việt Nam cũng như nhận thức cảm nhận của bạn đối với Tết cổ truyền dân tộc:

Ở Việt Nam, Tết là một ngày hội đầu năm mà cả gia đình được gặp, được xum vầy bên nhau.Về với gia đình ta mới thấy được hương vị Tết là như thế nào, thấy được tình yêu thương gắn bó giữa con người với con người, tình làng nghĩa xóm với nhau. Bất kể ai cũng mong muốn có được một cái Tết cổ truyền bên gia đình thật đầm ấm tình yêu thương.

Tết, chỉ với một từ ngắn gọn ấy thôi nhưng chứa đựng biết bao ý nghĩa thiêng liêng, bởi Tết không những là một ngày hội để mọi người vui chơi, được diện những bộ áo mới, được nhận phong bao li xì, mà còn là phong tục truyền thống. Đầu tiên là cả nhà cùng nhau dọn dẹp nhà cửa, đến 23 tháng chạp thì cúng Ông Táo về trời, Ông Táo có nhiệm vụ giữ ngọn lửa trong gia đình nên phong tục này rất quan trọng. Lau dọn bàn thờ tổ tiên cũng là một phong tục không thể bỏ qua nhằm nhớ ơn tổ tiên đã mất,trên mỗi bàn thờ đều có chưng một mâm ngũ quả để cầu mong năm mới "được cầu dừa đủ xài". Rồi mỗi gia đình cùng nhau đi chợ sắm tết, nào là bánh mứt, đủ loại trái cây…Ngoài ra một thứ không thể thiếu đó là bánh chưng xanh được làm bởi gạo nếp, đậu xanh, thịt heo và các gia vị đậm chất dân tộc sau đó được gói lại bởi lá dong rồi nấu lên,bánh có hình vuông tượng trương cho công lao ba mẹ lớn tựa đất trời. Hoa mai, hoa đào ngày tết, dù giàu hay nghèo thì mỗi gia đình đều có một cành mai, cành đào trong nhà. Ngày 30 tết là khoảnh khắc thiêng liêng, cái đêm mà mọi người đều mong đợi, là cột mốc giao nhau giữa năm cũ và năm mới, là thời gian để mọi người trong gia đình được đoàn tụ, chúc nhau những lời chúc tốt đẹp nhất. Là thời gian để mọi thành viên trong gia đình cùng quây quần bên nhau để đón thời khắc đẹp đó. Giây phút ấy thật thiêng liêng và hạnh phúc biết bao. Cái không khí đầm ấm ấy chỉ cảm nhận được bằng mắt,nụ cười và trái tim. Sáng mùng một cả gia đình lên chùa hái lộc đầu năm và cầu nguyện cho gia đình qua năm mới được suôn sẽ, mạnh khỏe, làm ăn thuận buồn xuôi gió. Ngày hội đầu năm có một tục lệ đẹp đó là cùng nhau đi chúc tết bà con nội ngoại, và thầy cô.

Cả năm ai cũng bận rộn, lo toan thì tết là giây phút thư giản bên gia đình và người mình thân yêu thật ý nghĩa, để mỗi người sẵn sàng vào năm mới làm việc được hiệu quả hơn. Dù ai làm việc ở đâu, xa gia đình bao nhiêu thì mỗi độ tết đến cũng muốn về với gia đình để hưởng trọn niền vui. Thế đấy, một cái tết cổ truyền 2014 của hai dân tộc Việt - Trung sắp đến rồi! Không biết lúc này các anh chi em của ban Việt Ngữ Đài phát thanh quốc tế Trung Quốc đã chuẩn bị những món ăn tinh thần nào phục vụ thích giả trong dịp tết cổ truyền của hai dân tộc Việt Trung...? Không khí chuẩn bị Tết ủa người dân Trung Quốc ra sao..? Công việc cơ quan bận rộn như thế không biết các anh chị em nhà đài CRI đã chuẩn bị tết cho gia đình nhỏ của riêng mình như thế nào? Nhân dịp Tết đến xuân về em xin chúc cho mọi người có một cái tết được xum vầy bên đại gia đình CRI và gia đình nhỏ của mình thật hạnh phúc và viên mãn nhé.

Ánh: Bức thư của bạn Hoàng Văn Tài thật bài tản văn sinh động, mô tả quang cảnh chuẩn bị Tết và ăn tết trên đất Bắc Việt Nam, Bắc Kinh cách Hà Nội 2,334 km theo đường chim bay, nhưng chúng tôi vẫn cảm nhận được bầu không khí Tết Hà Nội qua bài viết của bạn Hoàng Văn Tài, xin chân thành cảm ơn bạn. Thật như bức thư chúc xuân sau đây của bạn

Lê Thị Yến chimenbuon@ viết:

Thời gian thấm thoát thoi đưa,

Mặc dù cái lạnh của mùa đông vẫn thấm đẫm trên từng ngọn cây vạt cỏ, nhưng thoáng nghe đâu đây bước chân mùa xuân đã gần lắm rồi. Sẽ thật nhanh thôi mùa xuân sẽ đem những tia nắng ấm ấp cho đất trời cho con người. Không hiểu sao cứ mỗi độ xuân về trong lòng tôi lại trào dâng những cảm xúc thật khó tả.

Hôm nay ngồi viết email này, tôi mong được gửi lời chúc xuân, chúc mừng năm mới

Kính chúc ban Việt ngữ ngày càng thu hút bạn nghe đài.

Kính chúc ban biên tập luôn mạnh giỏi, có một năm tràn đầy hạnh phúc!

Ánh: Xin cảm ơn bạn Lê Thị Yến, rất mong sẽ có dịp chuyện trò với bạn qua đường dây nóng điện thoại, để nghe những lời thủ thỉ tâm tình của bạn. Chúc mùa xuân năm nay mang đến càng nhiều niềm vui cho bạn và gia đình bạn.

Mạn đàm về Tết Nguyên Tiêu

Sau Tết Nguyên đán đến rằm tháng Giêng là Tết Nguyên Tiêu ngày lễ truyền thống của Trung Quốc. Bạn Trần Văn Thanh ở thành phố Hồ Chí Minh bày tỏ với Ng̣ọc muốn tìm hiểu về Tết Nguyên Tiêu. Sau đây Ngọc Ánh xin Giới thiệu, mong bạn Thanh và các bạn khác cùng nghe.

Tết Nguyên tiêu hình thành vào thời Tây Hán cách đây hơn 2000 năm, nhưng tập tục rước ngắm đèn bắt đầu vào thời Tây Hán. Hồi đó, Hán Minh Đế tôn sùng Phật Giáo, truyền rằng, vào rằm tháng Giêng các Tăng Lữ thắp đèn ngưỡng xá lị kính Phật, cho nên Hán Minh Đế ra lệnh cho thắp đèn ở cung điện và các chùa chiền, ngoài ra, cũng ra lệnh cho bà con dân chúng cũng thắp đèn vào đêm rằm tháng Giêng. Về sau, ngày lễ Phật giáo này dần dần hình thành ngày lễ long trọng, từ cung đình đến giân gian, từ vùng Trung Nguyên phát triển ra cả nước.Đến thời Hán Văn Đế, lấy ngày rằm tháng Giêng lam̀ Tết Nguyên Tiêu. Đến thời Hán Vũ Đế lấy rằm tháng Giêng làm ngày cúng "Thái Nhất thần", một trong những thần làm chuá tể vũ trụ.

Còn có cách nói là Tết Nguyên tiêu bắt nguồn từ "Tam Nguyên thuyết" của đạo giáo, có nghĩa là, rằm tháng Giêng là tết Thượng Nguyên do Thiên quan cai trị. Vì Thiên quan ưa thích nhạc, cho nên đến rằm tháng Giêng phải thắp đèn

Người xưa gọi ban đêm là "Tiêu". Cho nên rằm tháng giêng là Tết Nguyên Tiêu. Tết Nguyên tiêu trăng rằm sáng tỏ, mọi người ra ngoài ngắm trăng, thắp đèn lồng hoa, đốt ph́ao hoa, đóan câu đố, ăn Nguyên Tiêu mà Việt Nam gọi là bánh trôi, gia đình xum họp. Cho nên tết Nguyên Tiêu còn gọi là Tết Hoa đăng. Tục thắp hoa đăng bắt nguồn từ thời Hán, nhưng thịnh hành vào thời Đường. Từ cung đình cho đến khắp nơi đường phố, đèn treo trên lầu, trên cây sáng rực bầu trời. Nhà thơ nổi tiếng thời Đường Lư Chiếu Lân từng tả quang cảnh đèn sáng trong Tết Nguyên tiêu rằng "Tiếp Hán nghi tinh lạc, y lâu tựa nguyệt huyền", thơ tạm dịch rằng "Sau Hán giống sao rơi, rựa lầu tựa trăng treo."

Đến thời Tống, càng coi trọng Tết Nguyên Tiêu, hoạt động ngắm đèn càng náo nhiệt và phong phú, thường kéo dài đến 5 ngày, đến thời Minh kéo dài đến 10 ngày. Đến thời nhà Thanh tuy chỉ còn có 3 ngày, nhưmg quy mô rầm rộ hơn, ngoài thắp đèn ra còn đốt pháo hoa. Trong tết Nguyên Tiêu còn có hoạt động đoán câu đố. Tục này bắt đầu từ thời Tống. Ban đầu chỉ có một số người viết câu đố lên giấy màu để người khác đóan, bởi ̀ đoán đâu đố có thể kích thích trí tuệ và lý thú, cho nên rất được mọi người yêu thích.

Trong đêm tết Nguyên Tiêu còn có tục ăn Nguyên Tiêu tức bánh trôi. Bánh làm bằng bột nếp, bên trong gói nhân lạc, sơn cha, bởi bánh chín nổi lềnh bềnh trên mặt nước sôi, cho nên mọi người gọi là "thang viên", trong âm tiếng Hán là "汤圆", gần âm với"团圆,có nghĩa là đoàn viên là xum họp.Về sau, các nội dung họt động trong Tết Nguyên Tiêu càng phong phú, một số địa phương tổ chức múa đèn rồng, múa sư tử, đi cà kheo, hát ương ca, bơi thuyền trên cạn. Đánh trống khua chiêng rất náo nhiệt. Ngoài ra, Tết Nguyên Tiêu còn được coi là đêm lãng mạn của các đôi bạn trẻ, bởi vì thời phong kiến Trung Quốc, con gái thường bị cấm cung trong nhà, nhưng trong đêm Tết nguyên Tiêu, có thể ra ngoài ngắm đèn, đây cũng là dịp để các đôi bạn trẻ nam nữ quen biết nhau, tìm bạn đời trăm năm kết tóc. Cho nên Tết Nguyên Tiêu còn được coi là Va len tin của Trung Quốc. Rất nhiều c nhà thơ có những câu thơ về Tết Nguyên tiêu liên quan đến tình yêu, ví dụ như, nhà thơ Đường nổi tiếng Trung Quốc Âu Dương Tu viết rằng :

Năm ngoái dạo Nguyên Tiêu,

Chợ hoa đèn như thư.

Trăng treo đầu ngọn liễu,

Hoàng hôn xuống hẹn nhau.

Hơn 2000 năm qua, Tết nguyên Tiêu không những thịnh hành tại hai bờ eo biển Đài Loan và nội địa Trung Quốc, mà thường xuất hiện trong cộng đồng người Hoa cư trú tại các nước trên thế giới.

Ba cuốn sách do Ngọc Ánh biên dịch đã xuất bản tại Việt Nam

Trong chương trình Hộp thư đặc biệt mừng xuân Giáp Ngọ, Ngọc Ánh đã thông báo với các bạn rằng, Ngọc Ánh đã chuyển ngữ nhiều bài tản văn của các nhà văn nổi tiếng Trung Quốc mà Ngọc Ánh đã sang tiếng Việt Nam, rồi tập trung và biên soạn thành hai cuốn sách mang tên

Những câu chuyện đi cùng năm tháng, Ánh nắng và màu trăng,

Ngoài ra còn có cuốn

Những bài văn đạt điểm tối đa của các thí sinh thi đại học Trung Quốc

.

Hiện nay ba cuốn sách này đã in xong và do Nhà xuất bản Văn học Việt Nam chính thức xuất bản, bắt đầu ra mắt bạn đọc Việt Nam vào dịp Tết. Nghệ sĩ Lục Tiểu Linh Đồng người sắm vai Tôn Ngộ Không trong phim Tây Du ký đã viết lời tựa và hậu ký cho hai cuốn sách là

Những câu chuyện đi cùng năm tháng, Ánh nắng và màu trăng.

Anh Lục Tiểu Linh Đồng đã về Thượng Hải ăn tết với cha mẹ, được tin ba cuốn sách do Ngọc Ánh biên dịch đã chính thức ra mắt bạn đọc Việt Nam, anh rất vui và gọi ngay điện thoại đến chúc mừng sau đây mời các bạn nghe đối thoại giữa chị Ngọc Ánh với anh Lục Tiểu Linh Đồng vừa qua:

Linh Đồng:

"Hết sức, hết sức chúc mừng. lúc này tôi đang ở Thượng Hải, được tin chị Ngọc Ánh người bạn tốt lâu năm của tôi xuất bản sách tản văn do chị biên dịch tại Việt Nam, thật đáng chúc mừng. Rất mong các bạn khán giả và thính giả Việt Nam yêu thích sách tản văn do chị chuyển ngữ sang tiếng Việt. Trong hai cuốn sách tản văn này đã thu thập nhiều bài tản rất hay của các nhà văn nổi tiếng Trung Quốc, tôi đã viết lời tựa cho hai cuốn sách tản văn, rất mong các bạn độc giả Trung Quốc và độc giả Việt Nam thông qua thưởng thức những bài tản văn hay có thể nối vòng tay và gắn kết tấm lòng lại với nhau. Rất mong chị sau này lại tuyển chọn và biên dịch nhiều bài tác phẩm hay khác của các nhà văn Trung Quốc để giới thiệu với các bạn độc giả Việt Nam."

Ánh: Xin cảm ơn anh Linh Đồng. Trong thời điểm giao thoa của đất trời, xuân Giáp Ngọ đã đến gõ cửa muôn vàn các gia đình Trung-Việt rồi. Xin mời anh qua Hộp thư Ngọc Ánh đặc biệt mừng xuân Giáp Ngọ gửi lời chúc tết đông đảo khán giả Việt Nam mến mộ anh nào.

Linh Đồng:

"Năm Ngựa đến rồi, từ Thượng Hải tôi xin chân thành chúc các bạn khán thính giả Việt Nam: Năm Mã cát tường, năm Mã phong Hầu, năm mã đại cát."

Ánh: Vâng, xin cảm ơn anh Lục Tiểu Linh Đồng, đặc biệt xin cảm ơn anh đã viết lời tựa và hậu ký cho hai cuốn tản văn Những câu chuyện đi cùng năm tháng, Ánh nắng và màu trăng. Cảm ơn sự khẳng định của anh đối với việc xuất bản hai cuốn sách này.

Để các bạn tìm hiểu và ấn tượng đối với những cuốn sách này, sau đây mời quý vị đọc lời tựa của anh Lục Tiểu Linh Đồng:

Thưởng thức hương vị tản văn xúc tiến hữu nghị Trung -Việt

Thưa các bạn đọc giả Việt Nam yêu quý! Tôi là Lục Tiểu Linh Đồng, là người từng đóng vai Tôn Ngộ Không trong bộ phim truyền hình Trung Quốc Tây du ký( bản băn 1982),là diễn viên cấp một Nhà nước của Trung tâm xây dựng phim truyền hình Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc. Năm 1998 và năm 2010 tôi đã lần lượt hai bận sang thăm Việt Nam, được tiếp xúc với đông đảo các bạn Việt Nam hâm mộ bộ phim này. Tháng 6 năm 2013 tôi đã được vinh dự gặp Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và nhiều vị Bộ trưởng, Thứ trưởng của Việt Nam sang thăm Trung Quốc. Nay tôi rất phấn khởi được Nhà xuất bản Văn học Việt Nam và Công ty TNHH Văn Hóa Truyền thông Quốc tế của Việt Nam gửi lời mời viết lời giới thiệu cho cuốn sách này.

Thưa các bạn đọc giả Việt Nam yêu quý! Người Trung quốc chúng tôi có câu : "Trong hạt cát thấy cả thế giới, trên nửa cánh hoa kể chuyện đời ". Tản văn Trung Quốc là một thể loại văn học nhẹ nhàng, linh hoạt và tự do, tập trung những vẻ đẹp mượt mà, là món ăn tinh thần không thể thiếu của nhân loại, và cũng là nhịp cầu nối liền tình cảm giữa mọi người không chung cảnh ngộ, không cùng quốc gia và không cùng bối cảnh văn hóa.

Kho tàng tản văn Trung Quốc nhiều vô kể, mêng mông như biển cả, luôn luôn là thắng cảnh tươi đẹp trong lịch sử văn học thế giới. Thế nhưng, đối với Việt Nam – một quốc gia láng giềng, núi sông liền một dải với Trung Quốc, từ lâu đã có xự giao thoa ảnh hưởng sâu xa của nền văn hóa Trung Quốc, hình như lại không mấy quen thuộc lắm đối với tản văn hiện đại Trung Quốc, điều này có lẽ do bấy nay thiếu dịch giả vừa phải tinh thông cả hai thứ tiếng Trung-Việt lại có trình độ uyên thâm về văn học chăng?

Cách đây mấy năm, chị Ngọc Ánh công tác tại Ban tiếng Việt Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc (CRI) - người bạn lâu năm của tôi - bắt tay vào việc chuyển ngữ một số bài tản văn Trung Quốc sang tiếng Việt Nam; nay lại được biết những bài tản văn Trung Quốc đó sẽ được in thành sách để phát hành tới các độc giả tại Việt Nam, chúng tôi rất phấn khởi. Tôi là người có tình cảm sâu sắc với Việt Nam, trong thập niên 50 thế kỷ 20, tại thành phố Hàng Châu, Trung Quốc, cha tôi là Lục Linh Đồng từng có dịp biểu diễn vai Tôn Ngộ Không trong vở "Tôn ngộ Không ba lần đánh Bạch Cốt Tinh" cho chủ tịch Hồ Chí Minh xem, và được Người rất khen ngợi.

Ngày nay, qua tập tản văn Trung Quốc do chị Ngọc Ánh chuyển ngữ sang tiếng Việt này, tôi đã cảm nhận được sự cố gắng và tâm huyết của chị dành cho công tác biên dịch, trong lòng trào dâng một niềm cảm động và kính trọng, bởi vì tôi biết rằng, đây là giấc mơ lâu năm của chị Ngọc Ánh. Trong rừng tản văn Trung Quốc từ nay đã có thêm bản Việt ngữ này, đó như một đóa hoa độc đáo, cũng như kho tàng các tác phẩm văn học Việt Nam sẽ có thêm hương sắc của tản văn Trung Quốc.

Hy vọng cuốn sách này sẽ được đông đảo bạn đọc Việt Nam yêu thích!

Ánh: Xin cảm ơn lời tựa của anh Lục Tiểu Linh Đồng, mong sau này anh lại có dịp trở lại Việt Nam gặp gỡ các khán thính giả Việt Nam, và biết đâu trong đó có cả các bạn độc giả của ba cuốn sách

Những câu chuyện đi cùng năm tháng, Ánh nắng và màu trăng, Những bài văn đạt điểm tối đa của các thí sinh thi đại học Trung Quốc. Đồng thời xin cảm ơn Nhà Xuất bản Văn học Việt Nam cũng đã viết lời giới thiệu cho ba cuốn sách này.

LỜI GIỚI THIỆU

Tản văn là một thể loại văn học hàm súc, cấu tứ độc đáo, cách thể hiện đa dạng, mang đậm phong cách cá tính tác giả, không đòi hỏi cốt truyện phức tạp, ngày càng thu hút độc giả trong thời đại thông tin hiện nay. Kế thừa truyền thống từ các tác gia Đường, Tống, các tác giả tản văn hiện đại Trung Quốc đã đóng góp nhiều tác phẩm xuất sắc cho nền văn học Trung Quốc nói riêng và văn học thế giới nói chung.

Với mong muốn để bạn đọc Việt Nam có điều kiện tiếp cận dễ dàng, sâu rộng hơn với tản văn Trung Quốc, Nhà xuất bản Văn học ra mắt hai tập sách Những câu chuyện đi cùng năm tháng và Ánh nắng và màu trăng, tuyển chọn những bài tản văn đặc sắc mang ý nghĩa nhân sinh sâu sắc, khơi gợi cảm xúc bằng lối viết cuốn hút, mượt mà, tinh tế của nhiều tác giả nổi tiếng như Ba Kim, Lỗ Tấn, Lão Xá, Mao Thuẫn, Băng Tâm, Mạc Ngôn, Giả Bình Ao, Chu Tự Thanh,... cùng một số học giả, văn nghệ sĩ thành danh của Trung Quốc qua bản dịch của Ngọc Ánh, người phụ trách chuyên mục Hộp thư Ngọc Ánh và Văn nghệ cuối tuần của Ban Tiếng Việt Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc (CRI).

Hy vọng qua hai tập sách này bạn đọc sẽ được tiếp xúc, thưởng thức một phần kho tàng tản văn đặc sắc của đất nước Trung Quốc, thêm yêu mến nền văn học vốn gần gũi, gắn bó với văn học và con người Việt Nam.

Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!

NHÀ XUẤT BẢN VĂN HỌC

Ba cuốn sách trên đây được Nhà Xuất bản Văn học Việt Nam xuất bản đã chính thức ra mắt các bạn đọc Việt Nam, hoan nghênh các bạn tìm mua và tìm đọc tại các hiệu sách tại Việt Nam .

Biên tập viên:系统管理员
Lựa chọn phương thức đăng nhập