系统管理员

Chiếc lược làm bằng xác máy bay Mỹ và câu chuyện về một cựu chiến binh Trung Quốc sang giúp Việt Nam chống Mỹ năm xưa

27-11-2013 18:44:43(GMT+08:00) cri
Chia sẻ:

Chiếc lược làm bằng xác máy bay Mỹ và câu chuyện về một cựu chiến binh Trung Quốc sang giúp Việt Nam chống Mỹ năm xưa

Chiếc lược làm bằng xác máy bay Mỹ "Kháng Mỹ lưu niệm"

Bài hát 《 我是一个兵》"Tôi là một người lính", một ca khúc rất quen thuộc đi cùng năm tháng của nhân dân Trung Quốc, hôm nay Ngọc Ánh xin tặng ca khúc này cho một cựu chiến binh trong thời kỳ sang giúp Việt Nam chống Mỹ cứu nước, người cựu chiến bình này tên là Lý Hoàn Châu ở thành phố Vũ Hán tỉnh Hồ Bắc Trung Quốc.

Sau đây là câu chuyện rung động lòng người qua lời kể của chị Phạm Thị Minh Trang, Chủ nhiệm Câu Lạc bộ tiếng Hoa Hữu nghị Thành phố Hồ Chí Minh hiện đang du học tại trường Đại học Sư phạm Hoa Đông thành phố Vũ Hán qua điện thoại với Ngọc Ánh trong tuần qua:

Chiếc lược làm bằng xác máy bay Mỹ và câu chuyện về một cựu chiến binh Trung Quốc sang giúp Việt Nam chống Mỹ năm xưa

Chị Minh Trang phát biểu tại Diễn đàn "Thị dân Vũ Hán chi gia"

Ngọc Ánh: Xin chào chị Phạm Thị Minh Trang.

Minh Trang: Chào Ngọc Ánh. Rất vui lại được gặp Ngọc Ánh.

Ngọc Ánh: Vâng, chào chị, Ngọc Ánh rất vui vì hôm qua nhận được thư điện tử của chị, trong thư chị có báo cho Ngọc Ánh một tin vui, đó là ngày 16/11, chị được thành phố Vũ Hán mời nói chuyện chuyên đề. Vậy chị có thể chia sẻ với các bạn thính giả Việt Nam đang có mặt bên máy thu thanh về buổi nói chuyện chuyên đề này được không? Cảm nhận của chị trong buổi nói chuyện này như thế nào? Tin rằng buổi nói chuyện này đã gợi cho chị rất nhiều kỷ niệm thời thơ ấu và thời học sinh của mình ở Việt Nam phải không?

Minh Trang: Xin chào Ngọc Ánh, xin chào tất cả các bạn nghe đài. Đúng như Ngọc Ánh đã nói, ngày 16/11 vừa qua, Minh Trang được Trường Giang Nhật báo của Vũ Hán mời đến nói chuyện chuyên đề với tựa đề tiếng Trung là "越南妈妈终生学习带来快乐和感悟".

Ngọc Ánh: Ôi chị Minh Trang ơi, thế là Ngọc Ánh phải phiên dịch cho chị đấy nhé, Ngọc Ánh xin tạm dịch chuyên đề nói chuyện của chị là "Niềm vui và cảm nhận của Người mẹ Việt Nam học tập suốt đời". Em dịch thế có đúng không hả chị?

Minh Trang: Rất chuẩn, Ngọc Ánh dịch thì chuẩn rồi.

Ngọc Ánh: Thế thì tiếng Trung của chị quá tuyệt vời. Trong thư điện tử, chị có nhắc đến tình cảm tuổi thơ của mình đối với các chú bộ đội Trung Quốc sang giúp đỡ Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ.

Minh Trang: Khi còn nhỏ, chưa biết chữ Trung Quốc, chưa biết nói một câu tiếng Trung nào, nhưng đã thuộc rất nhiều bài hát Trung Quốc, những bài hát ấy có thể nói là rất ít bạn trẻ Trung Quốc hiện nay biết đến. Ví dụ như bài "Đi biển cần có tay lái vững", "Mặt trời phương Đông", "Ca ngợi Mao Chủ tịch", "Tôi là một người lính". Vậy vì sao mình lại biết hát những bài hát đó? Bởi vì thời kỳ lúc mình 13, 14 tuổi, thời kỳ Việt Nam bị giặc Mỹ xâm lược, Mỹ đưa máy bay ra tấn công miền Bắc. Trong cả thời kỳ kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Việt Nam đều có sự ủng hộ, chi viện của nhân dân Trung Quốc, lúc đó thì các chú bộ đội Trung Quốc đến đóng quân gần địa phương của mình. Trên đường đi học, mình thường gặp xe chở các chú, các chú lại cho học sinh lên xe để chở đi học hoặc có những đêm văn nghệ, các chú bộ đội Trung Quốc lại đưa tụi nhỏ bọn mình đến hát, xem văn nghệ, và các chú dạy các bài hát đó. Những kỷ niệm đó rất khó quên. Đặc biệt là, mình còn nhỏ như thế, chứng kiến sự hi sinh của các chú bộ đội khi máy bay giặc Mỹ bắn vào trại pháo, các chú bộ đội Trung Quốc bị thương rất nhiều, thậm chí hi sinh, rất cảm động. Chúng mình lúc đó còn nhỏ, chỉ biết đi theo vào trạm cấp cứu. Sự hi sinh anh dũng của các chú bộ đội đã trở thành kỷ niệm sâu lắng trong trái tim tuổi thơ của mình.

Chiếc lược làm bằng xác máy bay Mỹ và câu chuyện về một cựu chiến binh Trung Quốc sang giúp Việt Nam chống Mỹ năm xưa

Chị Minh Trang phát biểu tại Diễn đàn "Thị dân Vũ Hán chi gia"

Ngọc Ánh: Vâng, chị Minh Trang thân mến, qua những lời kể trên đây của chị, các bạn thính giả và các bạn cư dân mạng Việt Nam cũng như Ngọc Ánh cảm thấy là mối tình hữu nghị của hai nước đã được tưới bằng máu đào của các chiến sĩ và nhân dân hai nước chúng ta. Trong bức thư của chị Minh Trang gửi cho Ngọc Ánh, chị có kể đến một chú bộ đội của tỉnh Hồ Bắc thời đó từng đến Việt Nam giúp Việt Nam chống Mỹ, chú ấy có xem qua báo và có tìm đến chị phải không ạ?

Minh Trang: Vâng, trong cuộc tọa đàm hôm đó, có nói đến tình cảm tuổi thơ của mình đối với các chú bộ đội Trung Quốc, buổi tọa đàm này được Đài Truyền hình Vũ Hán, Báo Trường Giang và một số báo khác đăng tải, rất nhiều người biết đến. Hai ngày sau cuộc hội đàm, có một số điện thoại gọi đến, mở máy ra thì chú nhắc lại danh từ mà mình gọi lúc nói chuyện. Sau đó chú có nói rõ chú là bộ đội năm 1965, trong đại đội của Vũ Hán sang giúp Việt Nam, bảo vệ đường tàu, bảo vệ bầu trời Việt Nam. Chú tên là Lý Hoàn Châu. Khi chú hẹn gặp mình thì cảm thấy rất thân quen, chú tặng cho mình một cuốn tạp chí kỷ niệm 40 năm chi viện giúp Việt Nam kháng chiến chống Mỹ. Chú đã tặng mình một chiếc lược sắt làm từ vỏ máy bay Mỹ bị bắn rơi. Một bên lược ghi là "忠于毛主席", một bên ghi là "抗美留念", "Trung thành với Mao Chủ tịch, kỷ niệm chống Mỹ", đó là những chữ ghi trên chiếc lược, chú nói là sau khi mở đến con đường số 8, số 10 thì mở con đường số 12 ở Lai Châu và đường lên Điện Biên Phủ nữa. Trong khi nói chuyện, chú nói rất nhiều về tình cảm chiến sĩ những ngày ở Việt Nam và tình cảm của chiến sĩ Trung Quốc với chiến sĩ Việt Nam đoàn kết thương yêu nhau. Chú đã hát cho mình nghe những bài hát Việt Nam có từ ngày đó mà cho đến bây giờ chú vẫn thuộc.

Ngọc Ánh: Ví dụ như bài gì ạ?

Minh Trang: Ví dụ như bài "Chiến sĩ ta dầm mưa dãi nắng", "Giải phóng Miền Nam", chú hát với âm giọng của người Trung Quốc nhưng rất cảm động, sau đó hai chú cháu cùng hát bài "Việt Nam Trung Hoa", chú vẫn nhớ các bài hát tiếng Việt đó. Bây giờ chú làm huấn luyện viên Thái Cực Quyền ở Vũ Hán. Minh Trang rất cảm động khi cầm cuốn tạp chí kỷ niệm 40 năm tiếp viện Việt Nam chống Mỹ. Trong cuốn này, trang đầu mở ra có hình Bác Hồ với Bác Mao đang ngồi nói chuyện, tươi cười thân thiết. Rồi hình ảnh đại đội ở Vũ Hán ra quân để đi sang Việt Nam, hình ảnh bộ đội Trung Quốc đang mở đường, hình ảnh các chiến sĩ bắn máy bay, có cả hình ảnh các phi công Mỹ giơ tay đầu hàng trước mũi súng của các chiến sĩ Trung Quốc. Và trong cuốn tạp chí này có rất nhiều bài thơ, bài viết cảm tưởng, tâm sự của các chiến sĩ trẻ hồi đó ở chi đội 2, trung đoàn 2 đang ở Lai Châu, Việt Nam. Lúc đó, các chiến sĩ khoảng 20, 21 tuổi, rất trẻ. Có nhiều bài thơ rất cảm động, thể hiện tình cảm của các chiến sĩ Trung Quốc đối với Việt Nam, sự hi sinh không tiếc xương máu của các chiến sĩ trên đất nước Việt Nam.

Chiếc lược làm bằng xác máy bay Mỹ và câu chuyện về một cựu chiến binh Trung Quốc sang giúp Việt Nam chống Mỹ năm xưa

Chị Minh Trang và chú bộ đội Trung Quốc Lý Hoàn Châu từng sang giúp Việt Nam chống Mỹ

Ngọc Ánh: Ngọc Ánh vừa nghe chị Minh Trang kể về buổi gặp gỡ khó quên với chú bộ đội tỉnh Hồ Bắc từng sang giúp Việt Nam kháng chiến chống Mỹ, vừa nghe mà Ngọc Ánh thấy cảm động, và tin rằng trong tâm thức của chị sẽ còn có rất nhiều kỷ niệm, hình ảnh về buổi gặp gỡ này. Vừa rồi, trong buổi nói chuyện chị có nhắc đến những bài hát như là "Tôi là một người lính", còn có bài hát mà chú bộ đội Việt Nam rất tâm đắc là "Chiến sĩ ta dầm mưa dãi nắng". Ngọc Ánh sẵn sàng gửi bài hát chị vừa nhắc trên đây cho các bạn thính giả Việt Nam cùng thưởng thức, chị có đồng ý với em như vậy không ạ.

Minh Trang: Ôi thế thì vui quá, cảm ơn Ngọc Ánh nhiều. Có thể sau khi Ngọc Ánh phát những bài hát ấy thì mĩnh sẽ gửi lại chú bộ đội Trung Quốc luôn, không chỉ một mình chú Lý Hoàn Châu, mà còn nhiều chú bộ đội khác, các cựu chiến binh khác của Trung Quốc sẽ biết đến câu chuyện này.

Ngọc Ánh: Chị Minh Trang thân mến, Ngọc Ánh xin thay mặt chương trình Hộp thư Ngọc Ánh, thay mặt đông đảo các bạn thính giả Việt Nam, thay mặt đông đảo cư dân mạng của hai nước Trung - Việt cảm ơn tình cảm của chị dành cho văn hóa, văn học Trung Quốc cũng như tình hữu nghị của hai nước Trung - Việt chúng ta.

Thành: Các bạn thân mến, trên đây các bạn vừa nghe lời kể của chị Phạm Thị Minh Trang về sự đam mê học tiếng Trung Quốc, văn hóa Trung Quốc và câu chuyện về một cựu chiến binh Trung Quốc năm xưa sang giúp Việt Nam kháng chiến chống Mỹ. Nhân dịp này, trong phần kết của chương trình hôm nay, chúng tôi xin tặng ông Lý Hoàn Châu và các chiến hữu năm xưa của ông ca khúc Việt Nam đi cùng năm tháng "Bài ca may áo", tin rằng đây cũng chính là giai điệu Việt Nam không bao giờ quên của các cựu chiến binh Trung Quốc sang giúp Việt Nam chống Mỹ năm xưa.

Chiếc lược làm bằng xác máy bay Mỹ và câu chuyện về một cựu chiến binh Trung Quốc sang giúp Việt Nam chống Mỹ năm xưa

Biên tập viên:系统管理员
Lựa chọn phương thức đăng nhập