系统管理员

Bài văn đạt điểm tối đa năm 2012: Lo lắng và yêu mến (Bài 1)

12-04-2013 15:17:54(GMT+08:00) CRIonline
Chia sẻ:

Nghe Online

Đề bài:

Bài văn đạt điểm tối đa của thí sinh Trung Quốc trong mùa tuyển sinh năm 2012, sau đây là đề thi của tỉnh Giang Tô Trung Quốc, xin mời Nam Dương đọc đề bài:

Căn cứ tài liệu cho sẵn, làm bài theo yêu cầu:

Mẹ hiền sợi chỉ trong tay

May cho con chiếc áo này đi xa

Chỉ khâu dày mãi thêm ra

Sợ con vắng mặt khó mà về ngay

( "Du tử ngâm" Mạnh Giao)

Vì sao nước mắt tôi lại thường rưng rưng? Bởi vì tôi yêu mảnh đất này quá sâu nặng...

( "Tôi yêu mảnh đất này" Ngải Thanh)

Trong những tâm hồn thiêng liêng này, có một sức mạnh rõ ràng và thứ tình cảm âu yếm mãnh liệt, như một dòng chảy phun trào rạt rào. Thậm chí, không cần phải thăm dò tác phẩm hoặc lắng nghe tiếng nói của họ, chính ngay trong ánh mắt của họ trong hành động tiếng nói của họ, đã có thể thấy sự sống chưa bao giờ vĩ đại như vậy, đầy đặn như vậy, hạnh phúc như vậy trong hoạn nạn. (Nhà văn Pháp Romain Rolland)

Mời anh/chị lấy "lo lắng và yêu mến" làm đề bài, viết bài văn trên 800 chữ. Yêu cầu: một, tự lập ý; hai, tự chọn góc độ; ba, ngoài thơ ca ra tự lựa chọn thể loại.

Bài làm: Lo lắng và yêu mến

Bài văn đạt điểm tối đa năm 2012: Lo lắng và yêu mến (Bài 1)

Trà và nước gặp nhau, thực ra là một thứ duyên phận của kiếp trước và kiếp này.

Tôi mở nắp hộp đựng trà ra, bốc một dúm trà cho vào chiếc ấm trà tròn trịa, những búp trà nhỏ và khô đâm thẳng xuống đáy chiếc ấm trà bằng sứ màu trắng, như những miếng ngọc vụn bị rơi xuống đáy vực vậy. Nước sôi nóng bỏng rót vào ấm trà như bị hút mạnh xuống ấm, như hết sức nôn nóng chảy xuống để ôm ấp lời thề đã được định mệnh từ lâu. Những búp trà với tư thế múa may quay vòng đến điên cuồng, chỉ trong nháy mắt là đã tràn trề giữa đất trời trong ấm trà này.

Yêu mến trà, không chỉ là uống trà. Trà mới, trà cũ, trông như trà đạo, trông như thiêng liêng thành kính, hết thảy đều liên quan đến trà.

Yêu mến trà, đại khái bắt nguồn từ tính thích nghi phổ biến của trà. Những người đàn ông cao lớn ngăm đen uống bát trà to tướng, có thể giải khát một cách thoải mái; bạn bè quen biết nhau lâu ngày xum họp bên nhau, cùng uống một ấm trà thơm, tình cảm bè bạn hoặc cảm nhận về nhân sinh không cần phải nói, đều hoà vào trong chén nước trà nho nhỏ trong tay; các nhạc sĩ không tranh giành với thế thời, các lão Đạo ở ẩn trong chùa chiền, họ uống trà, tự cảm giác hương vị của trà, một chén nước trà, hơi khói nghi ngút toả lên giữa đất trời và người đời.

Tôi nhấc chiếc nắp ấm trà lên một cách cẩn thận, những búp trà đã giãn hẳn ra, bề mặt nước trà trong xanh nổi lên những bong bóng. Hết thảy đều trở về với tĩnh lặng, tôi hình như nghe thấy một tiếng thở dài nho nhỏ.

Ai thở dài vậy? Ai đang nâng chén nước trà ấm áp, thở dài một cách đầy ưu sầu?

Vừa yêu mến, nhưng làm sao mà không khỏi lo lắng?

Bất kể là trà đạo Trung Quốc hay là trà đạo Nhật Bản, đều đòi hỏi bốn chữ: hoà, tĩnh, thanh, tịch. Ngày hôm nay, chỉ có xuyên qua hương điệu của trà đạo ngàn năm, ai có thể xóa đi hào nhoáng bề ngoài, đóng cửa cách biệt huyên náo, pha thêm cho mình một ấm trà thơm.

Họ khoe khoang lẫn nhau, trà của mình đắt đỏ như thế nào, bộ ấm chén pha trà của mình tinh tế đẹp mắt ra sao. Họ lôi chiếc lọ đựng trà từ trong tủ lạnh ra còn bốc hơi lạnh. Bất giác lo lắng rằng, làm thế nào để giữ gìn sự thuần tuý tràn đầy ý vị cổ xưa của nền văn hóa trà đạo đã có lịch sử từ lâu nhỉ?

Nghĩ đến cuốn "Thái căn đàm" của ông Hồng Ứng Minh học giả nổi tiếng đời nhà Minh viết rằng: "Uống trà không nhất thiết phải uống trà nổi tiếng, cần phải giữ cho đáy ấm không bị khô; uống rượu không nhất định phải uống rượu nổi tiếng, nhưng phải giữ cho bình rượu không bị rỗng. Ôm chiếc đàn không dây tuy không gảy ra thanh điệu, nhưng có thể khuây khỏa cõi lòng tôi; cây sáo không lỗ tuy không thổi ra âm thanh véo von, nhưng có thể khiến cho tinh thần cảm thấy sảng khoái. Giả như một người nào đó có thể đến được với bờ cõi tinh thần như vậy, tuy vẫn còn chưa vượt quá vua Phục Hy cổ xưa, nhưng tối thiểu cũng đã có thể so sánh với hai ông Kê Khang và Nguyễn Tịch rồi". Đúng vậy, "Trà không nhất thiết phải nổi tiếng", chỉ cần "ấm trà không bị khô" là được, bình phẩm nước trà cũng như bình phẩm nhân sinh vậy, thì làm sao mà không khiến người ta phải lo lắng, những lời khen sáo rỗng và phù hoa bề ngoài đã làm ô nhiễm ấm trà trong xanh, cuối cùng đã che đậy mất nhân sinh thật sự đã từng hướng vọng.

Yêu thích uống trà, nhưng cũng lo lắng cho trà đạo. Tình yêu nồng nàn đối với nước trà trong xanh không bao giờ thay đổi, mối lo lắng nặng trĩu cũng tồn tại thật sự. Lo lắng và yêu mến bất kể đan xen như thế nào đi nữa, cuối cùng rồi cũng không còn lời nói nào nữa, cũng đều hòa vào trong chén nước trà, nhấm nháp từng ngụm nhỏ, nếm hương vị đắng và ngọt trong nước trà.

Tôi nâng chén nước trà trên bàn lên, nước trà đã nguội lạnh, có một chiếc là trà nửa nổi nửa chìm ở giữa, như bị bầu không khí nặng trĩu đóng băng lại tựa như trong truyền thuyết cổ xưa, bộc lộ một nửa lòng yêu mến nồng nàn, cuốn lấy một nửa nỗi lo lắng lâng lâng.

 

Lời bình】: Bài văn thuật lại bằng ngôn từ một cách trữ tình về lo lắng và mến yêu đối với nền văn hóa, rất khó cư xử. Thí sinh đã khắc họa một cách kỹ càng, thấm đậm tình cảm tư duy một cách sâu sắc và chân thành, đầu bài và cuối bài đối xứng nhau, trong "quá trình" triển khai quanh co nhưng có tầng thứ một cách khéo léo. Có thể trình bày việc đơn giản trở nên phong phú, phức tạp, biến cảm xúc trở nên tế nhị, mềm mại nhưng lại mãnh liệt, đây chính là sự trình bày khéo léo trong văn học. Ngôn từ khái quát, khơi dậy, nhưng không phiền phức, đây chính là tư duy tinh tế của bài văn này.

   

Biên tập viên:系统管理员
Lựa chọn phương thức đăng nhập