系统管理员

Ngày càng nhiều người học tiếng Trung Quốc-Chuyện kể thần y Hoa Đà

13-10-2012 15:02:12(GMT+08:00) CRIonline
Chia sẻ:

Nghe Online-I         Nghe Online-II

Hùng Anh: Xin chào quý vị và các bạn, chúc các bạn mùa thu có thu hoạch, ngày đầu tuần có niềm vui. Chúc muôn vàn các gia đình Việt Nam bình an mạnh khỏe.

Ánh: Vâng, hôm nay Ngọc Ánh rất phấn khởi lại có dịp mời được thầy Hùng Anh đến gặp gỡ các bạn trong Hộp thư kỳ này.

HA: Ngọc Ánh khách sáo quá, thực ra có dịp gặp gỡ và trao đổi với các bạn và nhất là các bạn học viên đang học tiếng Trung Quốc qua chương trình Hộp Thư Ngọc Ánh là việc Hùng Anh cảm thấy phấn khởi và hân hạnh lắm chứ.

Ánh: Hùng Anh ơi, những năm gần đây, trong khi đẩy mạnh xây dựng Khu vực Mậu dịch Tự do Trung Quốc-ASEAN, các trường đại học và cao đẳng Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, tỉnh Vân Nam và nhiều tỉnh thành khác Trung Quốc tích cực thực thi chiến lược "đi ra nước ngoài" và "mời vào", tuyển rất nhiều lưu học sinh từ các nước Đông Nam Á và Nam Á, bồi dưỡng và đào tạo lớn nhất của Trung Quốc hướng tới ASEAN.

HA: Qua thư của nhiều bạn gửi đến, chúng tôi cũng nhận thấy nhu cầu học tiếng Trung Quốc ở Việt Nam cũng rất cao, rất nhiều. Đây cũng thể hiện tình hữu nghị Trung –Việt cũng cần đến nhiều nhân viên chuyên ngành tiếng Việt Nam và tiếng Trung Quốc tại nước mình.

Hiện nay nhiều lưu học sinh Việt Nam đến Trung Quốc học tập không chỉ học cử nhân, mà ngày càng nhiều lưu học sinh Việt Nam đến các trường đại học ở nhiều tỉnh thành Trung Quốc để làm thạc sĩ và tiến sĩ các chuyên ngành khác nhau.

Ánh: Vâng, đúng là như vậy, đặc biệt là trong số họ có người trước đây theo học tiếng Trung Quốc qua tiết mục Học tiếng Phổ thông Trung Quốc của Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc, từ đánh vần bo po mo fo bắt đầu bước vào thế giới tiếng Trung Quốc, rồi sau đó các bạn thi đỗ đại học khoa tiếng Trung, rồi cứ thế mà học lên.

HA: Có thể nói tiết mục Học tiếng Phổ thông Trung Quốc do Phi Yến và thầy Hùng Anh hướng dẫn trong nhiều năm qua chính là nhịp cầu Hán ngữ rất gần gũi với đông đảo các bạn thính giả Việt Nam. Qua Hộp thư Ngọc Ánh, Hùng Anh xin thay mặt nhóm biên tập tiết mục Học tiếng Phổ thông Trung Quốc Đài Phát thanh Q uốc Tết Trung Quốc chân thành cảm ơn sự quan tâm và ủng hộ của các bạn trong nhiều năm qua, chúc các bạn có thu hoạch bất kể là nhiều hay ít qua quá trình học.

Ánh: Hùng Anh ơi, hiện nay, chương trình "Học tiếng Phổ thông Trung Quốc" đang dạy các bạn học viên bài hát Trung Quốc "Gặp nhau là một bài ca", rất được các bạn thính giả hoan nghênh, có bạn còn viết thư yêu cầu có được phiên âm lời bài hát này để mà hát theo. Ví dụ như bạn Nguyễn Chiến có nikc name là ngocluancp@gmail.com viết:

Tôi rất thích bài hát "Gặp nhau là một bài ca" trên Đài PTQTTQ đang dạy nhưng vì chưa chép được lời bài hát, mong anh Hùng Anh và chị Phi Yến chuyển cho tôi lời bài hát này phiên âm la tinh và tiếng Trung Quốc để tôi học theo Đài được dễ dàng. Xin cảm ơn.

HA: Vâng hiện nay tiết mục "Học tiếng Phổ thông Trung Quốc " trên sóng Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc đang dạy bài hát "Gặp nhau là một bài ca", chúng tôi chọn dạy bài hát này là vì lời bài hát này mượt mà đầy ý thơ, giai điệu trữ tình êm tai và dễ hát. Mong bạn Nguyễn Chiến yên tâm, chúng tôi sẽ E-mail lời bài hát này để bạn vừa nghe vừa xem phiên âm, sẽ rất dễ thuộc.

Ánh: Cũng nhân dịp Hùng Anh đang gặp gỡ các bạn thính giả, vậy sau đây chúng ta xin tặng các bạn bài hát "Gặp nhau là một bài ca", Hùng Anh thấy thế nào?

HA: Sáng kiến của Ngọc Ánh rất hay, vậy xin mời các bạn cùng thưởng thức bài hát hát "Gặp nhau là một bài ca".

HA: Như trên đã nói, hiện nay có nhiều lưu học sinh Việt Nam sang Trung Quốc du học không chỉ với mục đích học ngôn ngữ, mà trong số đó có nhiều bạn đến các trường đại học Trung Quốc để làm thạc sĩ tiến sĩ. Gần đây, chúng tôi nhận được thư của bạn Trần Truyền Tuấn làm nghiên cứu sinh tiến sĩ ngành Ngôn ngữ học ứng dụng tại trường Đại học dân tộc Trung ương Bắc Kinh, mời Ngọc Ánh đọc bức thư của bạn Trần Truyền Tuấn:

Thân gửi Quý đài, Quý ban tiếng Việt, Cô Ngọc Ánh, Thầy Hùng Anh, Cô Phi Yến cùng toàn thể các cô chú trong Đài lời chúc sức khỏe và hạnh phúc!

Vậy là cũng mười mấy năm trôi qua em chưa viết thư đến quý Đài cũng như đến chương trình Học tiếng Phổ thông Trung Quốc, hộp thư Ngọc Ánh... Cuộc sống thay đổi, xã hội hiện đại, nhiều công việc bộn bề đã làm em không có thời gian theo dõi chương trình phát thanh hàng ngày của quý Đài nữa, nhưng có một điều kể từ ngày em bắt đầu nghe đài cho đến nay đó là học tập truyền bá văn hóa, ngôn ngữ Trung Hoa cho các bạn Việt Nam yêu thích ngôn ngữ và Văn hóa Hán.

Em xin giới thiệu em là Trần Truyền Tuấn 陈传俊 là thính giả của quý Đài từ năm 1994, cũng từ đó em bắt đầu học tiếng Phổ thông Trung Quốc, vậy là thời gian đã 18 năm rồi, em học Đại học Sư phạm khoa tiếng Trung Quốc ra trường năm 2004, năm 2009 theo học lớp Thạc sĩ Giáo dục Hán ngữ Quốc tế tại Bắc Kinh, năm nay 2012 em lại tiếp tục làm Nghiên cứu sinh tiến sĩ ngành Ngôn ngữ học ứng dụng tại trường Đại học dân tộc Trung ương Bắc Kinh. Có được bước tiến đến ngày hôm nay không thể không kể đến những ngày tháng khởi đầu do Thầy Hùng Anh và Cô Phi Yến nhiệt tình truyền dạy. Nay em đang ở Bắc Kinh, hi vọng có ngày em sẽ đến thăm quý cô chú trong Ban Việt Ngữ và thầy Hùng Anh, cô Phi Yến, cô Ngọc Ánh.

HA: Trước hết xin chân thành cảm ơn bạn Trần Truyền Tuấn, bức thư của bạn rất có tính đại diện cho nhiều bạn đang học tiếng Trung Quốc, và cũng có tính đại diện cho nhiều bạn lưu học sinh Việt Nam đang học tập tại Trung Quốc. Xin chân thành chúc mừng bạn đã thực hiện nguyện vọng của mình sang Trung Quốc du học, mà lại học tập ở Thủ đô Bắc Kinh. Trường Đại học dân tộc Trung ương Bắc Kinh là một trong những trường đại trọng điểm toàn quốc, đào tạo nhiều nhân tài các dân tộc thiểu số Trung Quốc, trong đó có nhiều lưu học sinh các nước trên thế giới. Một lần nữa xin chúc mừng bạn. Hiện nay bạn đã quen và thích nghi với môi trường sinh hoạt ở Bắc Kinh chưa? Hoan nghênh bạn khi nào có thời gian rảnh đến thăm Trụ sở Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc, đến lúc đó chúng ta sẽ chuyện trò nhiều hơn.

--------------------

Rất nhiều bạn trong quá trình học tiếng Trung Quốc đều muốn tìm hiểu nhiều hơn về văn hóa và lịch sử Trung Quốc.

HA: Trung Quốc có nền văn hóa lịch sử lâu đời, trong quá trình đọc bộ sách "Lịch sử Trung Quốc năm nghìn năm" qua tiết mục "Đọc Truyện", Hùng Anh cảm thấy hết sức tự hào đối với nền lịch sử sán lạn 5000 năm của dân tộc Trung Hoa.

Ánh: Ngọc Ánh nhận được thư của bạn Vũ Thị Kính ở huyện Đình Lập tỉnh Lạng Sơn viết:

Chị Ngọc Ánh ơi, đã nhiều lần em viết thư cho chị nhưng lại ngại, từ lâu em đã thích tìm hiểu những kiến thức lịch sử cũng như con người Trung Quốc, hôm nay em viết thư cho chị mong chị giải đáp một số thắc mắc lâu nay của em. Em rất khâm phục những danh nhân lịch sử Trung Quốc. Em xin hỏi chị.

Một là, Thầy thuốc Hoa Đà sống vào thế kỷ nào? Có phải thời Tần Thủy Hoàng không? Mong chị giới thiệu đôi nét về Thầy thuốc Hoa Đà.

Ngày càng nhiều người học tiếng Trung Quốc-Chuyện kể thần y Hoa Đà

Hai là, thời nhà Thanh cai trị Trung Quốc từ năm nào? Ai là nhà vua đầu tiên, ai là đời vua cuối cùng?

Ngọc Ánh: Bạn Kính thân mến, qua thư có thể thấy bạn là một thính giả rất yêu thích tìm hiểu về lịch sử Trung Quốc, có lẽ bạn đã xem nhiều phim Trung Quốc lắm nhỉ? sau đây Ngọc Ánh và Hùng Anh xin cùng giải đáp những thắc mắc của bạn.

HA: Những câu hỏi của bạn Kính phong phú thật. Trước hết Hùng Anh xin đính chính cho bạn nhé, Hoa Đà không phải sống vào thời Tần Thủy Hoàng, mà sống vào đầu thế kỷ thứ hai công nguyên. Hoa Đà tự Nguyên Hóa, người An Huy, là thầy thuốc nổi tiếng thời Đông Hán. Ngay từ thời trẻ, Hoa Đà thường đi khắp nơi học nghề y và chữa bệnh cho dân, ông là người phát minh "Ma phật tán", tức là thuốc gây mê, đây là một thành tựu y học vĩ đại vào thế kỷ 2 công nguyên, do vậy mà ông rất sành về khoa ngoại phẫu thuật bằng thuốc gây mê, ông là người đầu tiên trên thế giới làm phẫu thuật bằng thuốc gây mê trên thế giới, sớm hơn các nước phương Tây hơn 1600 năm, ngoài sành về khoa ngoại ra ông còn giỏi về khoa nội, phụ khoa, khoa nhi và các khoa về châm cứu. Ông còn "Kiêm thông số kinh, hiểu dưỡng chi thuật", có nghĩa là giỏi làm thông kinh huyệt, thạo về thuật dưỡng sinh, nhưng ông nhiều lần từ chối làm quan cho triều đình, không chịu chữa bệnh cho các quan lại, mà thường xuyên đi chữa bệnh cho dân, các tỉnh An Huy, Sơn Đông, Giang Tô, Hà Nam v.v. đều in dấu chân ông, ông rất được mọi người kính trọng.

Ngày càng nhiều người học tiếng Trung Quốc-Chuyện kể thần y Hoa Đà

Ánh: Hồi đó Tào Tháo thường hay bị nhức đầu, bèn mời Hoa Đà đến Hứa Xương để chữa bệnh đau nhức đầu cho mình, Hoa Đà rất không muốn chữa bệnh cho Tào Tháo, nhiều lần thoái thác vì tuổi cao phải về quê dưỡng lão, cuối cùng Tào Tháo cho người đến bắt Hoa Đà. Trước khi bị tử hình, Hoa Đà bèn đem bộ sách y khoa mà mình đã dày công chỉnh lý đưa cho lính cai ngục, nhưng người lính này sợ bị liên lụy, không dám tiếp nhận, thấy vậy Hoa đà cực kỳ phẫn uất, bèn đốt tập sách đó đi, do vậy mà nhiều bộ sách y khoa vô giá của Hoa Đà không được lưu truyền, hiện nay chỉ còn một cuốn "Trung tàng kinh" của Hoa Đà truyền rằng là do người cháu họ của Hoa Đà viết lời đề, nhưng qua khảo sát chưa chắc đã phải là của Hoa Đà.

HA: Câu hỏi thứ hai của bạn Vũ Thị Kính là thời nhà Thanh cai trị Trung Quốc từ năm nào? Ai là nhà vua đầu tiên, ai là đời vua cuối cùng?

Ánh: Nhà Thanh là triều đình phong kiến cuối cùng của Trung Quốc. Lịch sử thời nhà Thanh chia làm hai giai đoạn, đó là từ thời Nô-ha-xích thành lập Hậu Kim vào năm 1616, rồi đến tháng tư năm 1636 Hoàng Thái Cực con trai thứ 8 của Nô-ha-xích xưng đế tại Thẩm Dương Đông Bắc đổi hiệu nước là Đại Thanh. Từ đó triều đình nhà Thanh mở rộng thế lực ra cả nước, năm 1644 triều đình nhà Thanh từ phía Đông Bắc tiến vào Sơn Hải Quan rồi đóng đô tại Bắc Kinh, từ năm 1644 vua Thuận Trị lên ngôi mở màn chính thức cho lịch sử thời nhà Thanh cho đến năm 1912 nước Trung Hoa dân quốc thành lập, rồi nhà Thanh sụp đổ tổng cộng là 268 năm. Trước khi đóng đô tại Bắc Kinh cho đến sau khi từ Sơn Hải Quan vào đóng đô chính thức tại Bắc Kinh, tổng cộng có 12 đời vua đó là Nô-ha-xích, Hoàng Thái Cực, Thuận Trị, Khang Hy, Ung chính, Càn Long, Gia Khánh, Đạo Quang, Hàm Phong, Đồng Trị, Tuyên Thống, tuy Từ Hy Thái Hậu không phải là nhà vua chính thức, nhưng vì bà ta lũng đoạn triều đình nhà Thanh suốt 48 năm, cho nên cũng được coi là vua.

HA: Tóm lại là, triều đình nhà Thanh do dân tộc Nữ Chân tức dân tộc Mãn thành lập nên, là nhà nước đế chế phong kiến cuối cùng của Trung Quốc. Nhà Thanh nằm trong giai đoạn thời kỳ cuối của xã hội phong kiến, đó là giai đoạn đổi thay giữa hưng thịnh và suy vong, trong thời đại đặc biệt như vậy thì trong số 12 nhà vua thời nhà Thanh có vua mang công dựng nước, có vua mang công giữ nước, đồng thời cũng có vua tầm thường vô dụng, thậm chí có vua ăn chơi sa đọa. Do vậy mà đến năm 1912, cuộc cách mạng Tân Hợi do ông Tôn Trung Sơn lãnh đạo lật đổ triều đình phong kiến cuối cùng nhà Thanh, thành lập nên Trung Hoa Dân Quốc.

Ánh: Hộp thư kỳ này do Hùng Anh và Ngọc Ánh dẫn xin tạm ngừng ở đây. Nếu bạn có ý kiến và yêu cầu gì, muốn nghe những nội dung gì của Hộp thư Ngọc Ánh, hoặc muốn tâm sự những điều gì về nhân sinh, về tình bạn, về tình yêu, về văn học, hoặc muốn tìm hiểu những gì về Trung Quốc xưa và nay,

Hùng Anh: Hoan nghênh các bạn viết thư điện tử cập nhật theo E-mail vie@cri.com.cn, hoặc mời các bạn gửi qua bưu điện quốc tế theo địa chỉ: Hộp thư Ngọc Ánh Ban tiếng Việt Nam Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc, hoặc gửi thẳng đến số 46 phố Hoàng Diệu Hà Nội chuyển Hộp thư Ngọc Ánh. Chúng tôi sẵn sàng và nguyện mãi mãi làm người bạn tri kỷ của các bạn.

Biên tập viên:系统管理员
Lựa chọn phương thức đăng nhập