系统管理员

Tâm sự của Tuấn Long sinh viên chuyên ngành tiếng Việt nhân Ngày Nhà giáo Trung Quốc

10-09-2012 18:23:03(GMT+08:00) CRIonline
Chia sẻ:

Nghe Online-I          Nghe Online-II

Tâm sự của Tuấn Long sinh viên chuyên ngành tiếng Việt nhân Ngày Nhà giáo Trung Quốc

Thành: La Thành xin chào quý vị và các bạn, chúc mọi người tuần qua và tuần này đều có thu hoạch và niềm vui. Ngày 10 tháng 9 là Ngày nhà giáo Trung Quốc.

Ánh: Ngọc Ánh tưởng La Thành rời khỏi ghế nhà trường đã lâu, quanh năm suốt tháng cứ bận với công việc phát thanh, gặp gỡ các bạn thính giả và cư dân mạng Việt Nam trên sóng, cho nên quên ngày quan trọng này rồi.

Thành: Không đâu chị. Chị ra trường trước em nhiều năm mà chị còn nhớ, thì em làm sao có thể quên được.

Ánh: Vâng, đúng vậy. Tục ngữ Việt Nam có câu "Không thầy đố mày làm nên", có nghĩa là quá trình trưởng thành làm nên sự nghiệp của bất cứ ai cũng không thể tách rời sự dạy bảo ân cần của các thầy cô giáo, từ mẫu giáo cho đến đại học, phải không?

Thành: Nhân dân hai nước Trung-Việt chúng ta từ xưa đến nay đều có truyền thống tôn sư trọng đạo. Hiến chương Nhà giáo Việt Nam là ngày 20 tháng 11, còn Ngày Nhà giáo Trung Quốc là ngày 10 tháng 9. Hàng năm cứ đến Ngày Nhà giáo Trung Quốc, là trong sân trường khắp các nơi trong cả nước Trung Quốc thường nhộn nhịp tưng bừng, và đây cũng là ngày hạnh phúc nhất của các Nhà giáo Trung Quốc.

Ánh:Đúng là như vậy. Ở Trung Quốc và tin rằng ở Việt Nam cũng vậy, mọi người đều ví các nhà giáo là "kỹ sư tâm hồn", nghe vừa lãng mạn lại vừa đáng kính. Trong thời đại phát triển ngày nay, kiến thức đã trở thành hành trang hết sức quan trọng của bất cứ ai sắp, đang và đã dấn thân vào xã hội. Cho nên trong cả quá trình trưởng thành từ thời niên thiếu trong trắng ngây thơ cho đến thời trẻ trung dạt dào sức sống của bất cứ ai thì thầy giáo cô giáo là những kỹ sư tâm hồn đáng để tôn trọng và đáng để cảm tạ.

Thành: Nghe chị nói vậy La Thành bỗng cảm thấy rất bùi ngùi, rất nhớ các thầy giáo cô giáo thời tiểu học, trung học và đại học. Đặc biệt là đời sinh viên, được các thầy giáo cô giáo hai nước Trung-Việt dạy tiếng Việt Nam, để La Thành ngày nay dấn thân vào sự nghiệp truyền thông tiếng Việt Nam. Nhân dịp Ngày Nhà giáo Trung Quốc, xin chúc các thầy cô hai nước Trung-Việt vui vẻ, công tác thuận lợi, gặt hái nhiều thành tích trên bục giảng.

Ánh:Ngọc Ánh cũng xin chúc các thầy giáo cô giáo Việt Nam đang có mặt bên máy thu thanh hoặc truy cập trang web CRI vui vẻ hạnh phúc. Cũng như Việt Nam, người Trung Quốc thường ví Nhà giáo là người làm vườn, ân cần chăm bón cho những gốc cây con, ngoài ra còn ví nhà giáo như cây nến, soi sáng mọi nẻo đường cho các học sinh tiến lên phía trước.

Tâm sự của Tuấn Long sinh viên chuyên ngành tiếng Việt nhân Ngày Nhà giáo Trung Quốc

 

Thành: Hôm nay, nhân dịp Ngày Nhà giáo Trung Quốc, chúng ta tặng các nhà giáo Trung Quốc và cả nhà giáo Việt Nam đang có mặt bên máy thu thanh bài hát "Thầy giáo cô giáo" do hai giọng ca thiếu nhi nổi tiếng Trung Quốc là Lâm Diệu Khả và Lâm Hạo song ca.

Ánh: Lâm Diệu Khả là cô bé xinh đẹp từng trình bày bài hát "Ca ngợi tổ quốc" tại đêm khai mạc Olympic Bắc Kinh năm 2008, không biết các bạn có nhớ không nhỉ?

Bài hát "Thầy cô thầy cô " có đoạn như sau:

Tiếng nói thầy cô, mở ra cho em cánh cửa sổ

Nụ cười thầy cô, tiếp thêm sức mạnh cho em

Ánh mắt thầy cô, giúp em tìm phương hướng

Ôi thầy cô giáo, như anh chị của em

Ôi thầy cô giáo, như người bạn của em

Ôi thầy cô giáo, là gương để em noi

Mọi thứ thầy cô cho, em mãi mãi không quên

Cùng với trình độ quốc tế hoá ngày càng sâu sắc, số người đến Trung Quốc du học và số người Trung Quốc ra nước ngoài du học đều tăng. Từ năm 1978 đến năm 2011, Trung Quốc tổng cộng có 2,24 triệu người ra nước ngoài du học, số người đến Trung Quốc du học là 2,2 triệu người.

Vào quãng thời gian này của năm ngoái, Ngọc Ánh có giới thiệu để các bạn trẻ Việt Nam làm quen với một số sinh viên chuyên ngành tiếng Việt Nam trường Đại Học ngoại ngữ Bắc Kinh đến Ban tiếng Việt Nam Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc thực tập.

Thành: Đúng rồi, chị Ngọc Ánh đã có nhiều buổi chuyện trò với các bạn đó, được biết sau khi phát trên sóng và đăng trên trang web, nhiều bạn trẻ Việt Nam đã viết thư điện tử liên lạc và làm quen, đến nay các bạn trẻ Trung-Việt đó vẫn thường xuyên liên hệ và trao đổi với nhau.

Ánh: Ngọc Ánh cảm thấy rất vui vì chương trình "Hộp thư Ngọc Ánh" đã đóng vai trò làm cầu nối cho tình bạn giữa nhân dân hai nước nói chung và các bạn trẻ hai nước Trung-Việt nói riêng. Được biết, hiện nay, có 13 nghìn lưu học sinh Việt Nam đang du học tại các trường Đại học rải rác khắp nơi Trung Quốc.

Thành: Tin rằng, trong thời gian du học, các bạn trẻ hai nước có rất nhiều cơ hội tiếp xúc và học hỏi lẫn nhau, trau dồi kiến thức, xây đắp tình bạn.

Ánh: Ngọc Ánh nhớ là trong số các bạn sinh viên Trung Quốc chuyên ngành tiếng Việt Nam đến Ban ta thực tập, hầu như các bạn đều đã từng du học hoặc du lịch Việt Nam, và không quên cảm ơn sự dạy bảo và giúp đỡ của các thầy cô giáo Việt Nam.

Thành: Trong dịp nghỉ hè vừa qua, bạn Trần Tuấn Long sinh viên năm thứ 3 chuyên ngành tiếng Việt Nam trường Đại học Ngoại ngữ và Ngoại thương Quảng đông đã đến Ban tiếng Việt Nam chúng ta thực tập. Được biết là, trước đó bạn Long vừa du học ở Việt Nam về.

Ngọc Ánh đã có buổi chuyện trò với bạn Trần Tuấn Long trước khi bạn rời Bắc Kinh trở về Quảng châu tiếp tục cho năm cuối đại học.

Biên tập viên:系统管理员
Lựa chọn phương thức đăng nhập