系统管理员

Tết Đoan Ngọ và Cuộc thi tuyển Đại Học Trung Quốc

13-06-2011 19:28:15(GMT+08:00) cri
Chia sẻ:

Nghe Online I                       Nghe Online II

Hộp thư Ngọc Ánh kỳ này chủ yếu xoay quanh hai chủ đề, đó là Tết Đoan Ngọ và Thi tuyển sinh tại Trung Quốc.

Tết Đoan Ngọ

Tết Đoan Ngọ và Cuộc thi tuyển Đại Học Trung Quốc

Đại thi hào yêu nước Khuyất Nguyên

Nói đến những ngày lễ ngày tết truyền thống của nhân dân hai nước Trung-Việt, thì thật là đề tài muôn thuở nói không hết. Hai nước có rất nhiều ngày Tết ngày lễ truyền thống dân gian giống nhau, tuy hình thức tổ chức các hoạt động có phần khác nhau, nhưng niềm phấn khởi trong ngày lễ ngày Tết của nhân dân hai nước cũng như nhau vậy.

Trung Quốc đất đai rộng lớn, các miền khí hậu nóng lạnh khác nhau, lại thêm có 56 dân tộc sinh sống tại các miền, cho nên phong tục tập quán của nhân dân tại các vùng miền cũng khác nhau nữa là, huống chi là nhân dân hai nước Trung –Việt. Do hai nước Trung- Việt chúng ta núi sông liền một dải, có nền văn hoá giống nhau, cho nên nhiều ngày Tết truyền thống dân gian Việt Nam và một số nước châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc là được bắt nguồn từ Trung Quốc. Về nguồn gốc của Tết Đoan Ngọ thì trên trang web Việt Nam có đăng như sau. Tết Đoan Ngọ hay Tết Đoan Dương, ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch, là một ngày Tết truyền thống tại Trung Quốc cũng như một số nước Đông Á như Triều Tiên, Việt Nam. Tết Đoan Ngọ tồn tại từ lâu trong văn hoá dân gian Phương Đông và có ảnh hưởng đến sinh hoạt văn hoá. Ở Việt Nam, trong dân gian còn gọi là Tết giết sâu bọ hay "ngày giết sâu bọ" là ngày phát động bắt sâu bọ, tiêu diệt bớt các loài gây hại cho cây trồng trên cánh đồng, trong đó nhiều loài sâu có thể ăn được và chúng được coi như là chất bổ dưỡng. Người ta tin rằng khi ăn món ăn đầu tiên trong ngày này thì sâu bọ; giun sán trong người sẽ bị chết hết. Truyền thuyết về lịch sử ngày mùng 5 tháng 5 thì lưu truyền khác nhau ở Việt Nam và Trung Quốc

Vậy thì tại sao Người Trung Quốc lại gọi ngày tết này là tết Đoan Ngọ mà không gọi tên khác?

Đó là vì, trong hai chữ "Đoan Ngọ", thì "Đoan" có nghĩa "Mồng", Ngọ có nghĩa là số 5, "mồng 5" tức là "Đoan Ngọ", theo lịch TQ, tháng 5 là tháng "Ngọ", vì vậy, mồng 5 tháng 5 gọi là "Đoan Ngọ".

Ở Trung Quốc truyền rằng: Vào cuối thời Chiến Quốc, có một vị đại thần nước Sở là Khuất Nguyên. Ông là vị trung thần nước Sở và còn là nhà văn hoá nổi tiếng. Tương truyền ông là tác giả hai bài thơ Ly Tao và Sở từ, nổi tiếng trong văn hóa cổ Trung Hoa, thể hiện tâm trạng buồn vì đất nước suy vong với hoạ mất nước. Do can ngăn vua Hoài Vương không được,lại bị gian thần hãm hại, ông đã uất ức gieo mình xuống sông Mịch La tự vẫn vào ngày mùng 5 tháng 5. Thương tiếc người con dân tộc trung nghĩa, hằng năm cứ đến mùng 5 tháng 5 âm lịch, là nhân dân các nơi Trung Quốc lại gói bánh chưng ba cạnh, buộc chỉ ngũ sắc bên ngoài (ý làm cho cá sợ, khỏi đớp mất) rồi bơi thuyền ra giữa sông, ném bánh xuống, bỏ gạo vào ống tre rồi thả xuống sông cúng Khuất Nguyên. Ngoài ra, có truyền thuyết khác về sự bắt nguồn của ngày tết Đoan Ngọ, ví dụ như, mọi người cho rằng tập tục tết Đoan Ngọ là bắt nguồn từ Hạ chí trong thời cổ, có người thì cho rằng, đây là sự tôn sùng vật tổ của người dân vùng sông Trường Giang. Tập tục thức ăn vật uống trong ngày Tết Đoan Ngọ của nhân dân Trung Quốc ngoài bánh chưng ra, còn những thức khác nữa.

Những thức ăn trong ngày tết Đoan Ngọ, ở TQ còn có chẳng hạn như ăn trứng mặn, uống rượu Hùng Hoàng, đây đều là theo tập tục trừ tà trong dân gian.

Theo hai truyền thuyết trên thì mùng ngày 5 tháng 5 có nguồn gốc từ văn hoá Trung Quốc. Trên trang web Việt Nam cũng ghi như vậy.

Biên tập viên:系统管理员
Lựa chọn phương thức đăng nhập