系统管理员

Tết Đoan Ngọ của hai Nước Trung-Việt

14-06-2010 19:26:05(GMT+08:00) cri
Chia sẻ:

Nghe Online

Hai nước Trung Quốc- Việt Nam có nền văn hóa và nhiều phong tục tập quán, ngày Tết ngày lễ Tết Đoan Ngọ của hai Nước Trung-Việtgiống nhau, ví dụ như tết Nguyên Đán, tết Trung Thu, tết Đoan Ngọ v v ...

Ngày 16 tháng 6 năm nay, tức ngày mồng 5 tháng 5 âm lịch là tết Đoan Ngọ, tất cả các cán bộ, công nhân viên và học sinh trong cả nước Trung Quốc được nghỉ một ngày, cộng thêm hai ngày nghỉ cuối tuần, tổng cộng được nghỉ ba ngày liền.

Bạn Đặng Thị Hồng ở thành phố Tuyên Quang có hòm thư điện tử danghong_19885@gmail.com viết thư yêu cầu Ngọc Ánh giới thiệu về ngày tết Đoan Ngọ ở Trung Quốc. Bạn Hồng viết: Tại Việt Nam, mồng 5 tháng 5 âm lịch gọi là ngày "giết sâu bọ", còn ở Trung Quốc gọi là tết Đoan Ngọ, vậy nguồn gốc tết Đoan Ngọ như thế nào? Tết mồng 5 tháng 5 ở Việt Nam có giống Trung Quốc hay không?

Bạn Đặng Thị Hồng thân mến, câu hỏi của bạn rất thú vị, Ngọc Ánh rất vui lòng giải đáp câu hỏi của bạn.

Mồng 5 tháng 5 âm lịch của Trung Quốc là tết Đoan Ngọ, "Đoan Ngọ" ? "Đoan" có nghĩa "Mồng" "mồng 5" tức là "Đoan Ngọ", theo lịch Trung Quốc, tháng 5 là tháng "Ngọ", vì vậy, mồng 5 tháng 5 tức là "Đoan Ngọ".

Về sự bắt nguồn của ngày tết Đoan Ngọ, từng có rất nhiều sự giải thích khác nhau, có người cho rằng, tập tục tết Đoan Ngọ bắt nguồn từ Hạ Trí trong thời cổ, có người thì cho rằng, đây là sự tôn sùng vật tổ của người dân vùng sông Trường Giang Trung Quốc, thế nhưng cách nói phổ biến nhất trong dân gian thì cho rằng, tết Đoan Ngọ là để kỷ niệm nhà thơ yêu nước trong thời cổ Khuất Nguyên. Nhà thơ Khuất Nguyên sinh sống ở nước Sở trong thế kỷ 3, trước công nguyên, sau khi đất nước ông bị giặc xâm chiếm, ông hết sức căm phẫn nên đã nhẩy xuống sông tự vẫn, hôm đó đúng vào ngày mồng 5 tháng 5. Về sau, cứ đến ngày mồng 5 tháng 5, để kỷ niệm phẩm chất cao cả của nhà thơ Khuất Nguyên, ai nấy đều lấy gạo bỏ vào ống tre rồi thả xuống sông để tế ông.Về sau, ống tre đựng gạo được đổi thành bánh chưng

. Ăn bánh chưng là tập tục quan trọng nhất trong ngày tết Đoan Ngọ. Trong thời cổ bánh này được gọi là "bánh kê nếp" dùng lá sậy và lá dong gói gạo nếp, rồi lấy dây sợi buộc thành bánh gù hoặc như cái gối, rồi hấp, nấu ăn. Đêm trước tết Đoan Ngọ, nhà nào nhà nấy đều gói bánh chưng, cho vào nồi nấu, để chuẩn bị đến tết Đoan Ngọ ăn. Bánh chưng còn làm quà để biếu nhau. Trong ngày tết này, bà con, họ hàng đi thăm lẫn nhau, mọi người đều biếu nhau bánh chưng của nhà mình gói.

Những thức ăn trong ngày tết Đoan Ngọ, ngoài bánh chưng ra, các nơi ở Trung Quốc còn có những thức ăn khác, chẳng hạn như ăn trứng muối, uống rượu Hùng Hoàng, đây đều là theo tập tục trừ tà trong dân gian.

Tết Đoan Ngọ của hai Nước Trung-Việt

Ngoài ăn uống, tết Đoan Ngọ còn có tập tục trang trí dân gian rất độc đáo. Ngày hôm đó, trước cửa nhà nào cũng treo hai loại lá thuốc, một mặt là để trừ tà, mặt khác là bước vào đầu mùa hè, mưa nhiều, ẩm ướt, nhiều ruồi muỗi, dễ ốm đau, hai loại lá thuốc này có tác dụng nhất định trong việc phòng chữa bệnh. Ngoài ra, trong ngày tết Đoan Ngọ người ta còn quấn cho trẻ chỉ 5 màu, ngụ ý là "sống lâu trăm tuổi", khâu những túi thơm, có hình như con Hổ và quả bầu, trong bỏ hương liệu, lấy dây đỏ đeo trước ngực trẻ, còn cho trẻ đi giầy hình đầu hổ, đeo yếm thêu hình con Hổ, đây đều với ngụ ý là để bảo hộ cho trẻ bình an, may mắn.

Ở những khu vực hạ lưu sông Trường Giang miền Nam Trung Quốc, đua thuyền Rồng là một trong những tập tục quan trọng trong ngày tết Đoan Ngọ. Nghe nói, tập tục này cũng có liên quan đến nhà thơ Khuất Nguyên, tương truyền sau khi người dân phát hiện Khuất Nguyên nhảy xuống sông tự vẫn, đã ra sức trèo thuyền để cứu ông. Về sau đã trở thành tập tục đua thuyền Rồng trong ngày tết Đoan Ngọ. Hàng Năm vào ngày tết Đoan Ngọ, những cuộc đua thuyền trên sông, trên hồ đã trở thành ngày hội tưng bừng với quy mô hoành tráng, có những nơi tổ chức đua thuyền Rồng với hàng 50-60 chiếc thuyền, trên mũi của mỗi chiếc thuyền đều có đầu Rồng được điêu khắc bằng gỗ với màu sắc sặc sỡ và đủ các hình thù khác nhau. Trên thuyền trống chiêng vang dậy, tiếng hò inh tai, thuyền lướt nhanh như gió, hai bên bờ cờ xí rợp trời, mọi người từng bừng hớn hở. Cuộc đua thuyền Rồng đã đưa không khí ngày tết Đoan Ngọ lên đến cao trào.

Quan niệm tết Đoan Ngọ ở Việt Nam hơi khác với Trung Quốc.

Ở Việt Nam, ít người biết chuyện Khuất Nguyên, mà chỉ coi mùng 5 tháng 5 là ngày "giết sâu bọ", vì đây là giai đoạn chuyển mùa, chuyển tiết, dịch bệnh dễ phát sinh. Sáng sớm, mọi người chưa ăn uống gì đã ăn lót dạ bằng hoa quả đương mùa và rượu nếp. Trẻ con được đeo những túi bùa bằng vụn vải các màu, khâu thành hình trái đào, quả khế, quả quất... buộc chỉ ngũ sắc, móng tay móng chân được nhuộm đỏ bằng lá móng, bôi hồng hoàng vào thóp, vào ngực, vào rốn... để trừ tà ma, bệnh tật. Có nơi phụ huynh bôi vôi vào cổ cho con cái lúc đi ngủ để trừ bệnh tật.

Trong tết này, có gia đình làm lễ cúng gia tiên. Các chàng rể sắm quà biếu bố

Tết Đoan Ngọ của hai Nước Trung-Việt

mẹ vợ nhân ngày tết mồng năm, trong đó thường có mấy thứ: Ngỗng, dưa hấu, hoặc đậu xanh đường cát. Học trò cũng đến lễ tết thầy, lễ vật tuỳ tâm. Ở một số vùng quê, vào giờ Ngọ (12 giờ trưa) ngày mồng 5 tháng 5, nhiều người còn đi hái lá làm thuốc, vì tin rằng lá hái trong giờ phút này dù chỉ là các lá thông thường như lá chanh, bưởi, kinh giới, tía tô, ngải cứu, sen vồng..., đều trở nên công hiệu hơn rất nhiều. Có nhiều người lấy lá ngải cứu, năm nào thì kết hình con thú năm ấy như năm Tý thì kết con chuột, năm Sửu kết con trâu, năm Dần kết con hổ... treo ở giữa cửa, để trừ ma quỷ và về sau ai có bệnh đau bụng thì dùng làm thuốc sắc uống.

Dẫu trải qua bao biến đổi của thời cuộc, song tết Đoan Ngọ vẫn tồn tại trong lòng người dân đất Việt như một phong tục đẹp, với ý nghĩa thiêng liêng về đạo lý làm người.

Biên tập viên:系统管理员
Lựa chọn phương thức đăng nhập