系统管理员

Tâm sự trước thềm xuân ; Nguồn gốc và diễn biến của áo Kỳ Bào TQ

01-02-2010 19:03:58(GMT+08:00) cri
Chia sẻ:

Nghe Online

Tâm sự trước thềm xuân ; Nguồn gốc và diễn biến của áo Kỳ Bào TQNăm mới đến, xuân mới sang, Tết Canh Dần đang đến gần, tin rằng các gia đình đang bận rộn công việc để đón Tết. Ban tiếng Việt Nam Đài chúng tôi cũng đang bận rộn bắt tay vào việc biên soạn Chương trình Tết. Hoan nghênh các bạn đến lúc đó đón nghe.

Sau đây, Ngọc Ánh xin tiếp chuyện bạn nghe Đài:

Bạn

Nguyễn Văn Hùng

có hòm thư điện tử hiepkhachtinhban2008@yahoo.com.vn viết:

Sắp tới năm mới em xin chân thành chúc cô, và toàn thể thầy cô trong Ban Việt ngữ năm mới dồi dào sức khoẻ, đón xuân tới hạnh phúc bên người thân và gia đình! Cô Ngọc Ánh ạ, trong các tiết mục cô chủ trì trước đây, đều rất hay và sinh động, đặc biệt là khi gặp mặt giao lưu với thính giả. Bây giờ em mới được biết Ban Tiếng Việt có nhiều thính giả nồng nhiệt và lòng nhiệt tình cao tới vậy, họ đã gửi tình yêu thương và quan tâm của mình tới Trung Quốc, đất nước không phải gần cũng chưa phải quá xa xôi trong lòng mỗi người yêu đài. đặc biệt là những tập bài dự thi nặng tới vậy! Cô biết không qua Ban Việt ngữ em đã quen biết 1 số thính giả Đài phát thanh Quốc tế Trung Quốc, tuy con số đó không nhiều nhưng với em đó cũng là 1 niềm vui khi được quen biết các bạn. Thời gian trôi nhanh quá cô nhỉ, mới năm nào đón tết vậy mà thấm thoắt đã đón năm mới nữa rồi. Em tự hỏi rằng thời gian qua mình đã làm được gì đây nhỉ.! Em có ước muốn học tiếng Trung từ khá lâu rồi trước cả khi em biết đến Đài ta, tuy rằng cũng có những lời động viên giúp cố gắng hơn từ những người bạn em quen, và cả những lời động viên của cô trên làn sóng về ý trí nghị lực và cả niềm tin. "Bảo kiếm sắc bén qua mài giũa, hoa mai thơm ngát từ giá lạnh" câu này không sai, mỗi con người đều phải trải qua những khó khăn hay khổ nhọc mới có thể trong sáng hơn, tươi đẹp hơn trước. ! Em hy vọng mình có thể làm được điều này...

Ngọc Ánh:

Bạn Văn Hùng thân mến,trước hết xin cảm ơn tình cảm của bạn dành cho Hộp thư Ngọc Ánh. Bạn nói đúng, hằng ngày chúng tôi nhận được nhiều thư của thính giả, nhiều bạn bè Việt Nam đến thăm Đài, bao giờ chúng tôi cũng đưa đi thăm quan tủ trưng bày từng tập thư viết tay rất dày và những quà kỷ niệm của thính giả Việt Nam từ khắp mọi miền gửi đến, mong bạn sau này có địp đến Bắc Kinh, đến thăm Đài chúng tôi để tận mắt chứng kiến tình cảm đậm đà và chân thành của thính giả Việt Nam dành cho Đài chúng tôi. Thời giờ thấm thoắt thoi đưa, lại một mùa xuân mới sắp đến trong sự bận rộn của mọi người, chúng ta lại có mục tiêu phấn đấu mới và gửi gắm hy vọng mới. Tin rằng bạn sẽ khắc phục khó khăn và sẽ gặt hái được kết quả phấn đấu của mình trong năm nay cũng như sau này. Chúc bạn trong năm mới này lại quen biết thêm nhiều bạn mới. 

 

Nguồn gốc và diễn biến của áo Kỳ bào Trung Quốc

Tâm sự trước thềm xuân ; Nguồn gốc và diễn biến của áo Kỳ Bào TQ

Bạn thính giả có hòm thư điện tử hoahathihoa@yahoo.com.vn viết: Cô Ngọc Ánh thân mến, mới đây cháu được người bạn giới thiệu "Hộp thư Ngọc Ánh" do cô phụ trách, cháu rất có cảm hứng. Cháu nhận thấy nền văn hóa Trung Quốc phong phú đa dạng, nên rất muốn tìm hiểu nhiều hơn những nét văn hóa và tập quán của người Trung Quốc, mong cô Ngọc Ánh giải đáp cho cháu và các bạn thính giả về nguồn gốc của Sườn Xám Trung Quốc nhé.

Ngọc Ánh: Sườn xám là phiên âm theo tiếng Quảng Châu, tiếng phổ thông Trung Quốc gọi là Qipao, dịch sang tiếng Việt là Kỳ Bào, là loại trang phục áo dài dân tộc của người Trung Quốc, rất được thịnh hành trong chị em phụ nữ Trung Quốc, bởi nó thể hiện phong cách đoan trang, đường nét yêu kiều, mềm mại, đẹp mắt của người phụ nữ. Kỳ bào Trung Quốc được cho là bắt nguồn từ thời Xuân Thu Chiến Quốc Trung Quốc cách đây hơn 2000 năm, hồi đó gọi là Bào phục. Vào thời nhà Hán, Bào phục mặc để hầu triều. Phong cách của Bào phục đã được thay đổi theo thời đại. Bào phục thời nhà Hán màu sẫm, đến thời nhà Đường được thay bằng cổ tròn mổ sườn có tà, đến thời nhà Minh thân Bào phục trở nên thẳng đứng và rộng, đa số các phần tử trí thức và giai cấp thống trị thường mặc, lâu rồi trở nên thịnh hành. Cũng từ đó Bào phục trở thành đại diện cho tầng lớp có cuộc sống an nhàn, rồi lại tượng trưng cho sự văn minh của khu vực Trung nguyên Trung Quốc. Trong thời kỳ thống trị của các dân tộc thiểu số thời Liêu, Kim, Nguyên và Thanh, Bào phục trở nên rộng và mỏng hơn trước, vào thời nhà Thanh trở thành trang phục điển hình, mặc trong các ngày lễ hoặc nghi lễ, bất kể nam nữ đều phải mặc Bào phục, và Bào phục cũng trở nên đa dạng và thịnh hành. Trong các buổi lễ trang trọng, Bào phục trên mình quan được chia thành nhiều đẳng cấp, Long bào của vua, Triều bào của quan hầu triều, Mãng bào và Bào phục bình thường. Xét từ mặt chữ mà nói, Kỳ bào là chỉ người Kỳ Nội Mông, Kỳ bào của các chị em phụ nữ Bát Kỳ thường mặc có mối quan hệ chặt chẽ với kỳ bào của các chị em phụ nữ sau này.

Sau khi Triều đại nhà Thanh sụp đổ nhưng chiếc áo Kì bào vẫn còn tồn tại. Tiêu biểu là ở Thượng Hải đô thị của thời trang Trung Quốc, chiếc áo Kỳ bào đã được cách tân tại đây, đã góp phần đưa chiếc áo dài Thượng Hải đến với "thời hoàng kim" vào những năm 1930 - 1940. Đó cũng là lý do tại sao mỗi khi nhắc đến chiếc áo dài của người Trung Quốc người ta thường gắn với Thượng Hải như là nơi bắt nguồn của chiếc áo này. Ở Việt Nam, chiếc áo dài của người Trung Quốc được biết đến với tên gọi là "Áo dài Thượng Hải" hay còn gọi là "Sườn xám". Từ khoảng năm 1910 đến đầu năm 1920, kiểu dáng của áo dài Thượng Hải không vượt ra khỏi hình dạng chiếc áo Kỳ bào của cuối thời nhà Thanh. Nhưng sau đó, nó bắt đầu được cắt giảm để trở nên gọn gàng hơn tạo sự thanh nhã cho người mặc, các hoa văn và đường viền trang trí không còn to như trước. Đến cuối năm 1920, do chịu ảnh hưởng của văn hóa phương Tây, áo dài Thượng Hải đã có sự thay đổi về đường nét và được may ôm sát ở phần eo. Từ đó nhiều ý tưởng mới đã ra đời và liên tục làm thay đổi kiểu dáng của áo dài Thượng Hải. Tâm sự trước thềm xuân ; Nguồn gốc và diễn biến của áo Kỳ Bào TQ

Đầu năm 1940, kiểu dáng của áo dài Thượng Hải có xu hướng gọn gàng hơn, bỏ đi tay áo để tạo sự thoải mái mát mẻ cho mùa hè, gia giảm về chiều dài, bâu áo thấp hơn và bỏ qua những phụ liệu trang trí trên áo. Ngày nay, vào dịp Tết hoặc lễ cưới, hoặc các nghi lễ trang trọng, các chị em phụ nữ Trung Quốc vẫn thường mặc Kỳ bào, hay còn gọi là Sườn xám, tạo nên sự trang trọng cũng như trang nhã.

Nếu bạn có ý kiến và yêu cầu gì, muốn nghe những nội dung gì của Hộp thư Ngọc Ánh, hoặc muốn tâm sự những điều gì về nhân sinh, về tình bạn, về tình yêu, về văn học, hoặc muốn tìm hiểu những gì về Trung Quốc xưa và nay, hoan nghênh các bạn viết thư điện tử cập nhật cho Ngọc Ánh theo E-mail vie@cri.com.cn, hoặc mời các bạn gửi qua bưu điện quốc tế theo địa chỉ: CRI- 12 Hộp thư Ngọc Ánh Ban tiếng Việt Nam Đài phát thanh Quốc tế Trung Quốc, hoặc gửi thẳng đến Phòng Văn hoá Đại sứ quán Trung Quốc 46 phố Hoàng Diệu Hà Nội chuyển Hộp thư Ngọc Ánh. Ngọc Ánh sẵn sàng và nguyện mãi mãi làm người bạn tri kỷ của các bạn.

Biên tập viên:系统管理员
Lựa chọn phương thức đăng nhập