• Ban tiếng Việt Nam
  • Các trang trên Facebook
  • Vài nét về CRI
  • Quý vị và các thân mến, năm 2010 sắp qua đi, để tổng kết những tin nổi bật của khu vực Đông-Nam Á trong một năm qua, Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc phối hợp với các cơ quan truyền thông lớn của các nước Đông-Nam Á trong đó có Việt Nam, tổ chức hoạt động bình chọn "10 tin nổi bật của Đông-Nam Á năm 2010". Hoạt động bình chọn qua in-tơ-nét lần này bắt đầu từ ngày 1-12-2010, và sẽ kết thúc vào ngày 15-1-2011. Hoan nghênh quý vị và các bạn viết thư hoặc truy cập trang web của Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc để tham gia bình chọn. Chúng tôi sẽ chuẩn bị 100 giải thưởng cho các bạn tham gia bình chọn. Xin mời các bạn hãy cho biết địa chỉ để chúng tôi gửi quà tặng.

    Bình chọn 10 tin nổi bật

    16 tin lọt vào tốp bình chọn 10 tin nổi bật của Đông Nam Á 2010


    1/ Khu vực Mậu dịch tự do Trung Quốc-ASEAN hình thành toàn diện
    Trải qua 10 năm nỗ lực, Khu vực Mậu dịch tự do Trung Quốc-ASEAN đã khánh thành toàn diện ngày 1/1/2010. Đây là khu vực tự do thương mại lớn nhất thế giới của các nước đang phát triển với 1,9 tỷ người tiêu dùng, GDP đạt 6.000 tỷ USD và tổng giá trị giao dịch thương mại đạt 4.500 tỷ USD.
    2/ Nhóm họp Hội nghị cấp cao lần thứ nhất Ủy hội sông Mê-công
    Ngày 5/4/2010, Hội nghị Cấp cao Ủy hội sông Mê-công lần thứ nhất diễn ra tại Hoa-hin của Thái Lan, với sự tham dự của Thủ tướng bốn nước Thái Lan, Cam-pu-chia, Lào và Việt Nam. Hội nghị thông qua "Tuyên bố Hoa-hin" chỉ rõ, nhiệm vụ của Ủy hội sông Mê-công là thúc đẩy và điều phối việc quản lý và phát triển bền vững tài nguyên nước cũng như các nguồn tài nguyên khác, tìm kiếm lợi ích chung và hạnh phúc cho nhân dân các nước. Trung Quốc và Mi-an-ma đã cử đoàn tham dự hội nghị với tư cách quan sát viên.
    3/ Ông A-ki-nô III đắc cử Tổng thống Phi-li-pin
    Ngày 10/5/2010 đã diễn ra cuộc tổng tuyển cử của Phi-li-pin. Ứng viên đảng Tự do, người con một của cựu Tổng thống A-ki-nô, ông A-ki-nô III đã đắc cử Tổng thống thứ 15 của Phi-li-pin với số phiếu ủng hộ cao. Ngày 30/6, ông A-ki-nô III tuyên thệ nhậm chức Tổng thống Phi-li-pin, thay bà A-rô-giô đã giữ chức vụ này hơn 9 năm.
    4/ Phe "Áo đỏ" Thái Lan biểu tình hơn 2 tháng tại Băng Cốc
    Xã hội Thái Lan bấp bênh, phe "Áo đỏ" tổ chức biểu tình kéo dài hơn 2 tháng tại Thủ đô Băng Cốc. Từ tháng 3-5/2010, Mặt trận Dân chủ chống độc tài hay còn gọi là phe "Áo đỏ" ủng hộ cựu Thủ tướng Thặc-xin đã tổ chức biểu tình kéo dài hơn 2 tháng tại Thủ đô Băng Cốc. Ngày 19/5, quân đội Thái Lan giải tán những người biểu tình Áo-đỏ, chấm dứt cục diện bấp bênh ở nước này.
    5/ Việt Nam và Mỹ thảo luận về hợp tác hạt nhân dân sự
    Tháng 8/2010, Mỹ và Việt Nam cùng cho biết hai bên đang tiến hành đàm phán về hợp tác về năng lượng hạt nhân dân sự. Bộ Ngoại giao Việt Nam nhấn mạnh rằng, đây là sự hợp tác về hạt nhân dân dụng. Còn phía Hoa Kỳ thì ch biết, Mỹ "khuyến khích" nhưng không yêu cầu Việt Nam từ bỏ quyền tự làm giàu u-ra-ni. Hợp tác giữa Mỹ và Việt Nam đã tạo điều kiện cho các công ty của Mỹ cung cấp công nghệ và thiết bị hạt nhân cho Việt Nam.
    6/ Phi-li-pin xảy ra vụ bắt cóc du khách Hồng Công
     Ngày 23/8/2010, một chiếc xe du lịch chở 25 người trong đó có 23 du khách Hồng Công, Trung Quốc đã bị bắt cóc tại trung tâm Thủ đô Ma-ni-la của Phi-li-pin. Sau gần 11 tiếng đồng hồ giằng co, cảnh sát Phi-li-pin đã tấn công bắn chết kẻ bắt cóc, nhưng cũng làm cho 8 du khách Hồng Công thiệt mạng và 6 du khách khác bị thương. Hành động giải cứu thất bại này của cảnh sát đã bị chỉ trích rộng khắp. Chính phủ Phi-li-pin tuyên bố ngày 25/8 là ngày Quốc tang để tưởng niệm những du khách Hồng Công gặp nạn trong vụ bắt cóc.
    7/ Xin-ga-po tổ chức Thế vận hội Trẻ lần thứ nhất
    Từ ngày 14-26/8/2010, tại Xin-ga-po đã diễn ra Thế vận hội Ô-lim-pích Trẻ lần thứ nhất với sự tham dự của hơn 3.600 vận động viên trẻ đến từ 205 quốc gia và vùng lãnh thổ.
    8/ Cam-pu-chia và Thái Lan nối lại quan hệ ngoại giao cấp đại sứ
    Ngày 23/8/2010, cựu Thủ tướng Thái Lan Thặc-xỉn tuyên bố từ chức Cố vấn của Thủ tướng Hun-xen và Chính phủ Hoàng gia Cam-pu-chia, ngày sau đó hai nước Thái Lan và Cam-pu-chia đã nối lại quan hệ ngoại giao cấp Đại sự sau khi triệu hồi tháng 11/2009. Ngày 25/10, Thủ tướng Cam-pu-chia Hun-xen và Thủ tướng Thái Lan A-bi-xít có cuộc gặp và đạt được thoả thuận về tăng cường sự tin cậy, tránh xảy ra xung đột, tăng cường hợp tác giữa hai nước. Tuy nhiên, hai bên vẫn không nhượng bộ trong vấn đề then chốt là chủ quyền đối ngôi đền Prết Vi-hia và khu vực chung quanh.
    9/ Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng lần thứ nhất diễn ra tại Việt Nam, đánh dấu cơ chế an ninh khu vực châu Á-Thái Bình Dương chính thức hình thành
    Ngày 8/10/2010, Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng 10 nước ASEAN với 8 nước đối thoại gồm: Ô-xtrây-li-a, Trung Quốc, Ấn-độ, Nhật Bản, Niu Di-lân, Nga, Hàn Quốc và Mỹ đã diễn ra tại Thủ đô Hà Nội của Việt Nam. Hội nghị thông qua Tuyên bố chung nhấn mạnh, các nước tham dự hội nghị sẽ tăng cường hợp tác quốc phòng-an ninh, thúc đẩy hòa bình, an ninh và phồn thịnh của khu vực.
    10/ In-đô-nê-xi-a liên tiếp hứng chịu thảm hoạ động đất, sóng thần và núi lửa phun trào
    Tối 25/10/2010, vùng biển thuộc tỉnh Xu-ma-tơ-ra của In-đô-nê-xi-a xảy ra trận động đất mạnh 7,2 độ rích te và dẫn đến sóng thần, làm ít nhất 509 người thiệt mạng, 21 người mất tích, có khoảng 11 nghìn người mất nhà cửa. Ngày 26/10, núi lửa Mê-ra-pi thuộc tỉnh Trung Gia-va của In-đô-nê-xi-a bắt đầu phun trào, làm 304 người thiệt mạng, 330 nghìn người phải đi sơ tán. Núi lửa phun trào cũng tác động tới rất nhiều chuyến bay quốc tế, đây là lần phun trào dữ dội nhất trong 100 năm qua của ngọn núi lửa này.
    11/ Nga và Mỹ tham gia Hội nghị Cấp cao Đông Á
    Ngày 30/10/2010, Hội nghị Cấp cao Đông Á lần thứ 5 diễn ra tại Thủ đô Hà Nội của Việt Nam. Hội nghị quyết định kể từ năm 2011 hai nước Nga-Mỹ sẽ tham gia Hội nghị Cấp cao Đông Á. Hiện nay, các thành viên Hội nghị Cấp cao Đông Á gồm 10 nước ASEAN và 6 nước Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn-độ, Ô-xtrây-li-a và Niu Di-lân.
    12/ Các nhà triển lãm của các nước ASEAN tại Triển lãm Thế giới Thượng Hải được khách tham quan ưu ái
    Trong thời gian diễn ra Triển lãm Thế giới Thượng Hải từ ngày 1/5 – 31/10/2010, nhà triển lãm quốc gia của các nước Đông-Nam Á thể hiện một cách sinh đông nét văn hoá, dân tộc đậm đà bản sắc đã thu hút đông đảo khách tham quan. Khách tham quan Nhà triển lãm In-đô-nê-xi-a lên tới 8 triệu 150 nghìn lượt người.
    13/ Mi-an-ma tổ chức tổng tuyển cử đa đảng đầu tiên trong 20 năm
    Ngày 7/11/2010, Mi-an-ma đã tổ chức tổng tuyển cử với hơn 3000 ứng viên của 37 chính đảng và 82 ứng viên độc lập tham gia tranh cử. Đảng Đoàn kết thống nhất và Phát triển của Thủ tướng Thên-xên đã giành thắng lợi trong cuộc tổng tuyển cử. 90 ngày sau cuộc tổng tuyển cử, Mi-an-ma sẽ bầu ra Tổng thống, Phó Tổng thống và thành lập chính phủ mới. Ngày 13/11, Tổng Thư ký Liên minh dân chủ toàn quốc Mi-an-ma, bà A-ung Ky-i đã được trả tự do sau nhiều năm bị quản thúc tại nhà.
    14/ Cam-pu-chia xảy ra vụ giẫm đạp gây thương vong trầm trọng
    Ngày 22/11/2010 là ngày cuối cùng của Lễ hội nước diễn ra ba ngày của Cam-pu-chia, cả nước có khoảng 3 triệu người đổ về Thủ đô Nông-pênh để xem các hoạt động chào mừng. Vào khoảng 22 giờ theo giờ địa phương đã xảy ra vụ gẫm đạp trên cây cầu đảo Kim Cương khi dòng người chen nhau xô đẩy qua cầu, làm 351 người chết. Thủ tướng Cam-pu-chia Hun-xen tuyên bố ngày 25/11 tổ chức Quốc tang để tưởng niệm những người xấu số trong vụ giẫm đạp.
    15/ Vận động viên các nước Đông-Nam Á thể hiện xuất sắc tại Á vận hội Quảng Châu-ASIAD 16
    Đại hội Thể thao châu Á lần thứ 16 đã diễn ra tại thành phố Quảng Châu, Trung Quốc từ ngày 12-27/11/2010. Vận động viên các nước Đông-Nam Á tổng cộng giành được 197 huy chương, trong đó có 34 Huy chương vàng, thể hiện lên tiềm năng phát triển lớn mạnh.
    16/ Việt Nam đảm nhiệm thành công vai trò Chủ tịch ASEAN 2010
    Năm 2010, Hiệp hội các nước Đông Nam Á gọi tắt là ASEAN, với vai trò Chủ tịch của Việt Nam, đã khẳng định vị trí trung tâm của mình trong bất kỳ cơ cấu khu vực nào. Với chủ đề bao trùm "Hướng tới Cộng đồng ASEAN: Từ tầm nhìn tới hành động", hai Hội nghị Cấp cao ASEAN 16 và 17 tại Hà Nội đã thành công trong việc thúc đẩy hợp tác nội khối và sự kết nối ASEAN với các đối tác trong và ngoài khu vực thông qua các Hội nghị Cấp cao ASEAN + 1 và ASEAN + 3. Đặc biệt, việc mời Nga, Mỹ tham gia Hội nghị Cấp cao Đông Á lần thứ 5 diễn ra tại Hà Nội là một quyết sách có ý nghĩa chiến lược của ASEAN, trong đó ASEAN vẫn giữ vai trò chủ đạo là hạt nhân gắn kết, hài hoà lợi ích, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển và ổn định trong khu vực.
    Các cơ quan hợp tác