Sảnh Hoa

LẠI TRUNG THU TRĂNG TỎ -MẠNH TỬ- ĐƯỢC TÔN LÀ “Á THÁNH”

20-09-2021 13:33:40(GMT+08:00)
Chia sẻ:

Sảnh Hoa xin thân chào quý vị và các bạn đang theo dõi chuyên mục Hộp thư thính giả trên sóng và trên mạng Đài phát thanh Quốc Tế Trung Quốc. Sảnh Hoa rất vui và thú vị vì Hộp thư kỳ này rơi đúng vào Tết Trung Thu, ngày lễ cổ truyền của nhân dân hai nước Trung-Việt chúng ta. Từ Bắc Kinh xa xôi, Sảnh Hoa xin thay mặt toàn thể Phát thanh viên, biên dịch viên, phóng viên Ban tiếng Việt Nam Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc chúc các bạn Tết Trung Thu vui an khang.

LẠI TRUNG THU TRĂNG TỎ -MẠNH TỬ- ĐƯỢC TÔN LÀ “Á THÁNH”_fororder_2

Trong tập tục dân gian của nhân hai nước Trung -Việt, Tết Trung thu có lịch sử lâu đời, được coi là ngày Tết truyền thống long trọng thứ hai trong năm chỉ sau Tết Nguyên Đán. Vào thời cổ đại Trung Quốc, các Đế vương thuộc các triều đại khác nhau đều có chế độ tế tụng mùa xuân cúng mặt trời, mùa thu cúng mặt trăng, về sau các văn nhân mặc khách cũng mô phỏng theo chế độ như vậy.

Trung thu đúng vào lúc mặt trăng tròn nhất và sáng tỏ nhất trong năm, các nhà thơ nhà văn thường hay ngẩng đầu ngắm trăng, làm thơ viết văn để bày tỏ nỗi niềm tình cảm của mình đến vầng trăng sáng tỏ. Hình thức này của các văn nhân mặc khách truyền rộng sang dân gian, rồi dần dần trở thành các hình thức hoạt động ăn mừng Trung thu truyền thống cho đến tận ngày nay. Đến thời nhà Đường, mọi người lại càng coi trọng phong tục tập quán cúng trăng, Trung thu đã trở thành ngày Tết dân gian cố định, trở thành một trong những ngày lễ truyền thống quan trọng nhất ở Trung Quốc.

LẠI TRUNG THU TRĂNG TỎ -MẠNH TỬ- ĐƯỢC TÔN LÀ “Á THÁNH”_fororder_src=http___5b0988e595225.cdn.sohucs.com_images_20190814_df75ed9e3b3f4606b6726fd148d64b46.jpeg&refer=http___5b0988e595225.cdn.sohucs

Tập tục ăn bánh nướng Trung Thu trong đêm rằm tháng 8 của hai nước Trung-Việt giống nhau. Nhưng ngụ ý lại hơi khang khác. Ở Trung Quốc Trung Thu có nghĩa là “Trăng tròn người đoàn viên”, mọi người trong gia đình xum họp bên nhau cùng ngắm trăng, cùng ăn bánh trung thu, ăn trái quả thơm ngon.

Quang cảnh Trung Thu chỗ bạn như thế nào? Hoan nghênh bạn chia sẻ giới thiệu vào khung bình luận Hộp thư Ngọc Ánh trên tường Facebook nhé.

Mời các bạn theo dõi tiếp mục Hộp thư thính giả Đài phát thanh Quốc tế Trung Quốc do Sảnh Hoa thực hiện.

Sảnh Hoa xin giới thiệu với các bạn:

Mạnh Tử—nhà Hiền triết thời cổ Trung Quốc,

được tôn là “Á Thánh”

LẠI TRUNG THU TRĂNG TỎ -MẠNH TỬ- ĐƯỢC TÔN LÀ “Á THÁNH”_fororder_src=http___5b0988e595225.cdn.sohucs.com_q_70,c_zoom,w_640_images_20181212_8b31debc0586417783af1d41bd0069ab&refer=http___5b0988e595225.cdn.sohucs

Mạnh tử (372—289 trước công nguyên), tên Kha, là người nước Trâu (huyện Trâu tỉnh Sơn Đông ngày nay) thời Chiến Quốc. Tương truyền, Mạnh Tử là con cháu dòng họ quý tộc Mạnh Tôn Thị nước Lỗ, mồ côi cha từ nhỏ, cảnh gia đình neo đơn. Mẹ của Mạnh Tử là một người đàn bà hiền lành tốt bụng, vất vả tần tảo nuôi dạy Mạnh tử khôn lớn, để tạo cho con trai mình có được môi trường sống lành mạnh, bà từng ba lần dọn nhà đi nơi khác. Cuối cùng dọn đến một nơi nhiều người có học vấn sống tập chung, khiến Mạnh Tử về sau trở thành nhà tư tưởng vĩ đại thời cổ Trung Quốc.

  Mạnh Tử từng theo học với Tử Tư tức là cháu của Khổng Tử. Sau khi ăn học thành tài, Mạnh Tử từng đặt chân đến các nước Lương(Ngụy), Tề, Tống, Đằng và Lỗ. Tuy Mạnh Tử đến các nước đó từng được hưởng đãi ngộ như vàng bạc, song, mấy nước lớn đều dốc sức cho việc nước giàu binh mạnh, hòng  thực hiện thống nhất bằng bạo lực, bởi vậy mà học thuyết “Nhân chính” (tức là cai trị đất nước bằng biện pháp nhân đức) của Mạnh Tử không được áp dụng. Mạnh Tử từng nhiều lần đi ngao du để thuyết phục vua các nước lớn như Tề Tuyên Vương, Lương Huệ Vương v v... nhưng rồi rốt cuộc ông cũng không được trọng dụng. Trong số đó chỉ mỗi có Đằng Văn Công là có hứng thú đối với học thuyết của Mạnh Tử. Thế nhưng Đằng chỉ là nước nhỏ, Mạnh Tử rất khó phát huy vai trò của mình.

   Sau khi gặp trắc trở trong quá trình du thuyết các nước chư hầu, khiến Mạnh Tử quyết định đi theo con đường viết sách và dạy học như Khổng Tử. Ông đem những chủ trương chính trị, lý luận triết học, cương lĩnh giáo dục chỉnh lý thành sách, đó chính là cuốn “Mạnh Tử” được lưu truyền cho đến ngày nay.

   Trong thời đại Mạnh Tử sinh sống, học thuyết Trăm nhà đua tiếng, học thuyết của Dương Chu, Mặc tử v v ...được thiên hạ tiếp thu rộng khắp. Mạnh Tử liền đứng trên lập trường Nho gia phê phán kịch liệt các học thuyết nói trên. Mạnh Tử kế thừa và phát triển tư tưởng Khổng Tử, đưa ra một hệ thống tư tưởng hoàn chỉnh, có sự ảnh hưởng hết sức to lớn đối với muôn đời sau. Sau khi nhà sử học thời nhà Hán Tư Mã Thiên xếp Khổng Tử ngang hàng với Mạnh Tử, người đời sau liền gọi học thuyết của Khổng Tử và Mạnh tử là học thuyết Khổng Mạnh. Từ sau thời nhà Tống, các nhà thống trị đã đưa “Mạnh Tử ” và “Luận Ngữ ” của Khổng Tử làm “Kinh điển” phải đọc, bởi vậy Mạnh Tử được tôn làm “Á Thánh” có nghĩa là chỉ xếp sau Khổng Tử.

LẠI TRUNG THU TRĂNG TỎ -MẠNH TỬ- ĐƯỢC TÔN LÀ “Á THÁNH”_fororder_src=http___img.mp.itc.cn_upload_20170610_426a99a0a125463185892e6ae78e78bd&refer=http___img.mp.itc

Học thuyết Nho gia lấy “nhân, nghĩa, lễ, nhạc” làm trung tâm, một mặt chủ trương đẳng cấp, danh phận, giữ gìn trật tự thống nhất phong kiến, một mặt nhấn mạnh “lấy dân làm gốc”, yêu cầu phải chiếu cố tới tư tưởng của nhân dân. Mạnh Tử kế thừa và phát triển tư tưởng “ Nhân”, ông đã đưa “Nhân” theo nguyên tắc luân lý thúc đẩy chính trị xã hội, nhấn mạnh “Nhân chính”, phản đối chiến tranh.

   Mạnh Tử đưa ra nguyên lý chính trị “Dân vi quý, quân vi khinh”, ông cho rằng, “quân” mà tàn sát dân, thì không nên coi là “quân”. Mạnh Tử giáo dục “sĩ” (tức phần tử trí thức) phải quan tâm đến nỗi khổ của nhân dân. Bởi vậy, để hành đạo, các “Sĩ” cẩn phải làm “Sĩ” (làm quan).

   Mạnh Tử rất coi trọng việc tu dưỡng cho bản thân, Mạnh Tử chủ trương, một người sống trên đời nên “bần tiện bất năng di, phú quý bất năng dâm, uy vũ bất năng khuất” có nghĩa là không nên thay đổi ý trí trước nghèo nàn, không nên truỵ lạc trước phú quý, không nên khuất phục trước uy võ. Ý chí đại trượng phu này đã khích lệ biết bao anh hùng hào kiệt. Mạnh Tử đề xướng coi trọng tình nghĩa, coi nhẹ lợi ích, nhắc nhở mọi người làm bất cứ việc gì cũng không nên vong ơn bội nghĩa, tư tưởng này, đã tôi luyện biết bao quan chức liêm chính thanh khiết trong suốt mấy ngàn năm qua. Mạnh Tử còn đề xướng tư tưởng trọng già yêu trẻ.

  Tóm lại, quan niệm đạo đức, quan niệm luân lý của Mạnh Tử đã được truyền nối hết đời này qua đời khác, đã ăn sâu vào trong tâm lý dân tộc, nền nếp đạo đức, phong tục tập quán xã hội của dân tộc Trung Hoa, đã đóng vai trò rất lớn vào sự ổn định xã hội cũng như phát triển tinh thần dân tộc.

   Tất nhiên, tư tưởng Mạnh Tử cũng có mặt bất cập. Mạnh tử coi quan điểm đạo đức đại diện cho lợi ích của giai cấp thống trị là quan điểm đạo đức chung của nhân loại, chia “lao tâm giả” (những người lao động trí óc) và “lao lực giả” (những người lao động chân tay) làm hai đẳng cấp. Cho rằng, “Lao tâm giả trị nhân, lao lực giả trị vu nhân” (người lao động trí óc thống trị người khác, người lao động chân tay bị người khác thống trị) là “thiên hạ chi thông nghĩa” là (nghĩa thông thiên hạ), đã tạo nên căn cứ lý luận cho giai cấp bóc lột áp bức nhân dân lao động.

Biên tập viên:Sảnh Hoa
Lựa chọn phương thức đăng nhập