Có thanh niên Trung Quốc cảm thán rằng: “Tổng Bí thư Tập Cận Bình là tấm gương học tập và thầy giáo cuộc đời của chúng tôi, trải nghiệm trưởng thành của Chủ tịch đã mang lại nguồn động lực vô tận cho việc học tập và trưởng thành của chúng tôi”. Trong chương trình Kê chuyện Tập Cận Bình hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu về đồng chí Tập Cận Bình, tấm gương của thanh niên, cùng cảm nhận ý nghĩa thực sự và sức mạnh phấn đấu trong quá trình trưởng thành của Chủ tịch Tập Cận Bình.
Chủ tịch Tập Cận Bình từng nói, “Gian nan vất vả có thể rèn luyện ý chí của một người. 7 năm cuộc sống vất vả ở nông thôn khiến tôi thu hoạch rất lớn, sau đó, bất cứ gặp những khó khăn gì, tôi luôn nhớ tới lúc đó vẫn kiên trì làm việc trong điều kiện như thế, hiện nay làm sao mà không làm được”?
Tháng 1 năm 1969, Tập Cận Bình hồi đó chưa đủ 16 tuổi đã đáp tàu đi Diên An, bắt đầu cuộc sống thanh niên trí thức tham gia lao động sản xuất ở nông thôn, trong những năm tháng đó, Tập Cận Bình hầu như làm hết tất cả các việc ở nông thôn, trồng trọt, kéo than, đắp đập, gánh phân, v.v. Lúc bắt đầu gánh phân, vai bị đòn gánh làm trầy da và chảy máu. Sau đó, Tập Cận Bình đã cởi áo đệm trên vai. Sau đó không lâu, đã xuất hiện nhiều vết chai dày cộp trên vai. Bà con dân làng Lương Gia Hà Vương Hiến Bình nói: “Cận Bình làm việc rất cố gắng, chịu khó. Tuy vẫn còn khoảng cách về kỹ năng lao động so với bà con nông dân, nhưng Cận Bình rất cố gắng, thậm còn ra sức làm hơn cả chúng tôi”.
Chủ tịch Tập Cận Bình còn nói, “Sự thật thành công của vô số người chứng tỏ, trong thời thanh niên, chịu khó thì sẽ có thu hoạch, cống hiến cũng là sự lựa chọn cao cả”.
Mùa xuân năm 1982, Tập Cận Bình 28 tuổi đã chủ động từ bỏ những điều kiện ưu việt tại Bắc Kinh, đến huyện Chính Định, tỉnh Hà Bắc đảm nhiệm Phó Bí thư huyện ủy. Tập Cận Bình nói: “Chỉ muốn sống cuộc sống thoải mái, là sự theo đuổi tầm thường, tôi sẵn sàng lao vào “biển khổ”. Lúc đó, điều kiện ở Chính Định rất khó khăn, Huyện ủy và Chính quyền huyện đều không có phòng tắm. “Đồng chí Tập Cận Bình đến Chính Định làm việc cũng không tổ chức lễ chào đón. Lúc đó, Huyện ủy đã bố trí một căn phòng cho đồng chí làm văn phòng kiêm phòng ở”. Phó Huyện trưởng huyện Chính Định Hà Ngọc còn nhớ: “Căn phòng cũ này rất ẩm ướt, lúc trời nắng, đồng chí Tập Cận Bình phơi chăn, các cán bộ cơ quan đều hiếu kỳ đếm cả thảy có bao nhiêu lỗ thủng, ai cũng không có đáp án chắc chắn”.
Chủ tịch Tập Cân Bình nói, “Đằng sau sự thành công, mãi là nỗ lực gian khổ. Các bạn trẻ phải coi môi trường gian khổ thành cơ hội rèn luyện cho bản thân mình, coi việc nhỏ thành việc lớn, từng bước tiến lên phía trước. Nước chảy đá mòn. Chỉ cần kiên trì và bền bỉ thì thành công sẽ đợi bạn ở phía trước".
Tháng 6 năm 1985, đồng chí Tập Cận Bình đã rời khỏi Chính Định, đến thành phố Hạ Môn, tỉnh Phúc Kiến đảm nhiệm Phó Thị trưởng. Vừa khéo hôm nhậm chức đúng vào ngày sinh nhật 32 tuổi, về sau, đồng chí Tập Cận Bình đã hướng dẫn nhân dân Hạ Môn cùng phấn đấu vào buổi đầu mới cải cách mở cửa, mở ra một con đường phát triển mở cửa. Đồng chí nói: “Đến đặc khu kinh tế làm việc, đây là lần đầu tiên tôi lên cương vị lãnh đạo cấp thành phố, lần đầu tiên trực tiếp tham gia cải cách mở cửa tại vùng phát triển ven biển, lần đầu tiên đích thân tham gia xây dựng và quản lý thành phố”. “Ba năm này là một quá trình học tập toàn diện, đây là một quá trình học tập hết sức vất vả và chịu khó, rèn luyện bản thân mình”.
Các bạn đã cảm nhận được sức mạnh trong cuộc sự từng trải trưởng thành của Chủ tịch Tập Cận Bình chưa?