Sảnh Hoa

MẶC TỬ—NGƯỜI SÁNG LẬP HỌC PHÁI MẶC GIA TRUNG QUỐC

13-09-2021 11:41:17(GMT+08:00)
Chia sẻ:

Sảnh Hoa thân chào quý vị và các bạn đang theo dõi mục Hộp thư Thính Giả trên sóng và trực tuyến trên trang Đài phát thanh Quốc Tế Trung Quốc trong mỗi buổi phát đầu tiên vào tối thứ Hai hằng tuần. Chúc quý vị và các bạn an khang, cầu mong sinh hoạt tại một số tỉnh thành Việt Nam nhanh chóng dỡ bỏ phong tỏa giãn cách dịch COVID-19 để sinh hoạt đời sống của nhân dân nơi đó nhanh chóng trở lại bình thường, đặc biệt để các học sinh nhanh chóng tựu trường bước vào năm học mới.

Hiện nay, hầu hết các trường từ mẫu giáo đến đại học trên khắp các tỉnh thành Trung Quốc đều đã khai giảng năm học mới, giáo dục của Trung Quốc xưa nay đều coi trọng văn hóa truyền thống, thứ Năm tuần qua, 10/9, là Ngày Nhà giáo Trung Quốc, các học sinh đã bày tỏ tri ân của mình bằng nhiều hình thức nhưng theo một tôn chỉ là: Tôn sư trọng đạo, minh trí lập đức. Bất kể học sinh thuộc cấp bậc gì, trong sách giáo khoa lịch sử và ngữ văn đều có các bài hoặc nội dung về các nhà hiền triết cổ đại Trung Quốc.

Trong thời Xuân Thu Chiến Quốc trước triều đại nhà Tần, Trung Quốc xuất hiện 7 nhà tư tưởng vĩ đại sống, là những người có ảnh hưởng lâu dài xuyên suốt lịch sử Trung Hoa. 7 triết gia này là Khổng Tử, Mạnh Tử, Hàn Phi Tử, Trang Tử, Mặc Tử, Tuân Tử và Lão Tử.

Trong mục Hộp thư đêm nay, Sảnh Hoa xin giới thiệu với quý vị và các bạn:

MẶC TỬ—NGƯỜI SÁNG LẬP HỌC PHÁI MẶC GIA TRUNG QUỐC

MẶC TỬ—NGƯỜI SÁNG LẬP HỌC PHÁI MẶC GIA TRUNG QUỐC_fororder_f703738da97739122101c6dbf8198618367ae261

Mặc Tử, tên Cù, là người nước Lỗ thời Chiến Quốc, hoặc còn nói ông là người nước Tống, ông sinh rồi mất vào khoảng năm 468—376 trước công nguyên, Mặc Tử là người sáng lập học phái Mặc Gia.

Mặc Tử sinh ra trong một gia đình nghèo, ông là người có học luôn gần gũi với những người lao động chân tay làm nghề thủ công. Cho nên ông có tác phong coi trọng cần cù tiết kiệm, lao thân khổ trí. Mặc Tử rất chú trọng thực tiễn, ông rất giỏi về các công việc chế tác, nghề thợ mộc của ông nổi tiếng thiên hạ. Về học thuật, ban đầu Mặc Tử chịu sự ảnh hưởng của Khổng Tử, song về sau Mặc Tử dần dần đi con đường trái ngược với Khổng Tử và Nho gia, ông đã thành lập học phái Mặc gia đối lập với Nho gia. Thế là hai trường phái Nho gia và Mặc gia thường xuyên tranh luận phản bác nhau, và rồi mở màn cho một quá trình Trăm nhà đua tiếng trong thời Xuân Thu Chiến Quốc.

Vào thời Chiến Quốc và đầu thời nhà Hán, Khổng Tử và Mặc Tử là hai vị hiền triết thường được mọi người tôn kính xưng là đại sư, hai vị đều có rất nhiều tín đồ và nhiều người tôn sùng bởi đạo đức và tài trí của họ, hai vị đều được người đời kính trọng và ngưỡng mộ. Xét từ học thuật và thái độ đối với cuộc sống, thì trường phái Khổng Tử và trường phái Mặc Tử có sự bất đồng rất lớn. Khổng Tử là người ủng hộ chế độ truyền thống, còn Mặc Tử lại là người theo đuổi trật tự xã hội mới; Khổng Tử không từ chối sống trong cảnh an nhàn hưởng thụ, coi thường lao động, nhưng Mặc Tử lại hết sức tiết kiệm cần cù, là người sành về lao động chân tay, không nề vất vả.

MẶC TỬ—NGƯỜI SÁNG LẬP HỌC PHÁI MẶC GIA TRUNG QUỐC_fororder_src=http___08imgmini.eastday.com_mobile_20180922_20180922095313_a539b35d2549ec47004f4464823f76f0_1.jpeg&refer=http___08imgmini.eastday

Mặc Tử cho rằng, tất cả những đạo đức lễ giáo tập tục, mọi chế độ xã hội đều phải “Thiên hạ chi đại lợi”, nghĩa là phải có lợi cho thiên hạ, chứ không phải chỉ có lợi cho một giai cấp nào. Mặc Tử từ chối tư tưởng hưởng thụ xa xỉ, chống chiến tranh, phản đối hậu táng, phản đối chế độ thế tập và thế lộc cho giai cấp vương hầu quý tộc. Mặc Tử thiết tưởng cho một xã hội hợp lý, trong xã hội đó, mọi người tuyển chọn người tài giỏi có đạo đức nhất thiên hạ đứng ra làm Thiên tử, rồi thiên tử lại lựa chọn người tài ba làm phụ trợ cho mình, các nước, các nơi, các thôn cũng đều theo mô hình như vậy.

Mặc Tử sinh sau Khổng Tử, vào đúng thời kỳ Xuân Thu Chiến quốc giao nhau, đó là thời đại biến thiên của lịch sử. Chế độ chính trị thời nhà Chu hoàn toàn tan rã, về kinh tế, ngành nông nghiệp và thủ công nghiệp tương đối phát triển, ngành thương mại bắt đầu hưng thịnh, trước bối cảnh thời đại như vậy, Mặc Tử phản đối chế độ của nhà Chu và tuyên truyền “Hưng lợi trừ hại” có nghĩa là đề xướng những gì có lợi và loại trừ những gì có hại cho thiên hạ v.v.. Đây cũng chính là những đòi hỏi và phản ánh của tư tưởng thường dân.

Mặc Tử cho rằng, “Vi dân hưng lợi trừ hại”, chính là sứ mệnh của mình, ông đã phấn đấu không mệt mỏi cho ý tưởng này. Ông đi du thuyết các nước chư hầu, mưu cầu chấm dứt chiến tranh, xã hội bình yên, dân sinh ổn định. Hơn hai nghìn năm qua, vẫn luôn lưu truyền chuyện Mặc Tử tìm cách ngăn chặn nước Sở tấn công nước Tống. Chính vì vậy, trí tuệ, lòng kiên định và nghĩa cử dũng cảm của Mặc Tử đã được nhân dân muôn đời tôn kính. Về sau, những người con anh dũng hy sinh chống lại ngoại xâm, dũng cảm vì đại nghĩa cho công bằng đều đến từ tư tưởng Mặc gia.

MẶC TỬ—NGƯỜI SÁNG LẬP HỌC PHÁI MẶC GIA TRUNG QUỐC_fororder_src=http___5b0988e595225.cdn.sohucs.com_images_20200511_e9107777112f49828a77984934d38d23.jpeg&refer=http___5b0988e595225.cdn.sohucs

Năm 136 trước công nguyên, kể từ khi Hán Vũ Đế chỉ tôn sùng Nho thuật, sự ảnh hưởng của Mặc Tử trở nên yếu dần. Song cuốn “Mặc Tử ”, kết tinh tư tưởng của Mặc Gia đã được bảo tồn và lưu truyền cho đến ngày nay. Cuốn “Mặc Tử” là do những người theo đuổi Mặc Gia chỉnh sửa, sáng tác tập thể mà thành, tập trung quãng thời gian từ đầu thời Chiến Quốc cho đến cuối thời Chiến quốc, nội dung cuốn sách tương đối phức tạp. Trong đó, 24 thiên là “Thượng Hiền”, “Thượng đồng”, “Phi công”, “Kiêm ái” là những bài luận về phòng thủ phòng ngự của Mặc gia, cuốn “Canh trụ” v.v. đã ghi lại những ngôn luận và hành động của Mặc Tử và các đệ tử.

Trong cả hệ thống tư tưởng Mặc Gia, tư tưởng quân sự chiếm vị trí quan trọng. Tư tưởng quân sự trong cuốn “Mặc Tử” là học thuyết phòng ngự của bên yếu thế, người về sau gọi đây là “Mặc thủ”, trong đó có hai nội dung chủ yếu, đó là “Phi công”, tức là phản đối cuộc chiến tranh phi nghĩa tấn công cướp đoạt; và “Cứu thủ”, có nghĩa là ủng hộ cuộc chiến tranh chính nghĩa phòng thủ.

Mặc Tử từ ban đầu học tập Nho gia, cuối cùng không những xa rời thậm chí đi ngược lại với tư tưởng Nho gia, Mạnh Tử từ ban đầu học tập Mặc Tử, cuối cùng quay về với Nho gia. Tuy Mạnh Tử có nhiều ngôn luận công kích Mặc Gia, nhưng rất nhiều quan điểm của Mạnh Tử lại chịu sự ảnh hưởng sâu sắc của Mặc gia. đặc biệt là các quan điểm như “Xá thân vi nghĩa”, “Dân vi quý, quan vi khinh” v.v..

Các bạn thân mến, trên đây Sảnh Hoa vừa giới thiệu với quý vị và các bạn về Mặc Tử-Người sáng lập phái Mặc Gia thời cổ Trung Quốc, nếu bạn lỡ mất mốc giờ đón nghe trên sóng, mời bạn truy cập mục Hộp thư Ngọc Ánh trên tường Facebook để đón đọc và đón nghe trực tuyến vào bất cứ lúc nào và tại địa điểm nào.

Hộp thư kỳ này xin tạm khép lại tại đây, chúc các bạn an lành, vui khỏe, xin chào và tạm biệt các bạn.

 

 

 

Biên tập viên:Sảnh Hoa
Lựa chọn phương thức đăng nhập