Sảnh Hoa

TRANG TỬ—NHÀ TRIẾT HỌC CỔ ĐẠI NỔI TIẾNG TRUNG QUỐC

06-09-2021 10:31:38(GMT+08:00)
Chia sẻ:

Trước hết Sảnh Hoa xin chào quý vị và các bạn lời chào thân ái. Mong nội dung chuyên mục Hộp thư thính giả vào mỗi tối thứ Hai đầu tuần phát đều đặn trên sóng và trên mạng Đài phát thanh Quốc tế Trung Quốc mang lại cho quý vị và các bạn đang có mặt bên máy thu thanh hoặc đang theo dõi trực tuyến chương trình trên mạng những phút giây thư giãn và nhẹ nhõm, ngoài ra mong chương trình Hộp thư sẽ là ô cửa để các bạn tìm hiểu mọi mặt về đất nước và con người Trung Quốc, cũng như tìm hiểu về kinh tế, văn hóa, khoa học vv..Trung Quốc xưa nay.

TRANG TỬ—NHÀ TRIẾT HỌC CỔ ĐẠI NỔI TIẾNG TRUNG QUỐC_fororder_src=http___5b0988e595225.cdn.sohucs.com_q_70,c_zoom,w_640_images_20180907_bd1c6ae09f914154b7907869a19c82cf.jpeg&refer=http___5b0988e595225.cdn.sohucs

Theo đà tình hình dịch COVID-19 đã được kiểm soát rất có hiệu quả trên khắp cả nước, thì các trường học trên khắp các tỉnh thành Trung Quốc đã khai giảng tựu trường năm học mới vào ngày 1-9 như thường lệ, mặc dù cộng đồng giáo viên và học sinh vẫn cần đeo khẩu trang, giữ giãn cách nhất định theo bố trí yêu cầu để phòng dịch, nhưng không ảnh hưởng đến dạy và học của các trường.

TRANG TỬ—NHÀ TRIẾT HỌC CỔ ĐẠI NỔI TIẾNG TRUNG QUỐC_fororder_1127830728_16308853090841n

Mời quý vị và các bạn theo dõi tiếp mục Hộp thư thính giả trên sóng và trên mạng Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc do Sảnh Hoa thực hiện...

Các bạn thân mến, người Trung Quốc cho rằng, khái niệm về tầm ảnh hưởng to lớn thực sự của một ai đó, không phải vì họ có tiếng tăm lừng danh thiên hạ, hoặc người đó có sự đóng góp to lớn, lưu truyền rộng rãi, hoặc có sức ảnh hưởng đến bà con của một vùng miền nào đó, mà là cần xem người đó có thể làm thay đổi hay không hoặc thúc đẩy tiến trình lịch sử của Trung Quốc tăng tốc, ảnh hưởng đến phương hướng phát triển, kinh tế quốc dân và phương thức sinh hoạt, ngoài ra người đó có thể làm thay đổi nhân sinh quan, giá trị quan, tư tưởng quan, cũng như trạng thái tinh thần v.v.. Đây mới xứng đáng gọi là có tầm ảnh hưởng thật sự. Mà Trung Quốc cổ đại có nhiều nhà hiền triết, nhà chính trị, nhà quân sự, nhà văn nhà thơ nổi tiếng có tầm ảnh hưởng thật sự như vậy.

Trong chuyên mục Hộp thư thính giả hai tuần qua, Sảnh Hoa đã giới thiệu với quý vị và các bạn hai bậc vĩ nhân cổ đại Trung Quốc có tầm ảnh hưởng thật sự phù hợp với định nghĩa nói trên, đó là Khổng Tử và Lão Tử. Mà hễ nhắc đến Lão Tử thì người Trung Quốc lại thường liên tưởng đến Trang Tử. Vì sao vậy?

Sau đây Sảnh Hoa xin giới thiệu với quý vị và các bạn Trang Tử—Nhà Triết học cổ đại nổi tiếng Trung Quốc. Mong bài giới thiệu này sẽ là nội dung để giải đáp câu hỏi trên đây của mọi người.

Trang Tử họ Chu, (369—286 trước Công nguyên) là người Kỳ Mông nay thuộc Đông Bắc Thương Khưu tỉnh Hà Nam nước Tống thời Chiến Quốc cách đây hơn 2000 năm, ông là nhà Triết học nổi tiếng thời cổ Trung Quốc. Ông từng làm chức cai nhỏ quản lý vườn cây Sơn. Trang Tử theo đuổi tinh thần tự do, coi danh lợi và địa vị như rơm rác. Tề Vương mến mộ tiếng tăm Trang Tử, liền mang theo nhiều tiền của đến mời ông ra làm tướng, nhưng Trang Tử đáp rằng, thà vùng vẫy trong đầm nước bẩn còn hơn dưới sự gò bó của quyền uy. Thế là Trang Tử từ chối lời mời của Tề Vương.

TRANG TỬ—NHÀ TRIẾT HỌC CỔ ĐẠI NỔI TIẾNG TRUNG QUỐC_fororder_1

Cũng như Lão Tử, Trang Tử coi “Đạo” là gốc của vũ trụ, cho rằng Đạo tồn tại trong mọi sự vật, là gốc tích và căn cứ của sự tồn tại và biến hóa của muôn vật, coi trọng tự do và thuận theo tự nhiên, bất cứ sự vật gì cũng không phải là tuyệt đối, nếu nhìn từ góc độ khác nhau, thì sẽ có ý nghĩ khác nhau. Trang Tử nêu ra tư tưởng muôn vật nhất thể, cho rằng, tuy muôn vật đều muôn vẻ khác nhau, nhưng đều do tụ khí mà thành, đều cùng một thể. Xuất phát từ tư tưởng này, ông cho rằng sự khác biệt của muôn vật lớn bé hay to nhỏ, sống lâu hay chết yếu, chết hay sống, đúng hay sai v.v.. đều chỉ là tương đối, xét từ góc độ nhất thể, tất cả sự khác biệt đó đều là vô nghĩa.

Trang Tử bất mãn trước hiện thực xã hội lúc bấy giờ, ông miêu tả xã hội lúc bấy giờ “Phúc nhẹ hơn lông vũ, họa nặng hơn trái đất”. Cho nên ông chán ghét lối sống thế tục, theo đuổi tinh thần tự do vùng thoát sự gò bó. Những nhân vật thiêng liêng và chân thật trong tư tưởng phải là những người ăn gió nằm sương, ngao du giữa đất trời, không chịu có bất cứ sự gò bó nào, không dựa dẫm vào bất cứ ai. Ông theo đuổi một thế giới siêu phàm thoát tục, không bao giờ bận tâm với những điều phải trái, tốt xấu, vui buồn mà ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần, nên để cho tính bẩm sinh của con người có thể tự do phát triển; còn đối với ai chỉ đòi hỏi danh lợi, thì ông coi họ như chim sẻ sâu bọ, không biết trời cao đất dày, không có hoài bão lớn lao; ông coi sống và chết như hiện tượng đổi mùa Xuân Hạ Thu Đông của thiên nhiên, không biết sống vui, không biết chết xấu, ông thậm chí cho rằng, cái chết chính là sự giải thoát sự đời “mới là thật”, sau khi người vợ qua đời phải “đánh trống khua chiêng”; muốn đạt được đỉnh cao của tưởng đó, Trang Tử đưa ra biện pháp tu dưỡng là “Tâm chay”, tức trong lòng không nên có ý nghĩ vẩn đục, “Tọa vong”, tức ngôi ngay ngắn quên đi những gì không đáng nhớ.

Tư tưởng của Trang Tử bao hàm trí tuệ sâu sắc, có sự ảnh hưởng sâu sắc cho muôn đời sau. Ông nêu ra tư tưởng muôn vật một thể, đây là nhận thức tiến bộ đối với thế giới; còn tư tưởng chỉ dựa vào biện luận, căn cứ vào tiêu chuẩn chủ quan thì không thể phán đoán đúng hay sai, và quan điểm thế giới là vô hạn mà năng lực nhận thức của con người là có hạn, nêu ra hai vấn đề căn bản trong lĩnh vực nhận thức. Tuy Trang Tử vẫn chưa thể giải đáp một cách chính xác những vấn đề này, vẫn còn mang tính phiến diện, thậm chí chỉ đạt được kết luận sai lầm, song vấn đề mà Trang Tử nêu ra rất sâu sắc. Nhân sinh Triết học của Trang Tử tuy phiến diện và tiêu cực, nhưng lại mang ý nghĩa và có tác dụng để giải trừ sự phiền muộn của con người trong thời buổi loạn lạc và trắc trở, có thể khiến cho tâm lý con người trở nên cân bằng, có tác dụng bổ sung cho nhân sinh quan tích cực và hữu vi.

Tập “Trang Tử” phần lớn là những triết lý bằng những mẩu chuyện ngụ ngôn, lời văn rất mỹ miều, có giá trị văn học rất cao. Đọc tập “Trang Tử” có thể nâng cao trình độ văn học.

Tập “Trang Tử” là cuốn sách của học phái Trang Tử, là điển tịch quan trọng của Đạo gia. Hiện nay tập “Trang Tử ” còn lại 33 bài, chia làm bài trong, bài ngoài và bài tạp. Mọi người cho rằng, bài trong là do Trang Tử viết, còn bài ngoài và bài tạp là do học trò của Trang Tử sáng tác. 

Các bạn thân mến, trên đây Sảnh Hoa vừa giới thiệu với quý vị và các bạn về Trang Tử- Nhà Triết học cổ đại nổi tiếng Trung Quốc. Vào giờ này tuần sau, Sảnh Hoa xin giới thiệu với quý vị một Nhà hiền triết cổ đại khác cũng rất nổi tiếng của Trung Quốc, hoan nghênh quý các bạn đón nghe.

Hộp thư kỳ này xin tạm khép lại tại đây, xin chào và tạm biệt các bạn.

Biên tập viên:Sảnh Hoa
Lựa chọn phương thức đăng nhập