La Thành

#KểchuyệnTậpCậnBình Việc gì đã khiến Chủ tịch Tập Cận Bình cảm thấy “kinh ngạc”

16-08-2021 09:46:27(GMT+08:00)
Chia sẻ:

#KểchuyệnTậpCậnBình Việc gì đã khiến Chủ tịch Tập Cận Bình cảm thấy “kinh ngạc”_fororder_xiaoch20210816

Từ đầu năm đến nay, Chủ tịch Tập Cận Bình từng nhiều lần đi các nơi điều tra nghiên cứu, và thăm các cửa hàng, gian hàng, nhà máy, tìm hiểu tình hình ngành nghề đặc sắc của các nơi, “kê đơn thuốc” cho việc phát triển ngành nghề đặc sắc của địa phương.

#KểchuyệnTậpCậnBình Việc gì đã khiến Chủ tịch Tập Cận Bình cảm thấy “kinh ngạc”_fororder_xiaoch20210816a

Những năm gần đây, bún ốc ngửi thì “hôi”, ăn lại “thơm” rất được giới trẻ Trung Quốc yêu thích, trở thành “thực phẩm nổi tiếng trên mạng”. Việc này không tách rời với sự đóng góp của người dân Liễu Châu, Quảng Tây, họ đã thúc đẩy bún ốc phát triển thành ngành nghề lớn làm giàu.

Ngày 26/4, Chủ tịch Tập Cận Bình đến khu tập trung sản xuất bún ốc ở Liễu Châu, Quảng Tây, tìm hiểu tình hình phát triển của “thực phẩm nổi tiếng trên mạng” này. “Thức ăn nhẹ có tâm hồn lớn, con ốc nhỏ có thị trường rộng”. Trước cửa gian hàng trưng bày sản phẩm, câu thơ ca ngợi bún ốc này đã thu hút ánh mắt của Chủ tịch Tập Cận Bình. Câu thơ này không chỉ thể hiện đặc sắc của bún ốc, mà còn thể hiện triển vọng lớn của người dân Liễu Châu phát triển ngành bún ốc mạnh mẽ hơn nữa.

#KểchuyệnTậpCậnBình Việc gì đã khiến Chủ tịch Tập Cận Bình cảm thấy “kinh ngạc”_fororder_xiaoch20210816b

Trước đây, bún ốc chỉ là món ăn đặc sắc địa phương Quảng Tây bởi lưu giữ và vận chuyển khó khăn. Nhưng những năm qua, Liễu Châu đẩy nhanh ngành nghề hóa, quy mô hóa, thương hiệu hóa bún ốc, đưa món ngon đặc sắc địa phương đi ra nước Trung Quốc thông qua sản xuất tiêu chuẩn hóa. Bún ốc nho nhỏ này tổng cộng tạo hơn 300 nghìn việc làm, thúc đẩy khoảng 5000 hộ gia đình nghèo khó, 28 nghìn người thực hiện thoát nghèo và tăng thu nhập.

Chủ tịch Tập Cận Bình ca ngợi rằng: “Thật khiến mọi người kinh ngạc, bún ốc nho nhỏ này có thể phát triển thành ngành nghề với quy mô lớn như vậy, không dễ có được, nên nghiên cứu và tổng kết tốt”.

Ngày 7/6, Chủ tịch Tập Cận Bình đến Công ty Trách nhiệm hữu hạn Tập đoàn thảm Thánh Nguyên, khảo sát thực tế thảm Tây Tạng xuống cao nguyên, hướng ra thế giới như thế nào. Thảm Tây Tạng sản xuất ở Thanh Hải với họa tiết tinh tế và sang trọng, dệt thêu độc đáo, đặc sắc dân tộc nồng thắm, cùng thảm Ba Tư, thảm Phương Đông được xem là một trong ba loại thảm nổi tiếng thế giới.

Trong thời gian khảo sát, Chủ tịch Tập Cận Bình trao đổi với người phụ trách của doanh nghiệp, tìm hiểu tình hình nguyên liệu, thị trường, giá trị sản lượng v.v. Trong nhà máy, Chủ tịch Tập Cận Bình còn trò chuyện với ông Dương Vĩnh Lương, người kế thừa văn hóa di sản phi vật thể thảm Tây Tạng sản xuất ở thôn Gia Nha, Chủ tịch khích lệ ông Lương rằng: “Tay nghề của bạn rất quý báu, rất có ý nghĩa, nhất định phải kế thừa và tôn vinh tốt”.

#KểchuyệnTậpCậnBình Việc gì đã khiến Chủ tịch Tập Cận Bình cảm thấy “kinh ngạc”_fororder_xiaoch20210816c

Tuyệt đại đa số nhân viên trong công ty này đều là cư dân địa phương, nhiều nhân viên là phụ nữ gia đình ở gần công ty, sau 3-5 năm được doanh nghiệp đào tạo, thực tiễn sản xuất, các chị em phụ nữ sẽ trưởng thành và trở thành người thợ giỏi, tiền lương trung bình đạt 4000-5000 Nhân dân tệ/tháng. Việc dệt thêu thảm Tây Tạng kết hợp với xóa nghèo bằng ngành nghề không những có thể giúp người dân chăn nuôi tăng thu nhập ổn định và bền vững, giải quyết vấn đề khó khăn tìm việc làm của người dân chăn nuôi địa phương, mà còn mở rộng cộng đồng người kế thừa nghề dệt thêu thảm Tây Tạng, tăng cường sức bền bỉ trong việc kế thừa truyền thống văn hóa dân tộc.

Sau khi tham quan, Chủ tịch Tập Cận Bình cho biết: “Nghề dệt thêu thảm Tây Tạng là ngành nghề phù hợp thực tế của tỉnh Thanh Hải, đóng vai trò trong việc xóa nghèo làm giàu, thúc đẩy chấn hưng thôn làng, còn đóng vai trò trong việc tăng cường đoàn kết dân tộc”.

Mộc nhĩ của huyện Tạc Thủy, hoa hiên vàng của thành phố Đại Đồng, hoa nguyệt quế của thành phố Nam Dương...là các đặc sản được Chủ tịch Tập Cận Bình quan tâm khi khảo sát ngành nghề đặc sắc ở các địa phương trong những năm qua. Các ngành nghề đặc sắc dựa vào tài nguyên địa phương, giải quyết vấn đề tạo việc làm và làm giàu cho người dân địa phương thông qua phát triển ngành nghề. Các ngành nghề đặc sắc liên quan đến an sinh xã hội. Đúng như Chủ tịch Tập Cận Bình nhấn mạnh, các ngành nghề là cơ sở trong việc phát triển, các ngành nghề phát triển thịnh vượng, thu nhập của bà con mới có thể tăng trưởng ổn định.

Biên tập viên:La Thành
Lựa chọn phương thức đăng nhập