La Thành

Đồng chí Tập Cận Bình đã quan tâm việc lớn này trong hàng chục năm qua

23-07-2021 09:22:16(GMT+08:00)
Chia sẻ:

Đồng chí Tập Cận Bình đã quan tâm việc lớn này trong hàng chục năm qua_fororder_yic20210723

Đồng chí Tập Cận Bình đã quan tâm việc lớn này trong hàng chục năm qua_fororder_yic20210723b

Kỳ họp lần thứ 44 Ủy ban Di sản thế giới đang diễn ra tại thành phố Phúc Châu, tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc. Bảo vệ di sản thiên nhiên và văn hóa là việc lớn luôn được đồng chí Tập Cận Bình quan tâm.

Thập niên 80 thế kỷ trước, khi đồng chí Tập Cận Bình nhậm chức ở huyện Chính Định, tỉnh Hà Bắc, huyện này có 9 cổ vật cấp quốc gia, rất hiếm có trong tất cả các huyện ở Trung Quốc. Huyện Chính Định được mệnh danh là “văn hóa không bị cắt đứt trong 9 triều đại”. Lúc đó, đối với hiện tượng bất cập trong việc bảo vệ cổ vật, đồng chí Tập Cận Bình từng phê bình nghiêm túc các đồng chí phụ trách liên quan rằng: “Nếu không bảo vệ tốt các cổ vật, chúng ta sẽ là người có tội, phụ lòng thế hệ sau”.

Đồng chí Tập Cận Bình nghĩ đến phải tìm một người đứng đầu trong hệ thống văn hóa. Cuối cùng, đồng chí tìm đến ông Giả Đại Sơn, người sinh ra và lớn lên ở huyện Chính Định và am hiểu lịch sử Chính Định. Năm 1983, được sự tiến cử của đồng chí Tập Cận Bình, huyện Chính Định đã phá lệ về nhân sĩ không phải Đảng viên Cộng sản không được giữ chức chủ quản, ông Giả Đại Sơn được bổ nhiệm Trưởng Phòng Văn hóa huyện Chính Định.

Đồng chí Tập Cận Bình về sau nhớ lại: “Trong nhiệm kỳ, ông Đại Sơn đã dốc hết sức vào việc phát triển sự nghiệp văn hóa Chính Định và nghiên cứu, bảo vệ, trùng tu, khai quật, cứu vãn các cổ vật”.

Hiện nay, người dân địa phương có câu nói: Huyện Chính Định “có thành lầu để leo, có tháp chùa để ngắm, có quê hương để nhớ”.

Ngôi nhà cũ của liệt sĩ cách mạng Lâm Giác Dân ngay trong khu phố sầm uất ở thành phố Phúc Châu. Năm 1982, ngôi nhà này được xác định là đơn vị bảo vệ cổ vật thành phố Phúc Châu.

Năm 1989, ban ngành liên quan của thành phố Phúc Châu cho phép một công ty bất động sản tháo dỡ một phần kiến trúc trong ngôi nhà cũ của liệt sĩ Lâm Giác Dân, dự định xây nhà chung cư thương mại. Trên tấm biển bảo vệ cổ vật có viết chữ “tháo dỡ” rất chói mắt.

Thấy tình hình như vậy, Ủy viên Chính hiệp thành phố Phúc Châu Trương Truyền Hưng đã ngay lập tức viết thư gửi đồng chí Tập Cận Bình vừa giữ chức Bí thư Thành ủy không bao lâu, ông Hưng còn đăng bài trên báo nhan đề: “Các ngôi nhà cũ của ông Lâm Giác Dân, bà Tạ Băng Tâm không được tháo dỡ nữa”. Bàí viết cho biết: “Cách làm bất chấp ảnh hưởng xã hội như vậy, thật khiến mọi người thất vọng”.

Sau khi đọc thư của ông Hưng, đồng chí Tập Cận Bình lập tức chỉ thị Ban Quản lý Văn hóa thành phố Phúc Châu xác minh, yêu cầu các ban ngành liên quan tạm dừng việc tháo dỡ. Tháng 3/1991, đồng chí Tập Cận Bình chủ trì cuộc họp tại hiện trường ngôi nhà cũ của liệt sĩ Lâm Giác Dân.

Tại ngôi nhà cũ của liệt sĩ Lâm Giác Dân, đồng chí Tập Cận Bình hỏi ông Hoàng Khởi Quyền, Giám đốc Bảo tàng thành phố Phúc Châu lúc đó: “Ông Quyền, đây có đúng là ngôi nhà cũ của ông Lâm Giác Dân không?”

“Đúng vậy, nơi chúng ta đang đứng là sảnh nhà cũ của ông Lâm Giác Dân”.

Đồng chí Tập Cận Bình nói một cách kiên quyết rằng: “Vậy chúng ta quyết định sẽ giữ lại ngôi nhà này, và tiến hành tu sửa”.

Trong thời gian làm việc ở tỉnh Phúc Kiến, đồng chí Tập Cận Bình còn chủ trì công tác cứu vãn và bảo vệ các khu di sản văn hóa như ngôi nhà cũ của Lâm Tắc Từ, Động Vạn Thọ, được gọi là “di chỉ Chu Khẩu Điếm ở miền Nam” v.v.

Đồng chí Tập Cận Bình đã quan tâm việc lớn này trong hàng chục năm qua_fororder_yic20210723a

Di chỉ thành cổ Lương Chử (từ 3300 đến 2300 năm trước Công nguyên) là trung tâm quyền lực và tín ngưỡng quốc gia thời kỳ đầu mang tính khu vực ven bờ Thái Hồ, hạ du sông Trường Giang. Các nhà khảo cổ phát hiện, cách đây khoảng 5000 năm trước, tổ tiên Lương Chử đã bắt đầu sử dụng chữ viết, các ký hiệu khắc họa này đã đẩy văn hóa chữ viết Trung Quốc lên trước hơn 1000 năm.

Đồng chí Tập Cận Bình luôn quan tâm tình hình bảo vệ Di chỉ thành cổ Lương Chử. Tháng 7/2003, khi nghiên cứu điều tra ở Di chỉ thành cổ Lương Chử, ngày hôm sau được biết việc khó đóng cửa 6 nhà máy khai thác đá ở huyện Đức Thanh, thành phố Hồ Châu đã ảnh hưởng đến an toàn của Di chỉ, đồng chí Tập Cận Bình đi nghiên cứu khảo sát Hồ Châu. 6 nhà máy đó đã nhanh chóng đóng cửa.

Trong thời gian công tác ở tỉnh Chiết Giang, đồng chí Tập Cận Bình chỉ rõ: “Di chỉ thành cổ Lương Chử là thánh địa chứng minh lịch sử văn minh 5000 năm của dân tộc Trung Hoa, là tài sản quý báu và hiếm có, chúng ta phải bảo vệ tốt”.

Tháng 7/2019, Kỳ họp lần thứ 43 Ủy ban Di sản thế giới tuyên bố, Di chỉ thành cổ Lương Chử Trung Quốc được đưa vào danh sách di sản văn hóa thế giới.

Biên tập viên:La Thành
Lựa chọn phương thức đăng nhập