Kiều Quân
Sunday, 27  Jul

Tự cường bất tức, nhật nhật tân

28-05-2021 14:58:26(GMT+08:00)
Chia sẻ:

Tự cường bất tức, nhật nhật tân_fororder_CCTV-0013416

Những ngày qua, nhiều cư dân mạng Việt Nam đồng loạt tưởng nhớ Viện sĩ Viên Long Bình bằng nhiều hình thức, trong lời lưu ký của mọi người tràn đầy tình cảm ơn, kính mến và thương tiếc Viện sĩ Viên Long Bình. Viện sĩ Viên Long Bình có tinh thần đạo đức cao cả, cả đời ông đều thực hiện tinh thần sáng tạo không ngừng vươn lên, được cộng đồng quốc tế kính trọng.

Cổ ngữ Trung Quốc có câu: “Thiên hành kiện, quân tử dĩ tự cường bất tức”, có nghĩa là: Sự vận chuyển của trời đất không lúc nào nghỉ, người quân tử cũng theo trời mà tự cường không nghỉ, không ngừng vươn lên, giành được tiến triển mới. Tinh thần này được người Trung Quốc truyền từ đời này sang đời khác cho đến nay. Tháng 3/2018, Chủ tịch Tập Cận Bình nêu rõ, đúng như tổ tiên ta nói, cần nhật nhật tân, tự cường bất tức. Có nghĩa là ngày nào cũng có cái mới, không ngừng vươn lên.

Tự cường bất tức, nhật nhật tân_fororder_CCTV-0013419.JPG

Năm 2020, Viện sĩ Viên Long Bình đã 90 tuổi thay mặt các nhà khoa học viết thư tới Chủ tịch Tập Cận Bình, thể hiện quyết tâm kiến công lập nghiệp trong thực tiễn sáng tạo và lập nghiệp trong thời đại mới. “Tự cường bất tức, nhật nhật tân”, cả đời Viện sĩ Viên Long Bình đã thể hiện một cách sinh động câu nói này.

Thập niên 60 thế kỷ trước, việc thiếu hụt lương thực là vấn đề hiện thực mà Trung Quốc phải đối mặt. Để giải quyết vấn đề cơm ăn của đông đảo người dân, ông Viên Long Bình giảng dạy tại trường Nông nghiệp An Giang tỉnh Hồ Nam đã triển khai việc tạo giống lúa mới.

Tự cường bất tức, nhật nhật tân_fororder_CCTV-0013417

Tháng 7/1960, trên ruộng thí nghiệm của trường, ông Viên Long Bình tình cờ phát hiện một cây lúa gạo đặc biệt. Sau khi trồng đã phát hiện thế hệ sau của cây lúa này có những đặc tính khác nhau. Lúa tự thụ phấn và không có sự phân li về tính chất và trạng thái, ông suy ra đó là lúa lai tự nhiên. Ông đã lấy phấn hoa giống lúa này thụ với phấn hoa giống khác để tạo ra giống lai.

Thời điểm đó, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng khả năng lai tạo tự nhiên của lúa gạo chỉ là một phần nghìn, có cơ hội rất nhỏ. Dù vậy, theo tính toán của ông Viên Long Bình, một khi việc lai tạo thành công, năng suất giống lúa này có thể tăng gấp đôi.

Năm 1973, bằng phương pháp "ba dòng" (gồm dòng đực bất thụ, dòng duy trì và dòng phục chế), cho sản lượng lúa tăng gấp đôi. Sự kiện này đã đánh dấu một bước đột phá lớn trong nghiên cứu ưu thế lai cây lúa ở Trung Quốc. Từ phương pháp lai ba dòng, ông Viên Long Bình đã cải tiến phương pháp lai, giúp quy trình lai tạo được rút ngắn, sản lượng không ngừng được nâng cao. Trong hơn 20 năm qua, ông đã lãnh đạo nghiên cứu và trồng các giống lúa siêu lai, sản lượng lên tới 15 tấn/ha.

Tự cường bất tức, nhật nhật tân_fororder_CCTV-0013418

Năm 2018, Chủ tịch Tập Cận Bình tham dự Hội nghị Viện sĩ Viện Công trình quốc gia Trung Quốc đã dẫn một điển tích: “Diệc dư tâm chi sở thiện hề, tuy cửu tử kỳ do vị hối.” Hai câu thơ này xuất xứ từ “Sở Từ” của Khuất Nguyên, có nghĩa là: “Tôi muốn theo đuổi lý tưởng, dù là hiến dâng tính mạng quý báu của tôi cũng không hối tiếc”.

Ngày 23/5, Chủ tịch Tập Cận Bình đánh giá cao những đóng góp to lớn của Viện sĩ Viên Long Bình trong sáng tạo khoa học nông nghiệp, phát triển lương thực thế giới, nhấn mạnh cách tốt nhất tưởng nhớ Viện sĩ Viên Long Bình là học tập tinh thần hành động mạnh dạn sáng tạo và phẩm chất cao cả chất phác của ông, lấy việc cống hiến cho Tổ quốc và nhân dân làm mục tiêu, cả đời thâm canh trên đồng ruộng, viết luận văn khoa học vững chắc trên vùng đất của Tổ quốc.

Biên tập viên:Kiều Quân
Lựa chọn phương thức đăng nhập