Vũ Minh

Vài nét về tết cổ truyền của Trung Quốc

02-02-2021 14:01:40(GMT+08:00)
Chia sẻ:

Vài nét về tết cổ truyền của Trung Quốc_fororder_src=http___n.sinaimg.cn_translate_w1080h675_20180206_7k3b-fyrhcqz2014521&refer=http___n.sinaimg

Đầu năm âm lịch Trung Quốc gọi là Tết Xuân , là ngày tết cổ truyền long trọng nhất của nhân dân Trung Quốc , tượng trưng cho đoàn kết , thịnh vượng , là ngày tết mà mọi người gửi gắm hy vọng vào tương lai .Theo ghi chép của sử sách , tập tục ăn tết của người dân Trung Quốc đã có hơn 4000 năm lịch sử , Tết cổ truyền là do vua Ngu Thuấn khởi xướng. Trong một ngày cách đây hơn 2000 năm công nguyên , vua Thuấn tức Thiên Tử dẫn dắt các các bộ hạ đi cúng trời đất .Thế là người ta đã lấy ngày đó làm ngày đầu tiên của năm , tức mồng một tháng giêng . Được biết chính đó là cội nguồn của năm mới âm lịch , sau đó được gọi là Tết Xuân . Ngày xưa Tết Xuân cũng gọi là tết Nguyên Đán . Còn cả tháng diễn ra Tết Xuân thì được gọi là Nguyên Nguyệt .

Vài nét về tết cổ truyền của Trung Quốc_fororder_54066f476d774eafb542bca987a39a13

Song Tết Nguyên Đán của các triều đại Trung Quốc không thống nhất với nhau . Đời Hạ lấy Nguyên Nguyệt Mạnh Xuân làm tháng giêng , Đời Thương lấy tháng chạp làm tháng giêng , sau khi Tần Thủy Hoàng thống nhất sáu nước đã lấy tháng 10 làm tháng giêng , thời kỳ đầu của Đời Hán vẫn áp dụng lịch Đời Tần . Vua Hán Vũ ra lệnh các đại thần tạo ra "Lịch Thái Dương " , quy định lấy tháng giêng âm lịch làm đầu năm , mồng một tháng giêng là ngày đầu tiên của một năm , đó tức là Nguyên Đán . Sau đó Trung Quốc luôn luôn áp dụng biện pháp kỷ niên bằng lịch của Đời Hạ cho đến những năm cuối Đời Thanh, tổng cộng sử dụng trong suốt 2080 năm. Lịch của Đời Hạ còn gọi là âm lịch hoặc nông lịch .

Vài nét về tết cổ truyền của Trung Quốc

Ngày 27 tháng 9 năm 1949 , phiên họp toàn thể đầu tiên của Hội nghị Hiệp thương chính trị nhân dân Trung Quốc (Chính Hiệp ) quyết định , sau khi thành lập Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa sẽ đồng thời áp dụng cách tính kỷ niên công nguyên thông dụng của quốc tế .Để phân biệt "Tết " dương lịch với Tết âm lịch , đồng thời cũng xét đến tết "Lập Xuân " trong 24 tết âm lịch thường thường xuất hiện trước hoặc sau Tết cổ truyền , cho nên Trung Quốc lấy ngày 1 tháng 1 dương lịch là "Tết Dương Lịch" , gọi mồng một tháng giêng âm lịch là "Tết Xuân " .

Vài nét về tết cổ truyền của Trung Quốc_fororder_01d57256b1681e6ac7256cb0e6ba9c@1280w_1l_2o_100sh

Những ngày giáp Tết cổ truyền , mọi người háo hức mua sắm hàng tết , đêm giao thừa, cả gia đình sum họp bên nhau cùng ăn bữa cơm đoàn tụ thân mật , rồi dán tranh Tết và Câu đối đỏ để đón chào một năm mới .

Kể từ ngày thành lập Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa , hoạt động chào mừng tết trở nên càng thêm phong phú đa dạng , không những giữ lại tập tục dân gian ngày xưa , loại bỏ một số hoạt động mê tín dị đoan mang mầu sắc thời phong kiến , mà còn tăng thêm rất nhiều nội dung mới . Khiến Tết cổ truyền đậm đà hơi thở của thời đại mới .

Vài nét về tết cổ truyền của Trung Quốc_fororder_01a8ba56b165bd32f875520fc10cec@1280w_1l_0o_100sh

Trung Quốc là một nước gồm nhiều dân tộc , hình thức ăn mừng Tết cổ truyền của các dân tộc không hoàn toàn giống nhau . Trong đó tập tục mừng tết của các dân tộc Hán , Mãn và Triều Tiên gần như nhau , cả gia đình đoàn tụ , ăn "Bánh Bột Nếp" và "Sủi Cảo " cùng rất nhiều món nữa , đồng thời treo đèn kết hoa , đốt pháo và cầu chúc cho nhau . Các hoạt động đón mừng Tết cổ truyền diễn ra hết sức phong phú , tại một số nơi người ta vẫn tổ chức hoạt động cúng tổ tế thần , để cầu mong một năm mới mưa thuận gió hòa , an khang thịnh vượng , bội thu được mùa .

Biên tập viên:Vũ Minh
Lựa chọn phương thức đăng nhập