Giáo sư Trần Cương
Mới đây, nhân vật đứng đầu bộ môn truyền nhiệt quốc tế, Viện sĩ Viện Công nghệ Mỹ, Giáo sư MIT Trần Cương bị Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) bắt giữ, tờ “Thời báo Niu Oóc” ngày 27/1 đưa tin ông Trần Cương hiện đã được bảo lãnh.
Theo FBI, chứng cứ bắt giữ là từ năm 2012, là Trưởng khoa công trình cơ giới MIT, người Mỹ gốc Hoa Trần Cương đảm nhiệm nhiều chức vụ tại Trung Quốc, mục đích là nhằm thúc đẩy sự phát triển khoa học-công nghệ của Trung Quốc thông qua cung cấp kiến nghị và kiến thức chuyên môn, và được trả thù lao.
Giám đốc MIT
Vụ việc này thu hút sự quan tâm cao độ của giới học thuật Trung Quốc và Mỹ. Ngay trong ngày được tin ông Trần Cương bị bắt, chuyên gia sinh học nổi tiếng Trung Quốc Nhiêu Nghị đã dẫn đầu giới học thuật phản công, cho rằng “FBI bắt giữ giáo sư Trần Cương là hành vi phân biệt chủng tộc điển hình”; ngày 26/1, Giám đốc và hơn 160 giảng viên, viên chức Học viện MIT cũng ký thư ngỏ lên tiếng ủng hộ giáo sư Trần Cương. Giáo sư Đại học Seton Hall (SHU) Maggie Reeve trong một bài viết cũng chỉ trích hành vi của Mỹ, bà cho rằng vụ án giáo sư Trần Cương đã nêu bật vấn đề chính của “Sáng kiến Trung Quốc” do Bộ Tư pháp Mỹ khởi xướng, tức quá nhấn mạnh an ninh và thiên kiến quốc gia (Chương trình “Sáng kiến Trung Quốc” khởi xướng từ tháng 11/2018 nhằm loại trừ tận gốc những học giả nghiên cứu Mỹ giao công nghệ nhạy cảm cho Trung Quốc).
Những năm qua, là một phần trong cuộc chiến khoa học-công nghệ và nhân tài nhằm vào Trung Quốc, Mỹ luôn áp dụng hành động đối với các học giả và nhà khoa học Trung Quốc cũng như học giả và nhà khoa học gốc Hoa tiến hành giao lưu và hợp tác với Trung Quốc. Những hành động này tất nhiên sẽ khiến Trung Quốc bị thiệt hại, nhưng phía bị tổn thương cuối cùng chắn chắn là bản thân nước Mỹ giậm chân tại chỗ. Cùng với sự ra đi của các nhà khoa học gốc Hoa nhất định còn có khoa học và sáng tạo.